Hình ảnh do người dân cung cấp, là bằng chứng để xử phạt vi phạm giao thông
Bộ Giao thông vận tải cho biết, căn cứ hình ảnh của người dân cung cấp, lực lượng chức năng đã xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Gây bức xúc trong dư luận xã hội, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc lên án các hành vi vi phạm, góp phần ngăn chặn, giảm bớt những hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Thông tin trên báo Dantri, trong hồ sơ đề nghị sửa đổi Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Giao thông vận tải cho rằng việc áp dụng công nghệ thông tin cũng như triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý vi phạm hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Đề xuất xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh (ảnh minh họa)
Trước những hiện tượng vi phạm diễn ra công khai, gây mất an toàn giao thông, uy hiếp trực tiếp đến sự an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông, người dân đã ghi lại những hình ảnh vi phạm của người điều khiển phương tiện gửi các lực lượng chức năng.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, căn cứ hình ảnh của người dân cung cấp, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội qua đó tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc lên án các hành vi vi phạm, góp phần ngăn chặn, giảm bớt những hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hiện nay, việc quy định sử dụng các hình ảnh do cá nhân, tổ chức cung cấp chưa được thể hiện cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy để huy động được cá nhân, tổ chức phát huy trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính, Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần thiết phải bổ sung các quy định liên quan đến nội dung này.
Trên báo nguoiduatin.vn cũng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Như vậy, các clip, hình ảnh… được dùng làm căn cứ xử lý vi phạm phải là kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại điều 80 Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 46 quy định, người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
THÀNH NAM (tổng hợp)
Theo anninhthudo
Phòng ngừa tiêu cực xử lý vi phạm giao thông bằng ứng dụng công nghệ giám sát
Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, xử lý vi phạm giao thông không những nâng cao hiệu quả các mặt công tác này, mà còn giúp tăng cường giám sát, phòng ngừa tiêu cực nảy sinh từ người thực thi công vụ, nhất là tình trạng "tham nhũng vặt".
Công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng mạnh trong công tác giám sát, xử lý vi phạm giao thông
Khai thác kỹ các "kênh" thông tin
Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có số lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nhiều nhất cả nước. Mặc dù vậy, so với yêu cầu thực tế trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) hiện nay, lực lượng CSGT lúc nào cũng trong tình trạng thiếu người. Trung tá Lê Tú, Đội trưởng Đội CSGT số 3, Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết: "Dù rất cố gắng, song CSGT cũng chỉ có thể phát hiện ra vi phạm tại nơi mình làm nhiệm vụ.
Ở những tuyến đường có hệ thống camera giám sát, những vi phạm này sẽ bị các "mắt thần" này ghi lại. Tuy nhiên, không phải bất cứ tuyến đường nào, khu vực nào hiện cũng có CSGT hay được trang bị đầy đủ camera. Những vi phạm tại các vị trí này rất cần được người dân ghi lại, thông tin đến lực lượng CSGT để xử phạt".
Vậy làm thế nào để người dân có thể gửi được những hình ảnh, video, thông tin về vi phạm của các phương tiện khác trên đường tới lực lượng CSGT? Có cần lập một cổng thông tin để tập hợp hình ảnh vi phạm giao thông do người dân ghi lại, làm căn cứ phạt "nguội"? Đây là câu hỏi và ý kiến đề xuất của không ít người dân cũng như trăn trở của lãnh đạo Cục CSGT, Bộ Công an.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT khẳng định: "Nghị định 46 đã quy định và Cục CSGT cũng luôn mong muốn nhận được những hình ảnh, video vi phạm Luật Giao thông mà người dân gửi đến để CSGT xác minh xử lý. Hiện Cục CSGT đang chủ động nghiên cứu, xây dựng các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả việc tương tác giữa CSGT với người dân, lái xe".
Được biết, từ năm 2018, nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh về tình hình TTATGT, hoạt động của lực lượng CSGT, Cục CSGT đã công bố số điện thoại đường dây nóng là 0995.67.67.67. Trước đó, Cục CSGT đã có đường dây nóng, tuy nhiên là số điện thoại cố định nên việc tiếp nhận thông tin vẫn còn hạn chế. Nếu hệ thống tương tác trực tuyến gửi hình ảnh, video vi phạm Luật Giao thông của Cục CSGT cũng như CSGT toàn quốc được triển khai, chắc chắn hiệu quả xử lý cũng như ý thức của người dân sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.
Cục CSGT hay các Phòng CSGT ở Công an địa phương khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh người dân cung cấp đều nhanh chóng xác minh, xử lý vi phạm "nguội". Thống kê của Cục CSGT cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, có hàng chục trường hợp lái xe đi ngược chiều trên cao tốc đã bị đơn vị xử lý. Những hình ảnh về phương tiện vi phạm đều được người dân, cơ quan chức năng chuyển đến CSGT. Tại Hà Nội, từ năm 2016 đến tháng 6-2019, CSGT đã xử phạt "nguội" hơn 200 trường hợp vi phạm Luật Giao thông do người dân gửi hình ảnh vi phạm của phương tiện đến.
