Hình ảnh của nông thôn TP.HCM trong cuốn sách xuất bản cách đây gần trăm năm
Trong cuốn sách La Cochinchine (Xứ Nam Kỳ) của tác giả Marcel Bernanose, những hình ảnh hiếm có của nông thôn TP.HCM một thời hiện lên thật đẹp và thanh vắng, trong lành.
Marcel Bernanose (1884 – 1952) – tác giả cuốn sách – từng làm cố vấn văn hóa cho một số viên thống đốc và nhiều viên toàn quyền Đông Dương
Bìa cuốn sách. Ảnh Nguyên Vỹ
Cuốn sách ảnh La Cochinchine được biết đến như 1 ấn bản có số lượng rất giới hạn, chừng 400 bản được phát hành lần đầu tiên năm 1925. Nội dung phản ánh khái quát đầy đủ các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, văn hóa, du lịch, giao thông… của Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh khác thuộc xứ Nam Kỳ.
Một trang sách ghi nhận khung cảnh và sinh hoạt ở Sài Gòn. Ảnh Nguyên Vỹ
Sáng 7.2 (mồng 3 Tết) tại đường sách TP.HCM, người viết may mắn gặp anh La Vĩ Cường (ngụ quận Tân Bình) cũng đang tham quan gian sách cũ. Anh Cường cho biết hiện gia đình vẫn đang lưu giữ một ấn bản cuốn La Cochinchine.
Được biết, năm 2018, cuốn sách này đã được 1 nhà xuất bản tái bản lại, nhưng số lượng không nhiều. Anh Cường kể, ẩn bản anh đang giữ đã có từ rất lâu trong nhà.
Xung quanh người bán trà. Ảnh Nguyên Vỹ
“Lúc sinh thời, cha tôi rất quý trọng cuốn sách này. Giờ tôi vẫn lưu giữ như vật quý trong nhà. Vài năm trước, có người tìm đến trả giá hơn 10 triệu đồng nhưng tôi không bán”, anh Cường kể.
Trong cuốn sách, người xem có thểm bắt gặp nhiều hình ảnh phong phú, tuyệt đẹp về cảnh quang, phong tục, đời sống sinh hoạt… các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa, Mỹ Tho, Bến Tre, Tây Ninh, Trà Vinh, Cần Thơ, Sa Đéc, Sóc Trăng, Long Xuyên, Bạc Liêu, Rạch Giá, Châu Đốc và đất Hà Tiên xưa…
Toàn cảnh khu vực cảng thủy ở Sài Gòn. Ảnh Nguyên Vỹ
Video đang HOT
Cuốn sách có nhiều trang viết lý thú về những năm tháng xa xưa của TP.HCM ngày nay. Theo nội dung cuốn sách thì Sài Gòn có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Thành phố được xây dựng trên một gò đất mà từ địa phương gọi là “giồng” do nhô phía trên đất phù sa của đồng bằng châu thổ.
Không chỉ các công trình kiến trúc cổ, rất nhiều hình ảnh khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp cũng được cuốn sách ghi lại.
Cảnh thương nhân mua bán trái cây. Ảnh Nguyên Vỹ
Còn tỉnh Chợ Lớn thì trải rộng hơn 121.000 ha, do được bồi đắp nên lãnh thổ chỉ là vùng đất rộng lớn không rừng, không núi.
Khung cảnh chợ thuộc tỉnh Chợ Lớn. Ảnh Nguyên Vỹ
Những hình ảnh của nông thôn Cần Giuộc thuộc tỉnh Chợ Lớn ngày đó. Ảnh Nguyên Vỹ
Vùng nông nghiệp ở cầu An Hạ. Ảnh Nguyên Vỹ
Do sự hình thành của phù sa, ở Chợ Lớn việc trồng lúa chiếm ưu thế. So tổng diện tích, đất trồng lúa chiếm hơn 100.000 ha, cho sản lượng hàng năm 100.000 tấn. Tuy nhiên, việc trồng lúa phụ thuộc vào mùa mưa.
Xay gạo ở Phú Lâm. Ảnh Nguyên Vỹ
Cảnh mua bán hàng rong ở Phú Lâm. Ảnh Nguyên Vỹ
Cảnh làm lúa và thu hoạch ở Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn ngày đó. Ảnh Nguyên Vỹ
Từ những năm đầu thế kỷ 20, các nhà máy công nghiệp đã được thử nghiệm trên quy mô lớn ở khu vực phía bắc của tỉnh Chợ Lớn. Trong đó có 1 nhà máy đường được thành lập tại làng Hiệp Hòa (nay thuộc tỉnh Long An) để xử lý cây mía được thu hoạch ở vùng này.
