Hình ảnh đầu tiên của bà Suu Kyi sau đảo chính
Quân đội Myanmar công bố hình ảnh đầu tiên của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, cho thấy bà hầu tòa cùng hai lãnh đạo dân sự.
Hình ảnh do kênh truyền hình thuộc sở hữu quân đội MRTV công bố tối qua cho thấy bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, ngồi thẳng lưng trên ghế dành cho bị cáo, đặt tay trên đùi và đeo khẩu trang. Bên cạnh bà là Tổng thống Win Myint, cựu thị trưởng Naypyitaw, Myo Aung, và phía sau họ là hai cảnh sát.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi (ngồi trong cùng) hầu tòa tại thủ đô Naypyitaw hôm 24/5. Ảnh: MRTV .
Đây là hình ảnh đầu tiên của bà Suu Kyi từ sau cuộc đảo chính quân sự gần 4 tháng trước. Bà bị quân đội quản thúc tại gia kể từ đó và chỉ xuất hiện qua video tại các phiên tòa.
Video đang HOT
“Hình ảnh này khiến tim tôi tan nát”, người dùng Twitter Nay Win Aung cho biết trong loạt bài đăng phản ứng với hình ảnh bà Suu Kyi trước tòa.
“Tôi yêu Mẹ Aung San Suu Kyi, chúng tôi sát cánh với các lãnh đạo của mình, chúng tôi muốn đất nước trở lại”, người dùng Su Mon Hlaing cho hay, đề cập cách nhiều người Myanmar gọi bà Suu Kyi.
Bà Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình vì nhiều thập kỷ đấu tranh cho nền dân chủ Myanmar, là một trong số hơn 4.000 người bị bắt kể từ cuộc đảo chính. Bà bị truy tố do các cáo buộc vi phạm hạn chế ngăn Covid-19, sở hữu trái phép máy bộ đàm và vi phạm luật bí mật nhà nước, có thể đối mặt 14 năm tù. Quân đội cũng cáo buộc bà nhận hối lộ.
Bà Suu Kyi trông khỏe mạnh trong cuộc họp 30 phút với nhóm pháp lý, nhưng cho biết bà không được tiếp cận báo đài trong thời gian bị quản thúc và chỉ biết một phần những gì đang xảy ra bên ngoài, trưởng nhóm pháp lý Khin Maung Zaw nói.
Bà Suu Kyi “chúc mọi người sức khỏe tốt” trong cuộc gặp với các luật sư và cũng đề cập việc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà có thể sớm bị giải tán. “Đảng của chúng tôi lớn lên từ nhân dân nên sẽ tồn tại miễn là mọi người ủng hộ”, luật sư Khin Maung Zaw dẫn lời bà Suu Kyi nói, thêm rằng chủ tọa đã hoãn phiên xử đến ngày 7/6.
Bà Khin Maung Zaw cho biết thông tin duy nhất mà bà Suu Kyi nhận được từ bên ngoài là khi cảnh sát hỏi ý kiến của bà về một số vấn đề. Bà từ chối trả lời vì không biết tình hình đầy đủ.
Quân đội Myanmar nắm quyền sau đảo chính và tuyên bố sẽ ổn định đất nước, song căng thẳng tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự cũng như đụng độ giữa quân đội và các nhóm phiến quân.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã bắn chết ít nhất 800 người biểu tình, trong đó có hơn 50 trẻ nhỏ, và bắt giam hơn 3.800 người. Chính quyền quân sự Myanmar phủ nhận con số này và nói hàng chục nhân viên an ninh cũng đã thiệt mạng.
Quân đội Myanmar cáo buộc Suu Kyi tham nhũng 600.000 USD
Phát ngôn viên quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhận vàng và các khoản tiền trái luật trị giá 600.000 USD khi đương nhiệm.
"Chúng tôi điều tra được Aung San Suu Kyi đã nhận 600.000 USD và số vàng nặng 11,2 kg. Ủy ban chống tham nhũng đang điều tra", Zaw Min Tun, phát ngôn viên quân đội Myanmar, thông báo trong cuộc họp báo hôm nay ở thủ đô Naypyitaw.
Ông nói thêm nhiều người liên quan đang bị thẩm vấn. Tổng thống Win Myint và một số bộ trưởng trong nội các cũng liên quan tới tham nhũng. Zaw Min Tun cáo buộc Win Myint đã gây sức ép lên ủy ban bầu cử để ủy ban không mở điều tra cáo buộc gian lận mà quân đội đưa ra.
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại một sự kiện ở Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 10/2018. Ảnh: Reuters.
Zaw Min Tun nhắc lại quân đội chỉ điều hành chính quyền trong thời gian nhất định trước khi tổ chức bầu cử. Chính quyền quân sự từng cam kết tổ chức một cuộc bầu cử mới trong năm nay nhưng không nói ngày tháng cụ thể.
Myanmar rơi vào bất ổn sau khi quân đội tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự hôm 1/2. Họ cáo buộc đã xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng hồi tháng 11. Hơn một tháng qua, hàng trăm nghìn người đã biểu tình yêu cầu quân đội trả tự do cho bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả cuộc bầu cử.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 60 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra. Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (HĐBA) hôm 10/3 họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình ở Myanmar theo đề nghị của Anh.
Đảo chính quân sự: Vẫn còn giải pháp cho Myanmar Chuyên gia nhận định việc ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi sẽ tác động lớn đối với quân đội và đất nước Myanmar thời gian tới. Quyết định bất ngờ của quân đội Myanmar khi bắt giữ Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi cũng như tuyên bố tình trạng...