Hình ảnh đầu tiên của tàu ngầm Đà Nẵng tại Cam Ranh
Khoảng 22h ngày 2/2, tàu Rolldock Star, chở theo tàu ngầm kilo 186 – Đà Nẵng đã vào sâu trong vịnh Cam Ranh, neo ở vùng nước trước quân cảng Cam Ranh.
Trong ngày 3/2, dự kiến sẽ làm các thủ tục hải quan, kiểm tra an toàn và tháo dỡ khung gia cố vận chuyển trước khi tàu ngầm Kilo Đà Nẵng được lai kéo vào quân cảng.
Đây là tàu ngầm thứ 5 trong số 6 chiếc được Việt Nam đặt mua của Nga theo hợp đồng được ký năm 2009. Trước đó, ngày 17/12/2015, chiếc tàu ngầm diesel-điện Kilo thứ 5 của Việt Nam đã khởi hành từ thành phố St. Petersburg lên đường trở về cảng Cam Ranh.
Tàu ngầm 186 Đà Nẵng là tàu thứ hai được Nga chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2015. Hồi tháng 7/2015 vừa qua, tàu Kilo 185 Khánh Hòa cũng đã cập cảng Cam Ranh an toàn. Trong năm 2013 và 2014, ba chiếc tàu ngầm Kilo 182 Hà Nội, 183 TP Hồ Chí Minh, 184 Hải Phòng lần lượt được đưa về Việt Nam.
Tàu Rolldock Star chở theo tàu ngầm Kilo Đà Nẵng neo đậu tại Cam Ranh tối 2/2.
Video đang HOT
Hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel-điện đề án 636.1 “Varshavyanka” (tàu ngầm Kilo được NATO gọi là “hố đen đại dương”) được ký kết vào năm 2009 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Moscow. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tàu ngầm Hải quân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong tác chiến trên biển, có sức mạnh răn đe lớn.
Những chiếc tàu ngầm Kilo-636 sau khi tiếp nhận, Quân chủng đã nhanh chóng tổ chức huấn luyện, trong thời gian thời gian ngắn đã hoàn thành xuất sắc mọi khoa mục huấn luyện, các chuyến đi biển an toàn, vận hành tàu với các thông số đạt và vượt tính năng.
Bốn tàu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Khánh Hòa đã chính thức biên chế vào đội hình sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, song song với quá trình tiếp nhận, huấn luyện chuyển giao, huấn luyện làm chủ các tàu ngầm, theo Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Quân chủng đã triển khai đồng bộ các công tác bảo đảm cho lực lượng tàu ngầm, xây dựng hệ thống Cơ sở bờ, Trung tâm huấn luyện tàu ngầm, các kho trạm đảm bảo hậu cần, kỹ thuật hiện đại đồng bộ phục vụ tốt nhất cho mọi hoạt động của tàu ngầm hiện tại và những năm tiếp theo.
Xây dựng lực lượng tàu ngầm cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại.
Trong đó, xây dựng lực lượng tàu ngầm cách mạng là nền tảng; xây dựng chính quy là động lực; nâng cao trình độ tinh nhuệ về tác chiến là then chốt; từng bước làm chủ và không ngừng hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật là trọng tâm.
“Tuyệt đối hóa hay hạ thấp bất cứ nội dung nào cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc củng cố, tăng cường sức mạnh chiến đấu của lực lượng tàu ngầm. Coi trọng và thực hiện đồng bộ cả bốn yếu tố đó chính là cơ sở bảo đảm cho lực lượng tàu ngầm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong tình hình mới”- Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam- Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân nhấn mạnh.
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Tàu ngầm Kilo 186 - Đà Nẵng về tới Vịnh Cam Ranh
Khuya 2.2, tàu hàng Rolldock Star (Hà Lan) chở tàu ngầm 186 - Đà Nẵng đã về tới vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), thả neo cách quân cảng Cam Ranh không xa.
Tàu hàng Rolldock Star (Hà Lan) chở tàu ngầm 186 - Đà Nẵng về tới vịnh Cam Ranh khuya 2.2 - Ảnh: Bảo Nam
Cũng như các tàu trước đó, sau khi về đến vịnh Cam Ranh, các chuyên gia sẽ tiến hành các thao tác kỹ thuật để tàu ngầm 186 - Đà Nẵng rời khỏi tàu hàng Rolldock Star, vào quân cảng Cam Ranh.
Tàu ngầm 186 - Đà Nẵng là chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636.1 thứ 5 trong tổng số 6 tàu ngầm chạy bằng động cơ điện - diesel lớp Varshavyanka 636.1 (NATO gọi là Kilo) mà VN đặt Nga đóng.
Các tàu ngầm Kilo trước đó đã về Việt Nam gồm: 182 - Hà Nội (về Cam Ranh tháng 1.2014), 183 - TP.Hồ Chí Minh (19.3.2014), 184 - Hải Phòng (28.1.2015), 185 - Khánh Hòa (tháng 6.2015).
Giữa năm 2016 này chiếc tàu ngầm thứ 6 là Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ về Việt Nam.
Nguyễn Chung
Theo Thanhnien
Đòn bẩn của tàu cá Trung Quốc2 Việc dùng neo để phá nát lưới đánh cá của ngư dân Quảng Trị (xem Báo NTNN ra ngày 12.1) chỉ là một trong rất nhiều "đòn bẩn" mà các tàu cá Trung Quốc sử dụng, gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho hoạt động đánh bắt của ngư dân, nhất là ngư dân các tỉnh miền Trung. Từ "lấy thịt...