Hình ảnh cuộc sống ở Afghanistan
Hơn một năm sống ở Afghanistan, nhà báo nữ Anna Badkhen đã phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của quốc gia Trung Á vốn bị lửa đạn chiến tranh bao phủ này.
Hơn 10 năm nay, khi nói về Afghanistan, thế giới sẽ ngay lập tức nghĩ đến một vùng đất chìm trong súng đạn và những vụ đánh bom liều chết. Tuy nhiên, đất nước này vẫn có những vẻ đẹp của riêng nó. Những khoảnh khắc bình dị và mộc mạc đời thường giữa bao hiểm nguy của giao tranh và bom đạn khiến người ta càng thấy trân trọng cuộc sống hòa bình.
Một phụ nữ Afghanistan trong bộ váy áo sặc sỡ đi giày cao gót trên một tuyến đường đầy đá sỏi nối liền Kunduz và Mazar-e-Sharif, Afghanistan.
Những cánh đồng cây thuốc phiện ở miền bắc Afghanistan. Cây thuốc phiện vốn là loại cây truyền thống ở quốc gia này bất chấp những nỗ lực dẹp bỏ của chính phủ. Tuy có vẻ ngoài tuyệt đẹp nhưng việc trồng cây thuốc phiện để lấy nhựa bán sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho con người.
Hai chú lừa chở những bó quả của cây thuốc phiện về nhà sau khi được thu hoạch ngoài cánh đồng.
Những người phụ nữ Afghanistan đi bộ dọc con đường nối liền Kunduz và Mazar-e-Sharif.
Video đang HOT
Những đứa trẻ chơi đùa ven đường.
Một nhân viên an ninh đang kiểm tra hàng hóa được người dân vận chuyển từ Kunduz tới Char Dara, nơi được coi là thành trì của Taliban tại Kunduz.
Trẻ em chơi cùng những chú bồ câu bên ngoài ngôi đền Hazrat Ali còn được gọi là Blue Mosque ở Mazar-e-Sharif, nơi thu hút rất nhiều du khách tới đi lễ.
Chiếc quần rộng thùng thình được một cậu bé sử dụng làm phao khi đắm mình trong dòng nước sông Balkh vào một ngày nắng nóng.
Ông Mohammed Ibrahim, 65 tuổi, tranh thủ ngủ trưa trên nóc một công trình thủy lợi. Ông được người dân tín nhiệm bầu làm người chịu trách nhiệm điều phối nước cho ngôi làng nằm giữa Kunduz và Mazar-e-Sharif.
Trẻ em Afghanistan đưa gia xúc xuống uống nước tại một con suối nhỏ thuộc địa phận một ngôi làng ở tỉnh Balkh.
Hình ảnh người nông dân đánh đu trên nóc chiếc xe chở gia súc đến một chợ phiện ở Mazar-e-Sharif.
Thanh niên trai tráng tham gia trò chơi truyền thống.
Quầy bán bánh tại khu chợ đêm ở Kunduz.
Hồng Duy
Theo infonet.vn
Người Ba Tư tưng bừng đón năm mới
Các nước Trung Á và Trung Đông đang tổ chức đón năm mới theo lịch Ba Tư với nhiều hoạt động vui chơi truyền thống nhiều sắc màu, bất chấp tình hình bất ổn vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia trong khu vực.
Người Afghanistan tập trung ở đền Sakhi tại thủ đô Kabul hôm qua để cùng nhau đón năm mới và bắt đầu lễ hội Noruz. Noruz, một trong những lễ hội lớn nhất ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này, đánh dấu thời điểm xuân phân và bắt đầu năm mới theo lịch Ba Tư. Tính theo lịch mặt trời của người Ba Tư, năm nay là năm 1391. Ảnh: AFP
Những người bán bóng bay trong ngày thứ hai của lễ hội Noruz ở thủ đô Kabul, Afghanistan. Lễ hội Noruz bắt đầu năm mới 1391 của người Ba Tư rơi đúng ngày 20/3/2012, và được tổ chức tưng bừng ở nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, các nước cộng hòa Trung Á, Iraq, Iran, Azerbaijan cũng như Afghanistan hay Syria. Ảnh: AFP
Năm mới, đường phố và các khu chợ Tehran ngập tràn các loại hàng hóa. Theo truyền thống, người Iran sẽ mua hoa, cây xanh và cá vàng để tổ chức lễ đón năm mới tại gia. Ảnh: AFP
Một phụ nữ Afghanistan ngắm nghía một bộ váy trong cửa hiệu ở thành phố Herat. Ảnh: AFP
Người Kurd ở Syria phất cờ biểu tình chống chính phủ và mừng lễ hội Noruz tại thành phố Qamishli. Ảnh: AFP
Người Kurd ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhảy múa quanh đống lửa trong lễ hội đón năm mới 1391. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2010 đã công nhận Noruz là ngày lễ quốc tế và ca ngợi đây là một lễ hội đặc biệt của xứ Ba Tư với lịch sử hơn 3.000 năm. Ảnh: AFP
Các cô gái Kyrgyzstan nhảy múa ở quảng trường Ala-Too tại thủ đô Bishkek, nước Cộng hòa Kyrgyzstan. Ảnh: AFP
Theo VNExpress
Đức phá thành công quả bom "khủng" Cán gia bom tại thà Koblenz,c hôm qunh công bom, trong cng 1,8 n, bịng nc này thn II. Xem video: Theo Dân Trí