Hình ảnh ghế ô tô mốc trắng vì để lâu ngày khiến nhiều chủ xe giật mình
Ô tô để lâu không đi tới có thể bị mốc nội thất, đặc biệt là phần ghế da nếu chủ xe không vệ sinh cũng như bảo quản đúng cách.
Một thành viên đăng trên Facebook chia sẻ hiện trạng chiếc ô tô của mình sau hơn ba tuần để nguyên một chỗ dưới hầm. Trong đó, phần ghế da bên phụ xuất hiện mốc trắng xóa, hàng ghế phía sau và ghế lái cũng lốm đốm mốc.
“Mới hơn một tháng không đi tới mà nay xuống xem xe đã hoảng hồn rồi, lỡ mà quên thêm vài tuần nữa chắc nấm mốc kín toàn bộ nội thất mất”, người này viết.
Ghế da ô tô có thể bị mốc sau thời gian dài không sử dụng, không được bảo quản đúng cách. Ảnh minh họa .
Hình ảnh ghế da ô tô mốc meo khiến không ít người giật mình, lo ngại chiếc xe của mình cũng có thể gặp tình trạng tương tự. Thực tế, Hà Nội và TPHCM cũng như nhiều địa phương khác đang trải qua giai đoạn giãn cách xã hội dài ngày, rất nhiều chủ xe đã không đụng tới phương tiện của mình trong thời gian qua.
Video đang HOT
Nấm mốc nội thất, ghế da là một trong những vấn đề mà chủ ô tô có thể gặp phải khi xe lâu ngày không được sử dụng. Trong khi trước đó, xe không được vệ sinh đúng cách và không được thăm nom thường xuyên.
“Mồ hôi của người sử dụng xe, kết hợp với môi trường ẩm, bí kín và thiếu ánh sáng như dưới hầm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi”, Lê Anh Đức, chủ một gara chuyên bảo dưỡng ô tô ở Hà Đông (Hà Nội), chia sẻ với Dân trí . “Khi xe để lâu ngày không đi đến, nấm mốc sẽ dễ sinh sôi và lan rộng”.
Xịt cồn, lau thật sạch phần nấm mốc và sau đó phơi nắng có thể giúp xử lý nấm mốc trong xe.
Theo anh Đức, nấm mốc không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ cho chiếc xe mà còn phá hủy nội thất, gây mùi và nghiêm trọng hơn là tác động xấu tới sức khỏe của hành khách. Nếu gặp trường hợp này, chủ xe nên mang đến các trung tâm chăm sóc để được xử lý triệt để, tránh lan rộng sau này.
Tuy nhiên nếu không thể mang xe tới gara, đặc biệt khi trong thời gian giãn cách xã hội, chủ phương tiện có thể chủ động tự vệ sinh. Cách đơn giản là sử dụng dấm trắng, xịt trực tiếp lên khu vực nấm mốc, chờ khoảng 10-15 phút rồi lau thật sạch với khăn mềm được làm ẩm bằng giấm.
Trước khi xịt hay lau bất cứ dung dịch nào, hãy chọn vùng da nhỏ và khuất để thử, đề phòng trường hợp nó làm biến đổi vật liệu. Nếu thấy an toàn, hãy tiếp tục thao tác trên diện rộng.
Để xe khô ráo, tránh ẩm thấp sẽ hạn chế được tình trạng nấm mốc bên trong xe.
Sau khi xử lý nấm mốc với giấm, hãy mở cửa và để xe nơi thoáng và có ánh nắng. Năng lượng mặt trời sẽ giúp làm khô không gian bên trong ô tô, đồng thời tiêu diệt nấm mốc. Đương nhiên cũng cần lưu ý về thời gian phơi và cường độ nắng để tránh làm hỏng nội thất.
Để tránh nấm mốc xuất hiện hoặc quay trở lại, chủ xe nên thường xuyên vệ sinh phương tiện của mình cả bên ngoài lẫn bên trong, tránh để ẩm thấp. Việc sử dụng than hoạt tính, đặc biệt là than gáo dừa hoạt tính, sẽ giúp khử mùi cũng như hạn chế nấm mốc sinh sôi bên trong xe.
Bảo quản ô tô mùa dịch: Chăm sóc lốp thế nào để không bị méo, dùng bền?
Tôi nghe nói nếu ô tô lâu không đi thì lốp sẽ nhanh hỏng hơn. Thực hư chuyện nào thế nào và cần làm gì để bảo vệ khi Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe để lâu một chỗ, không đi lại tới đâu.
Hà Đức Tùng, chuyên viên kỹ thuật một gara ô tô tại Hà Nội, trả lời:
Dù xe sử dụng hay không thì áp suất lốp sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian. Khi nó giảm xuống một mức nhất định, trọng lượng xe đè lên bốn bánh sẽ khiến lốp phải "làm việc" nặng hơn dẫn đến lốp xe bị nứt.
Đặc biệt nếu xe không được để trong môi trường phù hợp, lốp xe với chất liệu chính là cao su nhanh bị thoái hóa, càng khiến lốp xe dễ nứt hơn.
Vì vậy khi xe để lâu mà ít đi tới, người dùng vẫn nên kiểm tra và bơm bù để đảm bảo áp suất lốp được duy trì theo mức khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông số này tùy thuộc vào mỗi dòng xe và có thể xem ở thành trong của cửa lái (phía dưới cột B).
Bên cạnh đó, việc di chuyển xe tiến, lùi một chút sẽ giúp hạn chế hiện tượng biến dạng (méo) của lốp do đỗ xe lâu ngày. Có thể kết hợp với việc đề nổ xe định kỳ để bảo vệ ắc-quy.
Như vậy, sau khoảng 1-2 tuần không sử dụng, hãy khởi động xe và cho chạy tại chỗ tầm 15 phút để bôi trơn máy móc, đồng thời sạc điện cho ắc-quy. Trong lúc này, hãy lấy bơm (thường là loại cắm điện với nguồn từ cổng tẩu trên xe) để kiểm tra và bù áp suất lốp nếu cần. Sau đó hãy cho xe tiến, lùi một chút để thay đổi vị trí chịu áp lực trên bánh xe.
Xe ô tô lâu ngày không dùng bị nấm mốc xử lý thế nào? Vào thời điểm tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều chủ xe phải để xe "đắp chiếu" cả tháng không dùng. Nếu không vệ sinh, chăm sóc bảo dưỡng ô tô kỹ, các loại nấm mốc và vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong,làm xe có mùi khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe Luôn dọn sạch...