Hình ảnh lễ tưởng niệm 11/9 đặc biệt ở Mỹ
Do diễn biến dịch bệnh phức tạp, nước Mỹ đã tổ chức các hoạt động tưởng niệm 19 năm thảm họa tấn công khủng bố 11/9 rất khác so với mọi năm.
Trong bối cảnh Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 trên thế giới, nhà chức trách nước này khuyến khích người dân hạn chế tập trung đông người, duy trì giãn cách xã hội, quyên góp hoặc thực hiện các hoạt động tưởng niệm ngay tại nhà để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus.
Theo Reuters, một số cộng đồng tại Mỹ đã quyết định hủy các sự kiện tưởng niệm thường niên do e ngại dịch bệnh, trong khi một số cộng đồng khác vẫn tổ chức hoạt động này nhưng thực hiện nhiều điều chỉnh cho phù hợp với công tác phòng chống Covid-19.
Tại thành phố New York, nơi xảy ra các vụ tấn công đẫm máu vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới (WTC) ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng và 6.000 người khác bị thương, chính quyền địa phương vẫn thực hiện màn thắp đèn tưởng niệm các nạn nhân như thông lệ. Thị trưởng New York khẳng định, thành phố đã bố trí các nhân viên y tế túc trực để đảm bảo sự kiện diễn ra an toàn.
Theo Sputnik, 88 bóng đèn công suất lớn đến 7.000W đã được dùng để tạo thành hai cột sáng chiếu thẳng lên bầu trời New York tối 11/9, tại nơi từng tọa lạc tòa tháp đôi WTC.
Trước đó, tại Đài tưởng niệm New York, hàng nghìn gia đình nạn nhân vẫn được mời đến dự lễ đọc tên những người đã thiệt mạng trong thảm kịch khủng bố cách đây 19 năm. Song, họ sẽ nghe băng ghi âm sẵn tên của các nạn nhân phát tại sự kiện, thay vì nghe đại diện ban tổ chức xướng tên trực tiếp như mọi năm. Ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden và Phó Tổng thống Mike Pence đã đến dự sự kiện này.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania Trump và một số quan chức chính phủ đã dành một phút mặc niệm trên chuyên cơ Không lực Một trong hành trình đến Shankville, bang Pensylvania để dự lễ tưởng niệm “những người hùng” trên chuyến bay mang số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines.
Video đang HOT
Cách đây 19 năm, những hành khách trên chuyến bay 93 đã can đảm chống lại nhóm không tặc định cướp máy bay để chuyển hướng về thủ đô Washington tấn công khủng bố. 40 người đã thiệt mạng khi máy bay rơi.
Tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã chủ trì buổi lễ tưởng niệm sự cố 11/9. Tòa nhà đã để cờ rủ để tưởng nhớ 184 nạn nhân đã thiệt mạng khi bọn khủng bố lao máy bay vào nơi này năm 2001.
Các hoạt động tưởng niệm nạn nhân 11/9 diễn ra ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Reuters, NYT, AP
Gánh nặng chi phí sức khỏe hậu Covid-19
Cuối tháng 3, trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt túi mật tại thành phố Fort Lee, New Jersey, bà Laura Gross, 72 tuổi, đột ngột đổ bệnh.
Bà bị đau cổ họng, đau mắt, nhức đầu và đau các khớp xương, cảm giác vô cùng mờ mịt. Gross nhanh chóng được chẩn đoán mắc Covid-19.
4 tháng sau, các triệu chứng vẫn còn đó. Bà cần sự hỗ trợ của cả bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tim mạch, phổi, bác sĩ nội tiết, bác sĩ thần kinh và bác sĩ tiêu hóa.
"Tôi bị đau đầu kể từ tháng 4. Các cơn sốt nhẹ cũng dai dẳng, chưa hề chấm dứt", bà nói.
8 tháng đại dịch trôi qua, các nhà khoa học vẫn tiếp tục phát hiện nhiều thể di chứng mới của căn bệnh. Nghiên cứu cho thấy người sống sót sau nhiễm nCoV phải đối mặt với tình trạng suy nhược kéo dài nhiều tháng, thậm chí vài năm.
Bà Anne McKee một nhà tâm lý học đã nghỉ hưu, sống tại Knoxville, Tennessee trải qua tình trạng tương tự. Bà có tiền sử đa xơ cứng và hen suyễn, không may nhiễm nCoV 5 tháng trước. Đến nay, người phụ nữ 61 tuổi vẫn đang chật vật lấy lại nhịp thở bình thường.
Bà Laura Gross tại nhà riêng ở thành phố Fort Lee, New Jersey, ngày 31/7. Ảnh: Reuters
"Vào những hôm sức khỏe tốt, tôi có thể đi giặt quần áo vài lần. Nhưng mấy ngày qua, thật khó để thức dậy và lấy đồ xuống từ tủ bếp", bà nói.
