Hình ảnh khám nhà 2 ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn
Chiều 23/2, cơ quan Công an đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son.
Liên quan vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan, ngày 23/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Bắc Son (ảnh) , nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với ông Trương Minh Tuấn (ảnh), nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng ngày, Viện kiểm sát tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên. Thông tin trên Người Lao động cho biết, khoảng 14h45 ngày 23/2, xe biển xanh 80A cùng nhiều chiến sĩ công an có mặt tại một ngôi nhà tại ngõ 36C, phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) được cho là nhà riêng của ông Nguyễn Bắc Son. (ảnh: Tuổi Trẻ)
Nhà của bị can Nguyễn Bắc Son. (ảnh: Thanh Niên)
Tại đây, các chiến sĩ công an nhanh chóng vào nhà rồi đóng cửa thực hiện công tác nghiệp vụ. Trong ảnh: Xe biển xanh 80A đến trước nhà ông Son. (Ảnh: Người Lao động)
Video đang HOT
Cùng vào thời gian này, cơ quan Công an cũng thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông Trương Minh Tuấn tại ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Người Lao động)
Cơ quan điều tra khám xét nhà ông Trương Minh Tuấn. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trong đó có 5 cán bộ cảnh sát vào khám xét bên trong và một người đứng phía ngoài cửa nhà ông Tuấn. (Ảnh: Tuổi Trẻ)./.
Theo PV/VOV.VN
Tổng hợp
Vi phạm rất nghiêm trọng của ông Nguyễn Bắc Son và lỗ hổng thương vụ Mobifone-AVG
Trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, ông Nguyễn Bắc Son được UBKTTƯ kết luận là người trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định;... để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng
Hôm nay (23.2), Cơ quan CSĐT của Bộ công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông và Trương Minh Tuấn, Phó Ban tuyên giáo, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông vì những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG.
Những sai phạm của cả hai ông được xác định xảy ra khi ông Son đang là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG).
Vi phạm rất nghiêm trọng của ông Nguyễn Bắc Son
Trước đó, tại Quyết định số 1433/QĐ-TTg ngày 26.10.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Nguyễn Bắc Son do đã có những vi phạm khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ này.
Trước nữa, ngày 6.10.2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son tại Nghị quyết số 34-NQ/TW. Theo Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định "thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng hình thức: Cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016".
Tại phiên họp ngày 12.7.2018, Bộ Chính trị đã kết luận về trường hợp của ông Nguyễn Bắc Son trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ TTTT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011 - 2016. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể Ban cán sự đảng, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng.
Phát ngôn nổi bật của ông Nguyễn Bắc Son khi còn là Bộ trưởng Bộ TTTT
Còn theo thông cáo báo chí kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) với nội dung Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP, ngày 14.3.2018), UBKTTƯ cũng kết luận: "Những vi phạm của BCSĐ Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng chí Nguyễn Bắc Son, đồng chí Trương Minh Tuấn, đồng chí Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Mobifone và các đồng chí Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, vi phạm của đồng chí Phạm Hồng Hải là nghiêm trọng, đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".
Tới kỳ họp 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, với nội dung xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 26, UBKT Trung ương tiếp tục thông tin: "Đối với BCSĐ Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng và đồng chí Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật".
Trách nhiệm của Bộ TTTT trong thương vụ Mobifone-AVG
Đối với trách nhiệm của Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT) trong quyết định phê duyệt Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG, trong Thông báo số: 356 /TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ cho biết, Bộ TTTT với vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông, chịu trách nhiệm xem xét, quyết định phê duyệt Dự án đầu tư theo thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 28 Luật số 69/2014/QH13, đã có một số vi phạm.
Mobifone đã sử dụng 100% vốn chủ sở hữu vào đầu tư Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (Ảnh minh họa)
Đầu tiên, dù Dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21.12.2015 Phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone, vi phạm quy định tại Điều 31, Điều 34 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13; phê duyệt Dự án đầu tư khi chưa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật số 69/2014/QH13; chưa phê duyệt Dự án đầu tư thuộc danh mục dự án nhóm A, vi phạm quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15.11.2012 của Chính phủ.
