Hình ảnh mới nhất hé lộ cấu trúc của mạng lưới vũ trụ
Giống như mạng nhện trong vũ trụ, các sợi khí tạo thành một cấu trúc phức tạp, liên kết với nhau và liên kết các dải thiên hà lân cận. Tuy nhiên, như những sợi tơ nhện gần như vô hình, mạng lưới vũ trụ này cũng không rõ ràng và khó phát hiện.
Hiện tại, các nhà thiên văn học đã thực hiện phác thảo chi tiết đầu tiên về hiện tượng ánh sáng phát ra từ các sợi khí trong vũ trụ. Các sợi này được tiết lộ đã kéo dài hàng triệu năm ánh sáng, theo các nhà nghiên cứu báo cáo trong tập Khoa học ngày 4/10.
Phương pháp mô phỏng máy tính dự đoán sự tồn tại của mạng vũ trụ và các nhà thiên văn học trước đây đã có những cái nhìn lướt qua về các sợi khí đơn ( 1/20/14). Thế nhưng các nhà khoa học chưa từng thấy mạng lưới trải dài giữa các thiên hà cho đến tận bây giờ. “Cuối cùng, chúng tôi thực sự đã có một bức ảnh”, chuyên gia thiên văn học Michele Fumagalli của Đại học Durham (Anh) cho biết.
Fumagalli và các đồng nghiệp đã nghiên cứu một khoảng không trên bầu trời – khu vực một khối thiên hà lớn đang bắt đầu tập hợp lại. Mỗi thiên hà trong cụm sao phát ra tia cực tím, là kết quả của các ngôi sao mới hình thành bên trong hoặc vùng xung quanh các lỗ đen siêu lớn tại các trung tâm thiên hà. Các sợi khí hấp thụ ánh sáng và sau đó phát lại nó. Sử dụng kính thiên văn cực lớn Đài thiên văn Nam châu Âu (Chile), các nhà thiên văn học đã phát hiện ra ánh sáng được phát ra.
Video đang HOT
Sau vụ nổ lớn 13,8 tỷ năm trước, các nhà khoa học tin rằng lực hấp dẫn khiến vật chất vỡ vụn thành các mảng và sợi. Ở những khu vực nơi hiện tượng đặc biệt này có mật độ dày đặc, các thiên hà hình thành, hấp thụ khí từ các mạng lưới vũ trụ. Hình ảnh mới của các sợi nhỏ đã giải thích giả thuyết này.
Một mô phỏng máy tính cho thấy mạng vũ trụ và các sợi khí liên kết các dải thiên hà lân cận. Màu sắc biểu thị mức độ của ánh sáng phát ra từ khí, với các vùng màu đỏ sáng hơn và vùng màu xanh mờ hơn. Các nhà khoa học hiện đang tạo ra hình ảnh chi tiết đầu tiên về ánh sáng mà mạng vũ trụ này phát ra.
Phương Huyền
Theo Sciencenews
Các phân tử hữu cơ được phát hiện trên Mặt trăng Enceladus của sao Thổ
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đến từ Đức và Mỹ đã phát hiện ra các phân tử hữu cơ chứa nitơ và oxy trên Mặt trăng Enceladus của sao Thổ.
Enceladus được biết đến là Mặt trăng lớn thứ sáu của sao Thổ và có đường kính khoảng 500km. Nó là một quả cầu băng chứa một đại dương ngầm sâu dưới lớp vỏ đóng băng.
Các luồng khí được nhìn thấy trên Enceladus.
Việc khám phá các phân tử hữu cơ trên vệ tinh của sao Thổ rất đáng chú ý với giới nghiên cứu vũ trụ vì nước và các phân tử hữu cơ được cho có thể là nguyên liệu cơ bản cho một số loại sự sống ngoài Trái đất.
Theo các nhà khoa học, Enceladus đã bắn các vật liệu cơ bản khỏi các vết nứt trên lớp vỏ ở cực nam của nó.
Để đưa ra những thông tin mới này, các nhà khoa học của Đức và Mỹ đã kiểm tra dữ liệu của máy phân tích bụi vũ trụ và tìm thấy các hợp chất hữu cơ mới đầy bất ngờ.
Trước đó, năm 2015, NASA đã xác nhận việc phát hiện hydro phun ra từ bề mặt của Enceladus và từ đại dương nằm bên dưới lớp băng. Hydro được biết đến là thứ chất cơ sở cung cấp nguồn năng lượng cho sự sống.
Mặc dù chưa thấy có phosphorus và sulfur vào thời điểm đó, nhưng cách nhà khoa học của NASA cho rằng nếu như thành phần của Enceladus giống với những thiên thạch khác, nó sẽ chứa hai nguyên tố trên và sự sống có thể phát triển.
Mặt trăng Enceladus của sao Thổ được quan sát bằng phi thuyền Cassini của NASA. Cassini đã nghiên cứu sao Thổ và các Mặt trăng xung quanh của nó từ năm 2004.
Minh Long
Theo Fox News
BÍ ẨN: Tàu đổ bộ của NASA vừa thu được những âm thanh lạ gì trên sao hỏa? Phòng nghiên cứu động cơ phản lực (JPL) của NASA vừa cho biết, tàu đổ bộ InSight của NASA đã phát hiện hơn 100 xung động trên Sao Hỏa. Hình minh họa Phòng nghiên cứu động cơ phản lực (JPL) của NASA vừa cho biết, tàu đổ bộ InSight của NASA đã phát hiện hơn 100 xung động trên Sao Hỏa, trong đó...