Hình ảnh cực hiếm về cá voi mẹ cho cá voi con bú khi mới sinh
Cá voi như chúng ta biết khác với hầu hết các sinh vật biển thông thường. Chúng là động vật có vú và sinh con, sau đó chúng nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, với đặc điểm hình thể to lớn cùng thói quen di cư, chúng đi khắp thế giới khiến các nhà khoa học không dễ theo dõi được cụ thể về sinh vật này.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học từ Đại học Hawaii thuộc Chương trình nghiên cứu động vật biển Mnoa, Trạm Hàng hải Hopkins thuộc Đại học Stanford và Đại học California, Santa Cruz, rất quan tâm đến việc tìm hiểu tần suất và thời gian chăm sóc con của cá voi mẹ, các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc quan sát hành vi này.
Để thực hiện được, các nhà khoa học đã gắn vào cá voi ngoài máy ảnh còn có máy ghi âm, cảm biến độ sâu và gia tốc kế, cùng nhau thu thập dữ liệu về hành vi, chuyển động và nhịp thở của cá voi. Các nhà nghiên cứu cũng triển khai máy bay không người lái để đồng thời quan sát các sinh vật duyên dáng từ trên cao và quan sát kích thước và tình trạng cơ thể của chúng.
Mỗi năm có khoảng 10.000 con cá voi lưng gù quay trở lại những vùng nước nông, ấm áp để sinh ra con non. Các bà mẹ sau đó sẽ dành một vài tháng, từ tháng 1 đến tháng 3 để nuôi con, tăng cường cho chúng trong quá trình di cư đến khu vực nuôi dưỡng mùa hè có nhiều loài nhuyễn thể ở Alaska.
Trong những tháng mùa đông, các bà mẹ cá voi sẽ không ăn mà chủ yếu cho cá voi con ăn. Điều mà nhóm nghiên cứu muốn biết nhất chính là tần suất và thời gian cho cá voi con ăn bao lâu để có đủ sức khoẻ cho việc di chuyển dài ngày.
“Chúng ta thực sự có thể nhìn thấy những gì những con vật này đang nhìn thấy, gặp phải và tự trải nghiệm. Đó là những thước phim khá độc đáo và hiếm hoi mà chúng tôi có được. Điều này cho phép chúng tôi định lượng thời gian, tần suất cá voi con bú mẹ”, nhà sinh vật biển Lars Bejder thuộc Chương trình nghiên cứu động vật biển của Đại học Hawaii cho biết.
Hai bộ dữ liệu từ cảm biến và máy bay không người lái sẽ cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về những gì cá voi đang làm.
Năm ngoái, Bejder và nhóm của ông đã dành một thời gian nghiên cứu trong khu vực kiếm ăn của cá voi ở Alaska. Trong mùa sinh sản, Bejder đã sử dụng máy bay không người lái để quay lại cảnh một con cá voi lưng gù mới sinh, bơi cạnh mẹ của nó ở Maui, chưa đầy 20 phút sau khi sinh. Ông và các đồng nghiệp của mình đang hy vọng rằng tất cả các bộ sưu tập dữ liệu sẽ dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống của những con vật đáng kinh ngạc này, và vai trò di cư của chúng.
“Kết hợp các bộ dữ liệu trên khắp khu vực các voi thường tìm kiếm thức ăn và nơi sinh sản thực sự sẽ cho chúng ta những thông tin quan trọng của những môi trường sống khác nhau đối với những động vật này”, Bejder nói.
Trang Phạm
1001 thắc mắc: Cá voi sát thủ cũng bị mãn kinh?
Cá voi sát thủ trải qua thời kỳ mãn kinh giống như ở người, và đặc điểm này có thể được tiến hóa nhằm cải thiện khả năng sống sót của hậu duệ chúng.
Cá voi sát thủ là một trong ba loài động vật tiếp tục cuộc sống trường thọ sau khi ngưng hoạt động sinh sản, cho phép cá mẹ dành trọn thời gian sau đó để trông nom con cái của chúng.
Các nhà khoa học của Đại học Exeter và York (Anh) đã phân tích dữ liệu về ngày sinh lẫn ngày chết, cũng như chi tiết về quan hệ di truyền và xã hội ở hai cộng đồng cá voi sát thủ, vốn chia sẻ đặc điểm mãn kinh với con người và cá voi hoa tiêu.
"Mục tiêu của chúng tôi là nhằm tìm hiểu lý do tại sao những con cá voi khổng lồ này lại áp dụng chiến thuật mãn kinh tương tự như người", theo tờ Guardian dẫn lời chuyên gia Darren Croft của Đại học Exeter.
Cá voi sát thủ cái ngưng sinh sản ở độ tuổi 30, 40 nhưng sống cho đến năm 90 tuổi.
Cấu trúc xã hội bất thường của loài cá voi này có thể là nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tiến hóa trên.
Cá voi con, dù đực hay cái, đều sống với mẹ của chúng cho đến khi cá voi mẹ qua đời. Cá voi đực cũng tiếp tục quay về bên cá mẹ sau khi kết đôi với cá voi cái ở những gia đình khác.
