Hình ảnh lạ từ cơ sở hạt nhân Triều Tiên khiến giới phân tích bối rối
Một số bức ảnh chụp vệ tinh Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nguyên tử Yongbyon của Triều Tiên mới đây cho thấy những hoạt động mới của cơ sở này trong những tuần gần đây.
Khu phức hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên (Ảnh: KoreaHerald)
Theo 38 North – một website chuyên về các vấn đề Triều Tiên thuộc Trung tâm Stimson, được Washington vận hành – đã có nhiều hoạt động mới tại Yongbyon mà giới phân tích khó có thể giải thích được. Thông tin trên được đưa ra sau khi 38 North công bố một số bức ảnh chụp bởi các vệ tinh Maxar Techonologies vào ngày 27/10.
Điều khiến giới phân tích bối rối nhất là cái mà website trên mô tả là “làn khói phát ra” – giống như khói hoặc hơi – bốc lên từ đỉnh của một tòa nhà trong khu phức hợp làm giàu uranium này. Giới phân tích chưa từng chứng kiến điều này trước đây.
Khói hoặc hơi nước bốc lên từ một tòa nhà trong khu phức hợp Yongbyon (Ảnh: Sputnik)
Video đang HOT
Các nhà phân tích nói rằng tòa nhà này là một lò chịu nhiệt được sử dụng để sản xuất uranium dioxide, một chất liệu có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho nhà máy điện, tiếp tục làm giàu để sử dụng cho vũ khí hạt nhân hoặc chỉ đơn giản là tạo thêm nhiên liệu hiệu quả.
Giới phân tích cũng nhận thấy một số loại xe chở đặc chủng hoạt động gần nhà máy làm giàu, nhưng trong khi những chiếc xe cùng loại đã được trông thấy ở đó suốt nhiều tháng, các nhà phân tích lại không hiểu chúng ở đó làm gì.
Những bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy phần nền của một tòa nhà mới đang được xây dựng trong khu vực cơ sở. Giới phân tích không biết rõ tòa nhà này phục vụ mục đích gì.
Một số hoạt động khác tại Yongbyon thì có thể dễ dàng được phân tích. Bán đảo Triều Tiên đã hứng chịu nhiều đợt mưa lớn suốt nhiều tuần lễ trong mùa Hè, gây ra tình trạng lũ lụt dọc con sông Kuryong hồi đầu tháng 8. Con sông này chảy qua Yongbyon, cung cấp lượng nước dồi dào để cơ sở này làm lạnh lò phản ứng hạt nhân 5Mwe và lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm.
Một số hoạt động được nối lại tại Yongbyon (Ảnh: Sputnik)
Nhưng hãng Sputnik từng đưa tin vào thời điểm đó, con sông này dâng cao gây ảnh hưởng tới công việc đào đất tại cơ sở, các nhà máy bơm vốn cung cấp nước cho các nhà máy điện, trước khi rút bớt.
Tuy nhiên, 38 North tiếp tục chụp ảnh cơ sở này vào cuối tháng 9 vừa qua, trong đó một số bức ảnh vệ tinh cho thấy các nhà máy điện đã ngừng hoạt động và tổn thấy gây ra do lũ lụt khá nghiêm trọng.
Các bức ảnh mới được công bố cho thấy hoạt động sửa chữa đang diễn ra trên một con đập chắn từng bị nước lũ gây thiệt hại, cùng đoạn bờ kè từng bị vỡ. Nhưng ở thời điểm này, hồ chứa của con đập bị vỡ vẫn chưa thể cung cấp nước làm mát cho các lò hạt nhân, nên các lò này vẫn tạm ngừng hoạt động.
Bình Nhưỡng từng nhiều lần đề nghị dỡ bỏ khu vực này – nằm cách thủ đô khoagnr 60 dặm về phía Bắc – trong lúc đàm phán giải giáp hạt nhân với Mỹ.
Yongbyon đã trở thành cơ sở hạt nhân quan trọng nhất của Triều Tiên kể từ khi nó mở cửa vào năm 1980, chế tạo tất cả các đầu đạn hạt nhân được sử dụng trong 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân mà nước này thực hiện từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, Wahsington không sẵn lòng đánh đổi việc dỡ bỏ cơ sở này lấy việc họ gỡ bớt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.
Triều Tiên đổ lỗi Hàn Quốc vụ quan chức bị bắn chết
Bình Nhưỡng cho rằng Seoul "không kiểm soát được công dân", dẫn tới vụ quan chức ngư nghiệp bị lính Triều Tiên bắn chết trên biển.
"Sự việc xảy ra là hậu quả khi Hàn Quốc không kiểm soát được công dân ở những điểm nóng nhạy cảm, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng do đại dịch Covid-19. Vì vậy, trách nhiệm trong sự việc đầu tiên thuộc về Hàn Quốc. Đây là quan điểm bất biến của chúng tôi", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết.
Thông điệp đề cập vụ quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc bị bắn chết hôm 22/9 khi đang trôi nổi trong vùng biển Triều Tiên, được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hai miền Triều Tiên đóng băng do đình trệ trong đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Tàu hải quân Hàn Quốc tìm kiếm thi thể quan chức ngư nghiệp hôm 19/10. Ảnh: Yonhap.
KCNA cho biết lực lượng Triều Tiên đã "cố gắng hết sức để vớt thi thể dưới biển và trao trả cho gia đình, nhưng đáng tiếc là không có kết quả".
"Chúng tôi không muốn lặp lại những tiền lệ xấu khi các sự việc ngoài ý muốn dẫn tới thảm họa trong quan hệ hai miền. Đây là quan điểm nhất quán của Triều Tiên. Chúng tôi cảm thấy đau buồn và sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết trong tương lai", thông báo của KCNA có đoạn viết.
Giới phân tích cho rằng tuyên bố này cho thấy Bình Nhưỡng vẫn muốn xoa dịu Seoul sau vụ nổ súng, sự việc đánh dấu lần đầu binh sĩ Triều Tiên bắn chết công dân Hàn Quốc trong hơn 10 năm.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cũng cáo buộc Seoul đã có những hành động xúc phạm thiện chí và đẩy cao hoài nghi lẫn nhau. "Hàng loạt lời vu khống nhằm vào Triều Tiên đã được đưa ra sau sự việc, vượt quá mức cho phép", KCNA cho hay.
Quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc, 47 tuổi, mất tích hôm 21/9, khi làm nhiệm vụ gần đảo Yeonpyeong ở hải giới hai nước. Triều Tiên sau đó xác nhận người này đã bị bắn chết trong hải giới.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi thư cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, bày tỏ lấy làm tiếc vì sự việc. Bình Nhưỡng cũng thông báo kết quả điều tra sự việc cho Seoul, theo đó binh sĩ nước này đã bắn hơn 10 phát đạn vào người đàn ông Hàn Quốc "xâm phạm vùng biển Triều Tiên" sau khi người này "không cho biết danh tính và tìm cách bỏ trốn".
TQ từng dùng chiến thuật trong binh pháp Tôn Tử khiến quân Mỹ, Anh hứng thất bại tồi tệ? Không được vũ trang đầy đủ, thiếu trang bị và mang theo trách nhiệm nặng nề, quân tình nguyện Trung Quốc (Chí nguyện quân) tham chiến ở Triều Tiên, đối đầu với lực lượng quân sự mạnh nhất ở thời điểm đó. Binh sĩ Trung Quốc ném lựu đạn cầm tay trong trận đánh trên một đỉnh đồi ở Triều Tiên. Những gì...