Hình ảnh đất nước Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ
Việc Eurogroup từ chối gia hạn chương trình cứu trợ khiến đất nước Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ, với hệ thống tài chính đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Ngày 30/6, Nhóm các Bộ trưởng Tài chính của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurogroup) đã từ chối đề xuất vào phút chót của Thủ tướng Alexis Tsipras về gia hạn chương trình cứu trợ Hy Lạp, khiến Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ. Ảnh: Cảnh sát chống bạo động canh gác bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Hy Lạp hôm 30/6.Hy Lạp đang đứng bên bờ vực vỡ nợ khi không thể thanh toán khoản nợ lên tới 1,6 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Những người nhận lương hưu trí chờ bên ngoài một chi nhánh Ngân hàng quốc gia ở Iraklio đang to tiếng với nhân viên nhà băng. Người phụ nữ giơ tiền mặt sau khi hoàn tất giao dịch trên máy rút tiền tự động (ATM) ở Athens. Nhân viên an ninh xách vali tiền tới chi nhánh Ngân hàng Quốc gia ở Athens. Những người biểu tình ủng hộ Hy Lạp ở lại Eurozone hô vang khẩu hiệu trong cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Quốc hội. Quản lý ngân hàng giải thích tình hình cho những người nhận lương hưu đang kiên trì đứng đợi bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Quốc gia ở Thessaloniki. Người đàn ông rút 60 Euro, mức cao nhất mỗi lần rút tiền ở các máy ATM sau khi chính phủ kiểm soát vốn các ngân hàng Hy Lạp. Người đàn ông hưu trí này sung sướng khi rút được 60 euro từ máy ATM. Một cuộc biểu tình chống lại chính sách “thắt lưng buộc bụng” do các chủ nợ ép buộc Chính phủ Hy Lạp thực hiện. Hàng nghìn người Hy Lạp xuống đường biểu tình phản đối nguy cơ sụp đổ tài chính mà Hy Lạp đang phải đối mặt. Tranh cổ động graffiti trên đường phố Athens “nói không” với đồng euro trước cuộc trưng cầu dân ý có tính chất định mệnh vào ngày Chủ Nhật tới (5/7/2015). Những người biểu tình “nói có” với đồng euro trên đường phố Athens. Thủ tướng Đức Angela Merkel loại trừ thương thảo với chính phủ Hy Lạp trước cuộc trưng cầu dân ý ngày Chủ Nhật (5/7/2015) Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tuyên bố sự kiên nhẫn của Châu Âu đối với chính phủ Hy Lạp đã cạn kiệt. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Varoufakis tuyên bố qui chế thành viên EU của nước ông là “không thể thương lượng”. Dân chúng chăm chú đọc báo vào sáng ngày 1/7 về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp. Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã viết thư gửi tới các chủ nợ quốc tế, trong đó tuyên bố sẵn sàng chấp nhận các điều khoản của gói cứu trợ tài chính được công bố ngày 28/6, với một số điều kiện đi kèm.
Ngày 30/6, Nhóm các Bộ trưởng Tài chính của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurogroup) đã từ chối đề xuất vào phút chót của Thủ tướng Alexis Tsipras về gia hạn chương trình cứu trợ Hy Lạp, khiến Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ. Ảnh: Cảnh sát chống bạo động canh gác bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Hy Lạp hôm 30/6.
Hy Lạp đang đứng bên bờ vực vỡ nợ khi không thể thanh toán khoản nợ lên tới 1,6 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Những người nhận lương hưu trí chờ bên ngoài một chi nhánh Ngân hàng quốc gia ở Iraklio đang to tiếng với nhân viên nhà băng.
Người phụ nữ giơ tiền mặt sau khi hoàn tất giao dịch trên máy rút tiền tự động (ATM) ở Athens.
Nhân viên an ninh xách vali tiền tới chi nhánh Ngân hàng Quốc gia ở Athens.
Những người biểu tình ủng hộ Hy Lạp ở lại Eurozone hô vang khẩu hiệu trong cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Quốc hội.
Video đang HOT
Quản lý ngân hàng giải thích tình hình cho những người nhận lương hưu đang kiên trì đứng đợi bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Quốc gia ở Thessaloniki.
Người đàn ông rút 60 Euro, mức cao nhất mỗi lần rút tiền ở các máy ATM sau khi chính phủ kiểm soát vốn các ngân hàng Hy Lạp.
Người đàn ông hưu trí này sung sướng khi rút được 60 euro từ máy ATM.
Một cuộc biểu tình chống lại chính sách “thắt lưng buộc bụng” do các chủ nợ ép buộc Chính phủ Hy Lạp thực hiện.