McKee đã chi hơn 5.000 USD cho các cuộc hẹn khám, xét nghiệm và mua thuốc theo đơn trong thời gian đó. Tại Mỹ, các khoản tiền phát sinh cũng đồng nghĩa phí bảo hiểm sẽ cao hơn. Bảo hiểm của bà chi trả khoảng 15.000 USD, gồm 240 USD tiền khám trực tuyến, 455 USD phí chụp phổi.
Trước tình trạng trên, các chuyên gia y tế bắt đầu tính toán chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn của người đã khỏi Covid-19.
Theo ước tính của tiến sĩ Bruce Lee, Đại học Y tế Công cộng New York (CUNY), nếu 20% dân số Mỹ nhiễm virus, tổng chi phí sau khi nhập viện một năm của bệnh nhân cả nước sẽ không dưới 50 tỷ USD. Nếu khoảng 80% người mắc bệnh do không có vaccine, con số sẽ tăng lên 204 tỷ USD.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, trong đó có Mỹ và Italy, đang xem xét liệu những tác động lâu dài đối với bệnh nhân có thể được coi như "hội chứng hậu Covid-19" hay không. Nhiều bệnh viện ở hai khu vực này đã thành lập trung tâm dành riêng phục hồi chức năng sau nhiễm nCoV, hiện đang chuẩn hóa các biện pháp theo dõi.
Bộ Y tế Anh cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ là những đơn vị hàng đầu nghiên cứu về hệ quả của căn bệnh. Tháng 8 này, một hội đồng bác sĩ quốc tế sẽ đề xuất hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phục hồi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo các chuyên gia, phát mất nhiều năm để tính toán đầy đủ chi phí phát sinh cho khắc phục hậu quả sức khỏe đối với người khỏi nCoV. Điều này từng xảy ra trong dịch HIV/AIDS hoặc cuộc tấn công khủng bố tại New York ngày 11/9/2001.
Bệnh nhân đã khỏi Covid-19 thường chịu tổn thương ở phổi, thận, và tim. Họ sẽ phải dành một khoản tiền lớn cho các thủ tục kiểm tra định kỳ như siêu âm, chụp CT, cắt lớp... Đó là chưa kể đến chi phí điều trị tổn thương tâm lý, nếu có.
Nghiên cứu tim mạch được đăng tải trên Tạp chí Y khoa JAMA, thực hiện trên nhóm bệnh nhân ở Đức trong độ tuổi từ 45 đến 53, cho thấy hơn 75% biểu hiện viêm tim, có thể dẫn đến suy tim trong tương lai.
Phân tích khác của Tạp chí Kidney International cho thấy khoảng một phần ba số người mắc Covid-19 điều trị tại New York bị tổn thương thận cấp tính, gần 15% phải chạy thận.
Sau khi nhiễm nCoV, bà Gross luôn có cảm giác đau đầu và sốt nhẹ. Ảnh: Reuters
Bệnh viện Giovanni XXIII, thành phố Bergamo, Italy, một trong những tâm dịch đầu tiên của châu Âu, đã tiến hành theo dõi gần 600 bệnh nhân. Theo bác sĩ Marco Rizzi, giám đốc Khoa truyền nhiễm, khoảng 30% gặp vấn đề về phổi, 10% bị tổn thương thần kinh, 10% khác trải qua các biến chứng tim mạch và 9% gặp khó khăn khi vận động.
"Ở cấp độ toàn cầu, chưa ai biết có bao nhiêu người cần kiểm tra sức khỏe và điều trị sau ba tháng, 6 tháng hay một năm", ông nói, lưu ý rằng các bệnh nhân nhẹ vẫn có thể chịu hậu quả trong tương lai.
Bệnh viện San Raffaele của Milan cũng theo dõi hơn 1.000 bệnh nhân sau nhiễm nCoV. Số người gặp vấn đề tim mạch khá ít, nhưng tới 30-40% trong đó bị ảnh hưởng về thần kinh, ít nhất một người có biến chứng hô hấp, tiến sĩ Moreno Tresoldi, trưởng khoa điều trị Covid-19, cho biết.
Tuy nhiên, những tác động dài hạn mới chỉ xuất hiện gần đây, còn quá sớm để các nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra ước tính chính xác về chi phí.
Anh đặt mục tiêu theo dõi sức khỏe của 10.000 bệnh nhân Covid-19 suốt một năm đầu sau khi xuất viện. Khả năng quá trình này cần kéo dài đến 25 năm, bởi các nhà khoa học muốn nghiên cứu hệ quả dài hạn của đại dịch, tương tự công trình đối với bệnh Ebola tại châu Phi trước đó.
Infographic: Vụ khủng bố 11/9/2001 và những con số gây sốc Dưới đây là những con số gây sốc trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ. Đây là vụ tấn công do nước ngoài tổ chức trên lãnh thổ nước Mỹ gây thiệt hại lớn nhất kể từ sau trận chiến Trân Châu Cảng tại Hawaii vào Thế chiến II.