Hình ảnh mây phóng xạ phát tán từ Nhật
Đám mây phóng xạ sẽ di chuyển ra hướng biển Thái Bình Dương, hướng về Châu Mỹ và chưa ảnh hưởng đến lãnh thổ Việt Nam trong các ngày tới.
Dù hôm qua cơ quan chức năng đã dùng trực thăng đổ nước để làm mát các nhà máy hạt nhân nhưng nhiệt độ tổ máy số 5 và 6 nhà máy Fukushima I vẫn tiếp tục tăng chậm – Bộ Khoa học và Công nghệ vừa cho biết.
Hình ảnh đám mây phóng xạ từ kết quả tính toán từ 21-24 giờ UCT ngày 12,13 và dự đoán đến ngày 18/3. Ảnh: Bộ KH&CN
Tuy nhiên, Nhà máy Fukushima-2 vẫn đang ổn định, tất cả các tổ máy đã ở trạng thái ngừng hoạt động nguội (cold shutdown). Điều này có nghĩa là áp suất của vòng nước làm mát đang ở mức khí quyển và nhiệt độ dưới 100oC. Trong các điều kiện này, các lò phản ứng được coi là đã được kiểm soát ở mức an toàn.
Theo số liệu đo đạc, kiểm tra của Bộ KH&CN, hướng đi của những đám mây phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn đang nằm trong tầm dự đoán. Số liệu cập nhật theo tính toán của nguồn số liệu từ trang Web bảo mật của CTBTO (CTBTO) của Nhật Bản cho thấy rằng đám mây phóng xạ sẽ di chuyển ra hướng biển Thái bình dương hướng về lục địa Châu Mỹ và hiện tại chưa ảnh hưởng đến lãnh thổ Việt Nam trong các ngày tới.
Kết quả tính toán cho thấy đến hết ngày 19/3 đám mây phóng xạ sẽ có xu hướng bay từ đất liền ra biển theo hướng Đông – Bắc (dự kiến trong ngày hôm nay 18/3 chất phóng xạ di chuyển theo hướng Đông). Số liệu đo phóng xạ và đo phông bức xạ gamma trong không khí tại Việt Nam vẫn nằm trong mức độ an toàn và hoàn toàn không có bất cứ dấu hiệu bất bình thường nào.
Video đang HOT
Hướng phán tán chất phóng xạ từ 16 đến 19/3. Ảnh: Cơ quan khí tượng Nhật Bản)
Quan trắc bụi khí theo số đo của Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam (tại Đà Lạt) cho thấy, bụi khí chỉ phát hiện các đồng vị phóng xạ tự nhiên Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ; K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất.
Một quan chức Bộ KH&CN khẳng định, đến hết ngày hôm nay (18/3) và vài ba ngày tới Việt Nam vẫn nằm trong vùng an toàn bởi cho hướng đi của các đám mây phóng xạ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến nước ta.
Hiện Bộ KH&CN vẫn cử người và tăng cường cán bộ để theo dõi sát sao tình hình diễn ra ở xứ sở hoa anh đào. Các trung tâm quan trắc của Viện năng lượng nguyên tử cũng như Cục an toàn bức xạ hạt nhân vẫn đang hoạt động 24/24 giờ để theo dõi hướng di chuyển của các đám mây bức xạ và đo nồng độ bức xạ trong không khí.
Phần lớn phóng xạ tại Nhật vẫn trong lò Tới thời điểm này, theo những thông tin cập nhật được từ Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), các cơ quan hữu quan Nhật Bản và IAEA, nhà máy điện Fukushima-1 đã xảy ra sự cố nhưng thùng áp lực của các lò phản ứng và lớp bảo vệ bê tông cốt thép chưa bị phá vỡ nên phần lớn chất phóng xạ vẫn được giữ trong lò. Nhưng những giải pháp cấp nước làm mát và axit boric cho các tổ máy hiện nay không đạt được hiệu quả mong muốn, nên tình hình vẫn đang diễn biến phức tạp.