Hàng nghìn người Hy Lạp xuống đường biểu tình phản đối nguy cơ sụp đổ tài chính mà Hy Lạp đang phải đối mặt.
Tranh cổ động graffiti trên đường phố Athens “nói không” với đồng euro trước cuộc trưng cầu dân ý có tính chất định mệnh vào ngày Chủ Nhật tới (5/7/2015).
Những người biểu tình “nói có” với đồng euro trên đường phố Athens.
Thủ tướng Đức Angela Merkel loại trừ thương thảo với chính phủ Hy Lạp trước cuộc trưng cầu dân ý ngày Chủ Nhật (5/7/2015)
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tuyên bố sự kiên nhẫn của Châu Âu đối với chính phủ Hy Lạp đã cạn kiệt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Varoufakis tuyên bố qui chế thành viên EU của nước ông là “không thể thương lượng”.
Dân chúng chăm chú đọc báo vào sáng ngày 1/7 về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp. Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã viết thư gửi tới các chủ nợ quốc tế, trong đó tuyên bố sẵn sàng chấp nhận các điều khoản của gói cứu trợ tài chính được công bố ngày 28/6, với một số điều kiện đi kèm.
Theo_Kiến Thức
Hy Lạp trở thành quốc gia phát triển đầu tiên vỡ nợ
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đêm 30/6 xác nhận Hy Lạp đã không thể hoàn trả khoản vay 1,6 tỷ euro đúng thời hạn chót 30/6, trở thành quốc gia phát triển đầu tiên không thể trả nợ quỹ này. Một thỏa thuận xin gia hạn nợ vào phút chót đang được bàn thảo.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của IMF Gerry Rice cho biết: "Chúng tôi đã thông báo tới Ban điều hành rằng Hy Lạp giờ đang phải khất nợ và chỉ có thể nhận các khoản tài trợ của IMF một khi các khoản nợ cũ được trả hết".
Người Hy Lạp xuống đường biểu tình, mong muốn ở tại EU trong ngày 30/6 (Ảnh: AFP)
Như vậy, Hy Lạp là quốc gia phát triển đầu tiên không thể hoàn trả nợ cho IMF. Việc này rất có thể sẽ đồng nghĩa với khả năng nước này phải rời khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tuy nhiên, Bộ trưởng các nước cho biết, họ sẽ thảo luận một đề xuất được Athens đưa ra ở phút chót, để giúp nước này có thể nhận được một chương trình cứu trợ mới.
Với việc chương trình cứu trợ của Eurozone đã hết hiệu lực, Hy Lạp hiện tại không thể tiếp cận các khoản vay hàng tỷ euro từ quỹ này.
Trước đó, Bộ trưởng tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem, Chủ tịch của nhóm Bộ trưởng khu vực Eurozone (Eurogroup), nhấn mạnh rằng sẽ thật "điên rồ" khi gia hạn thời gian cứu trợ cho Hy Lạp qua thời hạn chót là đêm 30/6, bởi Athens vẫn đang từ chối các đề xuất châu Âu đưa ra.
Phát biểu sau cuộc điện đàm với các Bộ trưởng Eurozone khác, ông Dijsselbloem cho biết thêm Hy Lạp đang đề nghị vay thêm 29,1 tỷ Euro từ chương trình cứu trợ của châu Âu, và yêu cầu này sẽ được xem xét sau.
Ủy ban châu Âu (EC) - một trong 3 chủ nợ của Hy Lạp, với hai chủ nợ còn lại là IMF và ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) - muốn Athens phải tăng thuế và cắt giảm phúc lợi xã hội để đảm bảo nguồn tiền trả nợ.
Hiện Athens đang phải gánh khoản nợ công khổng lồ, lên tới 323 tỷ euro.
Các ngân hàng Hy Lạp sẽ không mở cửa trong tuần này, sau khi các cuộc đàm phán giữa nước này và các chủ nợ đổ vỡ. Tuy nhiên, trong ngày thứ Tư, khoảng 1.000 chi nhánh các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại để chi trả tiền cho những người hưởng trợ cấp. Mỗi người sẽ được phép rút tối đa 120 euro.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Nội dung "tối hậu thư" của Athens tới EU trước thềm vỡ nợ Trong bức thư của Hy Lạp gửi đến Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurogroup), nỗ lực cuối cùng của Hy Lạp để mở rộng gói cứu trợ quốc tế, nguồn kinh phí hai năm và chương trình tái cơ cấu nợ, Athens đã thể hiện quyết tâm không nhượng bộ những đòi hỏi của chủ nợ về cải...