Do vậy, tình trạng mãn kinh có thể giúp cá voi mẹ dồn hết tâm sức chăm sóc cho lũ con lẫn cháu, và tránh việc cạnh tranh sinh sản với con cái.
Do sống trường thọ, cá voi sát thủ mẹ cũng đảm nhiệm vai trò đầu đàn cho khoảng 40 nhóm gia đình, và chia sẻ kinh nghiệm săn lùng thực phẩm cho các cá voi trẻ.
Những thiên tài "máu lạnh" của đại dương
Cá voi sát thủ, còn có tên gọi khác là cá heo đen lớn hay cá hổ kình (tên khoa học: Orca) là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, đồng thời là phân loài cá heo lớn nhất. Cá voi sát thủ sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp hơn.
Một con cá voi sát thủ điển hình luôn có những khoang màu đen trên lưng, đốm trắng ở ngực và 2 bên sườn, cũng như 1 mảng trắng khác nằm trên và đằng sau đuôi mắt. Chúng có kích thước khá lớn, một con đực trưởng thành thường dài từ 6 - 8m và nặng tới hơn 6 tấn (khoảng 5.9 - 6.5 tấn). Con cái nhỏ hơn, dài khoảng 5 - 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn. Trong khí đó, con non mới sinh "chỉ" nặng khoảng 180kg, và dài chừng 2.4 m.
Bên cạnh đó, cá voi sát thủ cũng đạt vị trí quán quân trong ngôi vị loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể đạt tới 56 km/h.
Cá voi sát thủ có mặt ở tất cả các đại dương và hầu hết các vùng biển trên trái đất, tuy nhiên chúng thường thích săn mồi ở những vùng biển lạnh vĩ độ cao và tầng nước trên cùng.
Kích thước lớn nhưng vẫn nhanh nhẹn, khéo léo, sống lâu, "vứt đâu cũng sống", và đặc biệt thông minh - loài động vật này chính là một trong những cỗ máy giết chóc hoàn hảo nhất mà thiên nhiên đã từng tạo ra.
Những sự thật bất ngờ về cá voi sát thủ
"Không ngán" bất cứ đối thủ nào dù là thông minh và hung dữ nhất
Cá voi sát thủ chính là "cơn ác mộng" của loài cá heo nói chung (đồng loại của chúng trên lý thuyết). Dù cũng nhanh nhẹn và cực kỳ thông minh nhưng rất ít trường hợp những chú cá heo tội nghiệp thoát khỏi bộ hàm với hơn 50 cái răng sắc nhọn răng sắc nhọn của những tên sát thủ chuyên nghiệp này.
Đặc biệt thích tấn công "trẻ em"
Có lẽ nên đặt thêm biệt danh cho cá voi sát thủ là ông kẹ của đại dương bởi chúng cực kỳ thích săn bắt và ăn thịt các con non, từ những chú hải cẩu, sư tử biển thậm chí đến cả cá nhà táng con.
Cá voi sát thủ đặc biệt thích tấn công những chú cá voi lưng gù non. Bằng cách săn mồi theo bầy (thường là cả một gia đình gồm 3-5 con hoặc thậm chí là hai gia đình cùng kết hợp), chúng tách con cá voi con ra khỏi cá voi mẹ và sau đó liên tục "thi triển" những cú húc đầu khủng khiếp, tấn công cá voi lưng gù con cho đến khi nó tử vong.
Nhận biết được sự nguy hiểm đến từ con người
Con người chính là loài thống trị trên hành tinh. Chúng ta dễ dàng thuần phục loài động vật to lớn nhất mặt đất: Biến voi thành những diễn viên xiếc hay trợ thủ đắc lực cho các công việc nặng nhọc. Trên đại dương, con người đã săn bắt cá nhà táng - loài cá lớn nhất hành tinh trong hàng trăm năm, thậm chí khiến một số loài cá voi đứng bên bờ tuyệt chủng, và cá voi sát thủ cũng không phải là ngoại lệ.
Orca rất thông minh, nhưng chắc chắn chúng không thể thông minh bằng con người. Do đó rất nhiều con cá voi sát thủ đã phải bỏ mạng dưới tay con người, trong suốt lịch sử hàng trăm năm của ngành ngư nghiệp và hàng hải. Chỉ tính riêng trong vòng 3 năm, từ 1978 đến 1981, có tới 346 con cá voi sát thủ đã bị tiêu diệt tại khu vực ngoài khơi bờ biển Nauy. Con số này chỉ dừng lại khi có lệnh cấm của Chính quyền địa phương.
Những cá thể may mắn sống sót dường như chưa bao giờ quên điều đó, và như đã nói, cá voi sát thủ đủ thông minh để đúc rút kinh nghiệm từ những sự kiện mà chúng trải qua trong đời.
Video cá voi sát thủ ác mộng kinh hoàng của cá mập trắng:
Lần đầu tận mắt thấy hai cá mập trắng hợp sức tấn công cá voi lưng gù khổng lồ Lần đầu tiên hai cá mập trắng tấn công và giết chết một cá voi lưng gù ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Cá mập trắng tấn công cá voi lưng gù Mặc dù cá mập trắng là một kẻ săn mồi đỉnh cao nhưng so với sinh vật lớn nhất đại dương là cá voi lưng gù, chúng ít khi dám mạo...