VGT (Theo VTC)
Nhật tính phun nước, axit vào nhà máy hạt nhân
Nhật Bản đang cân nhắc phun nước và axit vào nhà máy hạt nhân Fukushima 1 đang gặp sự cố trong một nỗ lực nhằm kiềm chế phóng xạ sau khi các quan chức hôm nay cho hay nhiều thanh nhiên liệu đã bị hư hại.
Nhà máy hạt nhân Fukushima 1 trước khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần.
Ông Masami Nishimura, một phát ngôn viên Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản, cho biết hãng vận hành nhà máy - Công ty điện Tokyo - đã nghĩ tới các biện pháp trên sau hàng loạt vụ nổ và cháy tại nhà máy hạt nhân Fukushima 1.
Vụ nổ mới nhất xảy ra tại một lò phản ứng vào sáng sớm nay, một ngày sau khi nhà máy hạt nhân phát tán phóng xạ vào không khí gây hoang mang cho người Nhật, vốn chưa hết bàng hoàng sau trận siêu động đất và đại hồng thủy hôm thứ 6 tuần trước.
Hajimi Motujuku, một phát ngôn viên của Công ty điện Tokyo, xác nhận lò phản ứng số 4 của nhà máy Fukushima 1 đã bắt lửa.
3 giờ sau vụ cháy, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết ngọn lửa không còn bốc lên từ lò phản ứng số 4. Nhưng không thể xác nhận được là ngọn lửa đã được dập tắt hay chưa, và các đám mây khói trắng vẫn đang bốc lên từ lò phản ứng.
Hôm nay, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cũng cho biết rằng 70% thanh nhiên liệu hạt nhân tại một trong 6 lò phản ứng của nhà máy có thể đã bị hư hỏng sau trận động đất và sóng thần.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, 33% thanh nhiên liệu tại một lò phản ứng thứ 2 cũng bị hư hỏng.
Nguyên nhân của các sự cố là do nhiệt độ tăng cao tại các lò phản ứng, vốn bị mất khả năng làm mát vì các thiết bị bị hư hỏng sau động đất và sóng thần. Nhiệt độ quá cao cũng dẫn tới sự tan chảy lò phản ứng và nhả chất phóng xạ độc hại.
Các kỹ sư đang cố gắng hạ nhiệt các lò phản ứng và các thanh nhiên liệu sau khi điện bị cắt do động đất, tắt chức năng làm mát.
Axit Boric "rất quan trọng vì nó bắt phóng xạ và giúp ngăn chặn phóng xạ bị rò rỉ", ông Masami Nishimura cho biết.
Ông Nishimura cũng cho hay chính phủ đã yêu cầu Công ty điện Tokyo ngay lập tức phun nước vào lò phản ứng số 4.
Cả lò phản ứng số 1 và số 3 đều không có mái sau các vụ nổ trước đó, khiến việc đổ nước lên chúng trở nên dễ dàng. Lò phản ứng số 4 có các lỗ trong lò, cho phép các xe cứu hỏa phun nước vào bên trong.
Mức độ phóng xạ tại các khu vực quanh nhà máy hạt nhân đã tăng lên chiều qua nhưng có vẻ giảm xuống vào buổi tối. Nhưng bầu không khí căng thẳng vẫn bao trùm nước Nhật.
Rò rỉ phóng xạ khiến chính phủ phải yêu cầu 140.000 người sống trong bán kính 30km trong nhà máy dán kín các cửa sổ để tránh bị phơi nhiễm. Giới chức cũng ban bố lệnh cấm bay rộng 30km bên trên nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Theo Dân Trí
Lại xảy cháy ở nhà máy hạt nhân Nhật, độ nguy hiểm gia tăng Sáng nay, vụ cháy thứ hai lại bùng phát tại lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 - vụ mới nhất trong một loạt sự cố ở nhà máy này, khiến mối đe dọa về thảm họa hạt nhân ngày càng gia tăng. Vụ cháy thứ hai lại bùng phát tại lò phản ứng số 4. Hôm qua,...