Hình ảnh ngôi trường “không còn lại gì” sau trận lũ tang thương
Trận lũ ống kinh hoàng quét qua thị trấn Mù Căng Chải (Yên Bái) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Nhiều nhà dân, trường học, công trình cơ sở hạ tầng bị lũ tàn phá khủng khiếp. Trong đó có ngôi trường THCS – Tiểu học Võ Thị Sáu.
Ngôi trường bị cơn lũ tàn phá nặng nề, số lượng đất bùn đổ vào sân trường dày nửa mét. Một số phòng học bị bục vỡ tường, nước tràn vào các lớp học, phá nát bàn ghết, đồ dùng học tập. Các cột nhà bị bong trơ khung, đất đá ngổn ngang trong sân trường.
Những hình ảnh được phóng viên Dân trí ghi lại tại ngôi trường này, đêm 3/8. Những hình ảnh thay cho vạn lời muốn nói, sẻ chia cùng Yên Bái sau trận lũ tang thương:
Ngôi trường “không còn lại gì” sau trận lũ tang thương
Video đang HOT
Toàn cảnh ngôi trường Võ Thị Sáu sáng nay, 4/8.
Ông Nguyễn Thanh Hà – Phó Hiệu trưởng Trường THCS – Tiểu học Võ Thị Sáu – cho biết, tổng thiệt hại của trường sau trận lũ ống lên tới gần 5 tỷ đồng. Hiện trạng của trường là gần như không còn gì, toàn bộ bàn ghế sách vở, trang thiết bị… đã bị phá nát hết. Cơ sở hạ tầng của trường cũng bị hư hỏng rất nặng nề.
Trao đổi cùng PV Dân trí, Phó trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Mù Cang Chải – bà Trịnh Minh Hằng cho biết, sáng nay riêng ngành giáo dục của huyện sẽ huy động tất cả các lực lượng lên tới khoảng 500 người tới hỗ trợ trường Võ Thị Sáu khắc phục hậu quả của trận lũ kinh hoàng.
Trần Thanh
Theo Dantri
Dân bị bắt đóng nhiều khoản vô lý: Tự đặt ra khoản thu là trái luật
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, Hà Nội - cho rằng: Các vụ tự ý thu tiền của người dân như Báo NTNN phản ánh là trái quy định của pháp luật.
Khi thu những khoản tiền này, trên giấy tờ của chính quyền, cơ quan, đơn vị cấp cho người dân đều ghi là "tự nguyện"; có nơi còn viện dẫn cả nghị quyết của tỉnh, hương ước, quy ước của địa phương... Viện dẫn và lý giải như thế có thuyết phục?
- Bản chất của tự nguyện là tự mình muốn làm, không phải bị thúc ép, bắt buộc. Nhưng ở đây chính quyền, cơ quan chức năng bắt ép người ta nộp tiền rồi mới đáp ứng yêu cầu của họ thì sao gọi là tự nguyện? Sau đó lại hợp pháp hóa bằng việc ép người ta viết "giấy tự nguyện".
Việc ép người dân viết "giấy tự nguyện" càng chứng tỏ cơ quan, tổ chức khi đặt ra các khoản thu đó đều biết như thế là sai, nên họ mới phải che đậy hành vi sai phạm của mình bằng việc ép viết như thế. Cái đó sao có thể lừa được dân và dư luận?
Nhưng vì sao người dân vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" nộp tiền và ký vào "giấy tự nguyện" này? Bởi nếu không nộp sẽ bị gây khó dễ, yêu cầu của mình sẽ không được chính quyền đáp ứng; đưa con đến tiêm chủng, bác sĩ bảo nộp 50.000 đồng sổ tiêm chủng, không nộp thì bị "mặt nặng, mày nhẹ" trong khi tính mạng, sức khỏe con mình nằm trong tay họ... Trước đây đã có không ít trường hợp con cái khi làm hồ sơ đi học, làm việc bị chính quyền từ chối chứng thực vì chưa nộp đủ các khoản nghĩa vụ...
Nếu nói là việc thu tiền của người dân căn cứ vào nghị quyết, hương ước, quy định (như giải thích của cán bộ phường Vinh Tân) thì càng không ổn. Việc đóng góp các loại quỹ hàng năm Nhà nước đã có quy định; chế tài xử lý các hành vi vi phạm được pháp luật quy định. Nghị quyết, hương ước hay quy ước không được trái với quy định của pháp luật.
Hay như yêu cầu chủ máy gặt ký hợp đồng với HTX cũng thế. Về nguyên tắc hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, bắt ép người ta ký hợp đồng là sai.
