Hình ảnh người dân “đánh cược mạng sống” khi mưa lũ cuốn trôi cầu tạm
Sau những ngày mưa lớn kéo dài, cầu tạm bắc qua suối trên đường vào thôn Sủng Hoảng 2 (Bát Xát, Lào Cai) bị nước lũ cuốn trôi. Nước lũ dâng cao, thôn bị cách ly với thế giới bên ngoài, để ra vào được thôn, cách duy nhất là người dân phải đánh cược mạng sống, liều mình lội suối.
Để vào thôn Sủng Hoảng 2 phải đi qua con suối Phìn Ngan. Hiện chưa có cầu bắc qua suối, cầu tạm là những ống cống được đặt nối tiếp nhau, giúp người dân qua suối trong những ngày nước cạn. Vào ngày nước lớn, cầu tạm có cũng như không.
Những ngày qua, cầu tạm bị cuốn trôi, người dân muốn ra vào thôn phải bơi qua dòng nước chảy xiết, rất nguy hiểm.
Cầu tạm là những ống cống đã bị mưa lũ cuốn trôi.
Hiện 35 hộ dân với gần 180 nhân khẩu của thôn Sủng Hoảng 2 gần như tách biệt với phần còn lại của trung tâm xã Phìn Ngan (Bát Xát).
Theo Trưởng thôn Chảo Láo Khờ, thôn Sủng Hoảng 2 (mới) là thôn được cắm tái định cư sau trận lũ quét lịch sử năm 2016. Đây là nơi ở mới của bà con nhưng ruộng vườn, đất canh tác vẫn ở nơi cũ.
Từ ngày ra nơi ở mới, bà con gặp nhiều khó khăn như phải vay tiền ngân hàng làm nhà, mỗi hộ vay trung bình 50 triệu đồng với lãi suất 400 nghìn/tháng. Ở nơi mới bà con không thể nuôi lợn, gà vì diện tích đất không có, đến rau cũng phải đi mua. Ở đây lại không có củi, phải đun nấu bằng bếp gas rất tốn kém.
Nước sạch không có, mỗi ngày đi làm lại phải đổ 1 lít xăng để chạy xe về nơi cũ sản xuất. Cuộc sống vốn đã vô vàn khó khăn, nay việc đi lại lại gần như “tê liệt”, bà con mong mỏi sớm có cầu kiên cố bắc qua suối.
Hình ảnh bà con đánh cược mạng sống lội suối đi làm, đi học, được PV Dân trí ghi lại ngày 30/6:
Video đang HOT
Trẻ em mỗi khi thả trâu lại phải lội qua suối. Vì khu tái định cư không có cỏ cho trâu ăn nên người dân bắt buộc phải cho trâu lội sang bờ bên kia ăn cỏ.
Suối Phìn Ngan thường nước chảy rất xiết, phải rất có “kinh nghiệm” và hiểu từng đoạn suối người dân mới có thể lội qua an toàn.
Anh Tẩn Cáu Sinh cõng vợ con sang trung tâm xã để đi khám bệnh cho con.
Người dân cho biết, ngày nào họ cũng lội qua suối từ 2-4 lần. Mực nước trung bình sâu khoảng 70cm, có nơi sâu 1 mét, nước chảy rất xiết và có nhiều đá trơn dưới lòng suối.
Đàn ông qua suối đã khó khăn…
… với phụ nữ là cả một thử thách hiểm nguy.
Thôn tái định được làm trên một quả đồi cao để tránh lũ nhưng lại bất tiện cho dân khi đất canh tác bị hạn chế. Ở đây không có nước sạch, nước sinh hoạt được mua với giá 100 nghìn đồng một téc.
Cây cầu nối thôn Sủng Hoảng (mới) với trung tâm xã Phìn Ngan (Bát Xát) đang được xây dựng để phục vụ người dân đi lại.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Dựng lại cầu phao của "kỹ sư hai lúa" bị lũ cuốn
Sau hơn 3 tháng làm lại, cây cầu phao của "kỹ sư chân đất" Lê Tất Dũng đã hoàn tất để người dân làm đồng đi lại dễ dàng. Ai cũng vui mừng sau mấy tháng đứt cầu vì mưa lũ, nay nông sản của bà con đã được thông đường vận chuyển.
Ngày 11/3, có mặt tại cây cầu phao vừa được sửa chữa xong, PV Dân trí chứng kiến từng đoàn xe máy của bà con nông dân xã Đại An (huyện Đại Lộc) chở hàng nông sản thu hoạch từ cánh đồng Phú Lộc trở về nhà dễ dàng.