Ứng dụng tra cứu phương tiện vi phạm trên website rất thiết thực với người dân và lái xe
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin người dân chuyển đến qua các "kênh" khác nhau bước đầu đã đạt hiệu quả. Theo đại diện Cục CSGT, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thành lập Ban nghiên cứu Đề án ứng dụng Công nghệ thông tin của Cục CSGT. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục CSGT đang phối hợp với các chuyên gia công nghệ bàn thảo xây dựng ứng dụng trên điện thoại di động để tiếp nhận thông tin, hình ảnh, video phương tiện, người tham gia giao thông vi phạm được người dân chuyển về.
Đại diện Cục CSGT khẳng định, đơn vị đang nghiên cứu triển khai cách thức giám sát của người dân với lực lượng chức năng sao cho "vừa đảm bảo an ninh, an toàn và phù hợp với văn hoá ứng xử".
Ngăn ngừa "tham nhũng vặt"
Để phòng ngừa cán bộ chiến sĩ sai phạm trong quá trình làm nhiệm vụ, Cục CSGT cũng như chỉ huy các đơn vị, địa phương đã ban hành các kế hoạch, thông báo, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân, quy trình quy định công tác. Cùng với đó là ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào giám sát, quản lý đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Cục CSGT cũng đang nghiên cứu công khai tuyến, địa bàn, kế hoạch tuần tra kiểm soát của CSGT trên website của Cục CSGT để người dân biết. Khi người dân và CSGT tăng cường tương tác thông qua công nghệ, thiết bị thông minh, sẽ không chỉ hỗ trợ và hiệu quả trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm mà còn nâng cao tính giám sát, phòng ngừa tiêu cực từ chính lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Phòng CSGT, CATP Hà Nội đánh giá: "Chắc chắn, việc xây dựng "app" trên điện thoại thông minh sẽ giúp triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, phòng ngừa và xử lý nghiêm đối với vi phạm. Căn cứ vào những hình ảnh, thông tin, video mà người dân gửi đến, CSGT có thể xác minh, có thêm căn cứ để xử lý phạt "nguội".
Chỉ huy phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết, bên cạnh sự quyết liệt trong việc siết chặt lại tư thế, lễ tiết, tác phong, phòng ngừa sai phạm của CBCS, thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, đã tăng cường hiệu quả trong giám sát, hạn chế tiêu cực, vi phạm của cán bộ chiến sĩ.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực tuần tra, giám sát giao thông của CSGT giúp nâng cao tính minh bạch, tăng hiệu quả giám sát, phòng ngừa tiêu cực và tạo thuận tiện cho chủ phương tiện, người dân. Ngoài trung tâm chỉ huy giao thông có đầy đủ thông tin mang tính hệ thống và kết nối đồng bộ các thiết bị đầu, cuối, ô tô Cảnh sát sẽ được trang bị, tích hợp hệ thống tra cứu dữ liệu kết nối với trung tâm chỉ huy để tra cứu nhanh phương tiện, giấy phép lái xe.
Khi đó, việc xử phạt của CSGT cơ bản theo chứng cứ thu được từ hệ thống quản lý phương tiện. Hệ thống này hoạt động tự động phát hiện và báo lỗi vi phạm về trung tâm chỉ huy hoặc xe cảnh sát. Rõ ràng, khi công nghệ hỗ trợ sức người, đặc biệt quá trình xử lý, nộp tiền phạt qua máy tính, tài khoản, hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt, sẽ khiến hiện tượng "tham nhũng vặt" không còn "đất sống".
"Nghị định 46 đã quy định và Cục CSGT cũng luôn mong muốn nhận được những hình ảnh, video vi phạm Luật Giao thông mà người dân gửi đến để CSGT xác minh xử lý. Hiện Cục CSGT đang chủ động nghiên cứu, xây dựng các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả việc tương tác giữa CSGT với người dân, lái xe".
Đại tá Đỗ Thanh Bình (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an)
"Chắc chắn, việc xây dựng "app" trên điện thoại thông minh sẽ giúp triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, phòng ngừa và xử lý nghiêm đối với vi phạm. Căn cứ vào những hình ảnh, thông tin, video mà người dân gửi đến, Cảnh sát giao thông có thể xác minh, có thêm căn cứ để xử lý phạt "nguội".
Thượng tá Nguyễn Thanh Hải (Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, CATP Hà Nội)
Theo ANTD
CSGT Hà Nội tổng kiểm tra ô tô, xe máy: Mỗi ngày xử lý cả nghìn vi phạm Sau 3 ngày ra quân tổng kiểm tra ô tô, mô tô, lực lượng chức năng Hà Nội đã lập biên bản xử lý 3.200 phương tiện các loại vi phạm giao thông. Đội CSGT số 14, Hà Nội kiểm tra ô tô khách trên đường Giải Phóng theo Kế hoạch số 125 của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội Chiều 18/7,...