04 kênh tần số mà Bộ TTTT đã cấp cho AVG để thực hiện thí điểm "Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng kỹ thuật số và phát triển hoạt động truyền hình giải trí kỹ thuật số trả tiền" liên kết với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Bình Dương (được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thực hiện thí điểm). Theo quy định Luật Tần số vô tuyến điện, 04 kênh tần số này là tài nguyên Quốc gia có giá trị thương mại cao; khi giao cho đơn vị sử dụng, khai thác phải được đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để thu tiền nộp NSNN nhưng Bộ TTTT đã không thu hồi để tổ chức đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng mà tại Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28.10.2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ "cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông", mặc dù chưa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nhưng tại Điều 3 của Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư, Bộ TTTT đã cho Mobifone tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số này là vi phạm quy định Luật Tần số vô tuyến điện; vi phạm các quy định của Bộ TTTT tại: Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT ngày 27.12.2013 về Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz; Quyết định số 80/QĐ-BTTTT ngày 22.1.2014 về Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz giai đoạn 2014 - 2017. Do không đấu giá và chưa có giám định giá trị nên không xác định được thiệt hại (theo thẩm định giá của AMAX 04 kênh tần số có giá trị là 112,32 triệu USD tương đương 2.429,9 tỷ đồng).
Tiếp đó, giá mua 95% cổ phần AVG và hiệu quả đầu tư là 02 yếu tố trọng yếu, trong báo cáo thẩm định dự án và các văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính, mặc dù Bộ TTTT còn băn khoăn, đã nhiều lần đề nghị được trợ giúp, tuy chưa được làm rõ, nhưng Bộ TTTT vẫn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư, trong đó có 02 khoản đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG, mặc dù trước đó đã chỉ đạo Mobifone không mua 02 khoản đầu tư ngoài ngành.
Tại Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21.12.2015 phê duyệt Dự án đầu tư không xác định cụ thể nguồn vốn đầu tư (mặc dù trước đó đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng về việc sử dụng vốn chủ sở hữu 30% tổng mức đầu tư, vốn vay tín dụng 70% tổng mức đầu tư); thực tế Mobifone đã sử dụng 100% vốn chủ sở hữu vào đầu tư dự án.
Như vậy, Bộ TTTT với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định Dự án; Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21.12.2015 phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước, cần phải được xem xét, hủy bỏ.
Ngoài ra, việc Mobifone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước nhưng Bộ TTTT đã có Văn bản số 44/BTTT-QLDN ngày 5.3.2015 đề nghị Bộ Công an cho ý kiến và đã đưa giao dịch này thuộc danh mục Mật là không đúng quy định tại Điều 5, Điều 14, Điều 17 Quyết định số 36/2014/QĐ-TTg ngày 18.6.2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế công bố thông tin hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Bộ TTTT đề nghị Bộ Công an có ý kiến về nhiều nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an, thậm chí thuộc lĩnh vực của các Bộ quản lý chuyên ngành (về chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư; về vấn đề giá mua cổ phần, hiệu quả đầu tư của Dự án...) để xin ý kiến của Bộ Công an là không đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, Bộ TTTT không thể căn cứ vào ý kiến của Bộ Công an để cho rằng mình đã tuân thủ đúng hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi Thanh tra Chính phủ có văn bản đề nghị Bộ TTTT xem xét, quyết định theo thẩm quyền được pháp luật quy định về việc giải mật hoặc tiếp tục bảo mật, Bộ TTTT đã không thực hiện, đồng thời đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là không đúng quy định.
Trách nhiệm đối với những vi phạm trên thuộc về cán bộ, công chức có liên quan của Bộ TTTT.
Theo Danviet
Khởi tố, bắt giam 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn Mở rộng điều tra vụ án Mobifone mua 95% của AVG, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn - 2 người từng là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Cụ thể Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án Vi...