Hình ảnh ‘độc’ về voọc quý hiếm ở Đà Nẵng
Những bức ảnh về loài voọc chà vá ở bán đảo Sơn Trà được công bố trong khuôn khổ triển lãm Đa dạng sinh học mang lại cho người xem nhiều cảm xúc.
Trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm ngày Đa dạng sinh học thế giới, chiều 22/5, lần đầu tiên Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng phối hợp cùng Bảo tàng Đà Nẵng, Hội Bảo vệ thiên nhiên TP Đà Nẵng tổ chức triển lãm Đa dạng sinh học TP Đà Nẵng.
Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức triển lãm Đa dạng sinh thái, sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân
Với 5 chủ đề: Đa dạng sinh học rừng, đa dạng sinh học biển, đa dạng sinh học cảnh quan Đà Nẵng và giáo dục và truyền thông về đa dạng sinh học (cảnh báo, tác động, sắn bắt trái phép, khai thác không hợp lý, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ động vật hoang dã) và sinh vật cảnh Đà Nẵng, triển đã lãm công bố hàng trăm các bức ảnh, tư liệu, tiêu bản về các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm cùng các hệ sinh thái cảnh quan Đà Nẵng, Bà Nà, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và hệ sinh thái dưới nước…
Video đang HOT
Voọc chà vá chân nâu, loài linh trưởng quý hiếm mà bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) là một trong số ít nơi còn bảo tồn được
Đặc biệt, lần đầu tiên, ban tổ chức công bố những hình ảnh về voọc chà vá chân nâu, loài linh trưởng quý hiếm đứng đầu trong sách đỏ cần bảo vệ khẩn cấp trên thế giới mà bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) là một trong số ít khu vực còn bảo tồn được loài động vật này.
Xúc động trước những hình ảnh về loài linh trưởng này, em Huy, học sinh tham quan triển lãm chia sẻ: “Em chưa từng thấy loài linh trưởng nào đẹp như loài voọc chà vá này. Em rất bất ngờ khi bán đảo Sơn Trà của TP Đà Nẵng lại sở hữu loài động vật quý hiếm này. Và thật đáng lên án những hành vi săn bắt, giết hại đối với loài động vật này cũng như làm tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên”.
Nhưng vẫn còn nạn săn bắt,…
Phát biểu tại triển lãm, ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Việt Nam được Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) công nhận 3 trong số 200 vùng sinh thái toàn cầu, là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh học cao
Các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam rất đa dạng, ở những vùng địa lý không lớn nhưng có rất nhiều kiểu hệ sinh thái. Đà Nẵng là một trong những thành phố hiếm có trên thế giới về đa dạng sinh học, nơi hội tụ sự đa dạng các hệ sinh thái rừng, biển và sông.
Chúng tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của Đà Nẵng trong công tác đa dạng sinh học, khi là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức triển lãm về đa dạng sinh học, nhằm truyền thông giáo dục cộng đồng thực hiện tốt Luật Đa dạng sinh học.
… và giết hại vẫn diễn ra
Được biết, triển lãm “Đa dạng sinh học lần thứ 1- 2013″ sẽ diễn ra từ ngày 22/5-5/6/2013 tại Bảo tàng Đà Nẵng (24 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Theo vietbao
Bàn giao cá thể Voọc quý hiếm về với môi trường tự nhiên
Một cá thể Voọc có tên trong Sách Đỏ thế giới vừa được lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bàn giao cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Cá thê Voọc Hà Tĩnh này được bà Phạm Thị Hô Thu (SN 1978, trú tại thị trân Ba Đôn, huyện Quảng Trạch) mua lại từ môt người dân khác với giá 3 triêu đông. Ngay sau đó, bà Thu đã tự nguyên giao lại cho cơ quan chức năng.
Voọc Hà Tĩnh hay Voọc đen Hà Tĩnh có tên khoa học là Trachypithecus hatinhensis được tìm thấy trong các khu rừng núi đá vôi thuộc tỉnh Quảng Bình. Một cuộc khảo sát gần đây đã phát hiện một quần thể Voọc Hà Tĩnh sống ở tỉnh Quảng Trị. Tuy được đặt tên là Voọc Hà Tĩnh nhưng loài này không phân bố tại tỉnh Hà Tĩnh.
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường vừa phối hợp Công an huyện Quảng Trạch thả một cá thể Voọc về với môi trường tự nhiên
Đây là loài động vật quý hiếm thuôc nhóm IB, được xếp vào nhóm nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cần được bảo vệ. Loài này sống theo đàn từ 2 - 15 cá thể, có nhóm lên tới 30 cá thể.
Trước đó vào tháng 9/2012, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã tiếp nhận một cá thể Voọc Hà Tĩnh từ Trạm Kiểm lâm La Trọng thuộc Hạt Kiểm lâm Minh Hóa. Cá thể này do ông Hồ Chăn (dân tộc Khùa) bắt được tại khu vực rừng đá vôi tiếp giáp với ranh giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Sau đó Trạm Kiểm lâm La Trọng đã vận động ông Chăn giao nộp lại cho Trung tâm để bảo tồn loại động vật quý hiếm này.
Theo Dantri