Người dân chở nông sản đi lại trên chiếc cầu phao an toàn
Nhấp chén chè nóng bên đầu cầu, nông dân Ngô Văn Năm vừa chở một xe máy thuốc lá mới thu hoạch xong ở cánh đồng Phú Lộc về nhà; quệt mồ hôi lấm tấm trên trán, ông nói: "Nói thiệt chứ nếu không có cây cầu phao của anh Dũng đây, chúng tôi vất vả lắm. Không có cầu, chúng tôi phải chèo ghe đưa từng bao phân và giống qua bên kia sông. Thời gian này thu hoạch mùa vụ nếu không có cầu chúng tôi không biết phải vận chuyển hàng nông sản về như thế nào".
Mỗi ngày hàng chục lượt người dân ở xã Đại An đi qua cầu phao để làm đồng
Ông Năm cũng như hàng chục nông dân khác bên này sông Vu Gia nhưng đồng ruộng lại ở bên kia sông. Hàng ngày, hàng chục người đi qua sông Vu Gia để làm đồng. Vốn cảnh qua sông phải lụy đò, từ khi có cây cầu phao của kỹ sư chân đất Lê Tất Dũng, việc đi lại của người dân địa phương dễ dàng hơn rất nhiều.
Cuối năm vừa qua, những trận mưa lũ liên tiếp làm nước sông Vu Gia dâng cao đã cuốn cây cầu phao này. Cuối năm 2016, PV Dân trí đã đến nơi chứng kiến ông Lê Tất Dũng đang tiến hành sửa chữa lại cây cầu.
Ông Lê Tất Dũng vừa hoàn thành việc sửa chữa cây cầu phao cho bà con
Trao đổi với PV lúc đó, ông Dũng cho biết thời gian sửa chữa khoảng 1 tuần với kinh phí khoảng trên 50 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế việc sửa chữa phải đến 3 tháng sau mới hoàn thành với số tiền khoảng 75 triệu đồng.
Ông Dũng cho hay, lúc đầu khi cầu phao vừa trôi, ông tính chỉ sửa chữa lại với kinh phí khoảng 50 triệu đồng nhưng trong quá trình làm, nhận thấy sắt đã mục, các phao bị hỏng nên ông buộc phải làm mới lại cho bà con đi; do đó thời gian kéo dài đến hơn 3 tháng và kinh phí cũng bị đội lên.
"Tôi không có tiền mua vật tư làm nhưng có người quen nên mua chịu cũng được, còn công cán thì một mình tôi làm ngày làm đêm vì thuê người thì không có tiền trả lương. Nhiều lúc tôi làm quên trưa, quên tối, quên cả ăn để kịp phục vụ cho bà con trong mùa vụ" - ông Dũng chia sẻ.
"Kỹ sư hai lúa" kể lại chuyển sửa cây cầu phao bị lũ cuốn
Nông dân Ngô Văn Năm cũng chia sẻ: "Nhiều lúc đi ngang qua thấy chú Dũng làm ngày làm đêm mà thương chú quá. Chú cũng vì lo cho đường đi cho bà con mà vất vả, ai ở đây cũng nể chú".
Ông Lê Tất Dũng cho biết, cuối năm ngoái, khi Báo Dân trí đăng bài về cây cầu bị lũ cuốn, sau đó có một tổ chức từ thiện ở TPHCM có về xem xét, đo đạc và hứa xây dựng cho bà con ở đây cây cầu bê tông. "Họ về khảo sát đo đạc hai lần rồi, hy vọng họ sẽ sớm hoàn thành cây cầu để phục vụ bà con. Có cầu bê tông cũng tốt vì cầu phao của tôi mưa lũ bị cuốn trôi hoài, làm lại cũng tốn kém", ông Dũng nói.
Trao đổi với PV Dân trí về chiếc cầu phao này, ông Đỗ Văn Hòa - Chủ tịch xã Đại An (huyện Đại Lộc) - cho biết, việc ông Dũng sửa chữa lại cây cầu phao rất thuận lợi cho bà con, phục vụ cho bà con đi lại rất an toàn. "Để tạo điều kiện cho ông Dũng sửa chữa lại cầu, xã đã đề nghị huyện hỗ trợ kinh phí", ông Hòa nói.
Ông Dũng cho biết, huyện Đại Lộc có hứa hỗ trợ 40 triệu để ông làm lại cầu nhưng đến nay, khi cầu đã làm xong, khoản kinh phí đo ông vẫn chưa được nhận. Do đó, ông rất mong huyện sớm hỗ trợ để ông thanh toán tiền vật tư.
Công Bính
Theo Dantri
Thấp thỏm chờ tan bão số 10 để làm cầu cho dân đi dịp Tết 15 năm làm cầu cho dân đi, sau mỗi lần cầu bị lũ cuốn, ông Thuận lại làm lại, có năm 2-3 lần làm cầu như thế. Mưa lũ chưa lúc nào "cuốn đứt" mong ước "nối đôi bờ vui" của người đàn ông này. 15 năm qua, ông Nguyễn Xuân Thuận làm cầu gỗ bắc qua sông Cái - con sông lớn...