Báo NTNN số ra ngày 15.5 đã phản ánh tình trạng chủ máy gặt muốn đưa máy ra đồng phải đóng phí tại Yên Thành, Nghệ An.
Trên thực tế, đầu tư của Nhà nước có hạn nên việc huy động người dân đóng góp thêm là điều cần thiết. Dân mình không hẹp hòi đâu, đã có rất nhiều tấm gương hiến đất làm đường, xây trường học... Vấn đề là cách làm thế nào để tạo được sự đồng thuận của người dân; người dân thấy việc đóng góp của mình là hợp tình, hợp lý. Và vấn đề quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch. Áp đặt là vi phạm pháp luật".
Luật sư Nguyễn Thanh Hà
Nhưng khi máy gặt hoạt động sẽ ảnh hưởng đến bờ kênh, bờ mương, nếu không thu như thế, HTX lấy kinh phí đâu mà tu bổ?
- Đúng như thế, việc huy động các chủ máy gặt đóng góp để tu bổ kênh mương tôi cho rằng xuất phát từ thực tiễn khách quan. Việc thu tiền máy gặt để tu bổ kênh mương cũng tương tự việc ôtô tham gia giao thông phải nộp phí đường bộ. Nhưng không nên làm theo kiểu cưỡng ép như thế. Vào vụ gặt, HTX nên mời các chủ máy gặt họp, thảo luận bàn bạc để thống nhất một quy chế. Lúc đó các chủ máy gặt được tham gia thảo luận một cách dân chủ về mức đóng, thời điểm đóng, phương thức thực hiện...
Tôi nghĩ, khi được giải thích thấu tình, đạt lý thì các chủ máy gặt cũng thấy được vấn đề và họ sẽ nhận thức được rằng máy của mình đi trên bờ kênh, bờ mương tất nhiên kênh mương sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy đóng góp tu bổ là chuyện đương nhiên. Nhưng vấn đề ở đây là phải minh bạch, thu bao nhiêu là hợp lý, thu để chi phí khoản gì... phải nói rõ. Làm được như thế cả hai bên đều thoải mái.
Hay như việc thu tiền mua sổ tiêm chủng, tôi cho rằng việc lập cơ sở dữ liệu tiêm chúng cho các cháu là cần thiết, có như thế cán bộ y tế, bố mẹ các cháu mới theo dõi được con mình đã tiêm loại thuốc gì, phòng bệnh gì, khi nào phải tiêm nhắc lại, tình trạng các cháu sau mỗi lần tiêm... Nếu cán bộ y tế nói rõ điều này, và giá cả cuốn sổ hợp lý sẽ không gặp phải sự phản ứng của dân. Không biết cuốn sổ đó bao nhiêu trang, ghi những thông tin gì, nhưng theo tôi thu 50.000 đồng/cuốn là chưa hợp lý.
Trước tình trạng lạm thu như trên, người dân cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
- Như tôi đã nói trên, Nhà nước có quy định các khoản quỹ, phí, lệ phí người dân phải nộp. Không cơ quan, tổ chức nào được phép tự đặt ra các khoản thu nằm ngoài quy định của Nhà nước. Do đó người dân cần phải tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Đơn cử, anh vào bệnh viện thì phải đóng phí khám, chữa bệnh là bao nhiêu; xét nghiệp, chụp X.quang, siêu âm... bao nhiêu, nhà nước có quy định hết. Thu ngoài quy định đó hoặc thu nhiều hơn là vi phạm.
Khi phát hiện việc thu trái quy định, người dân cần mạnh dạn phản ánh với cơ quan chức năng, đó là việc làm rất cần thiết.
Về phía cơ quan nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp thu trái quy định. Trên thực tế không ít trường hợp việc lạm thu mượn cớ nghị quyết của tổ chức này, tổ chức khác, thậm chí được hợp pháp hóa bằng nghị quyết của HĐND. Do vậy, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát, bãi bỏ những văn bản trái luật.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Danviet
Bắt quả tang 24 đối tượng đang say sưa đá gà ăn tiền Khi lực lượng công an ập vào, trường gà này có 24 đối tượng đang say sưa sát phạt. Ngày 16/2, tin từ Công an tỉnh Cà Mau xác nhận, lực lượng cảnh sát 113 vừa bắt quả tang một trường gà quy mô lớn ở vùng ven TP Cà Mau. Các đối tượng tham gia đá gà ăn tiền tại cơ quan...