Còn tỉnh Gia Định được chú thích nằm dọc theo sông Sài Gòn, chia thành 4 khu vực lớn (Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè)
Một phần trang sách giới thiệu về tỉnh Gia Định. Ảnh Nguyên Vỹ
Nông nghiệp của tỉnh Gia Định được chia ra làm 2 khu vực. Khu vực thấp bao gồm toàn bộ đồng bằng sông Sài Gòn kéo dài ra biển; thường bị ngập trong nước lợ và được bao phủ bởi rừng ngập mặn.
Cảnh nước triều rút ở Thủ Đức. Ảnh Nguyên Vỹ
Cảnh nông thôn ở Hóc Môn. Ảnh Nguyên Vỹ
Khung cảnh mua bán nơi làng quê. Ảnh Nguyên Vỹ
Khu vực cao hơn trải dài từ Sài Gòn đến ranh giới với các tỉnh Tây Ninh và Biên Hòa; đất đai được canh tác hoàn toàn, ngoại trừ vùng đầm lầy và cầu An Hạ.
Theo danviet.vn
Nhà cổ 100 cột quý hiếm ở Long An
Miền đất Long An không chỉ nổi tiếng về những địa điểm du lịch sông nước, nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử lâu đời. Đó là ngôi nhà 100 cột có tuổi đời hơn 100 năm, khắc họa những tinh hoa trong kỹ thuật chạm trổ, hài hòa trong thiết kế, được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia.
Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Văn Hoa, lúc ấy là Hương sư làng Long Hựu, Tổng lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đến nay ngôi nhà đã trải qua 6 đời, hiện chủ nhân ngôi nhà này là bà Trần Thị Ngỏ, 70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa.
Bà Ngỏ chia sẻ, ngôi nhà có chiều ngang 21m, dài 42m, được ông cố của bà xây dựng từ 1898, hoàn thành 1903. Sau 2 năm xây dựng xong ngôi nhà, ông đã mời 15 nghệ nhân người Huế chạm trổ trong 3 năm. Chính diện của ngôi nhà quay về hướng Tây Bắc. Mái lợp ngói âm dương. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà rường Huế, ba gian hai chái đôi, gồm chái thượng và chái hạ. Sau khi chạm trổ bên dưới xong, các nghệ nhân mắc võng lên cao để chạm khắc trên trần nhà.
"Gian bàn thờ giữa là ông cố của tôi, ông Trần Văn Hoa, người xây dựng ngôi nhà, bên trái là ông nội, bên phải là cha của tôi"- bà Ngỏ cho biết thêm.
Gọi là nhà 100 cột, nhưng số lượng thực tế là 120 cây cột, trong đó có 68 cột tròn, 52 cột vuông. Ngôi nhà sử dụng nhiều loại gỗ như gõ đỏ, cẩm bông, mun, teak (là loại gỗ giá tỵ dùng làm báng súng, do gỗ cứng, không biến dạng, thích hợp làm những chi tiết tỉ mỉ). Trước gian bàn thờ giữa có hai cây cột lớn, trên 2 cây cột có 2 câu đối được sơn son thiếp vàng.
Câu bên phải: "Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh", dịch nghĩa: "Trong sự xoay vần của đất trời, vào mùa xuân cành trúc đâm chồi cũng tạo nên vẻ đẹp thanh khiết". Câu bên trái: "Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan", dịch nghĩa: "Nhìn về hướng núi, những thắng cảnh và những cánh chim bay cũng tạo nên một kỳ quan".
Phía trước hai câu đối có bốn chữ: "Sơn trang cổ tận", dịch nghĩa: "Núi cao không dứt", thể hiện cho ý chí của con người luôn hướng đến những điều cao thượng hơn. Từ ngoài cửa bước vào sẽ thấy ngay ba chữ được khảm ốc xà cừ: "Thiện tối lạc", dịch nghĩa: "Làm việc thiện sẽ rất vui".
Nói về cách bảo quản nhiều loại gỗ và những chi tiết được chạm trổ công phu, bà Ngỏ cho biết để bảo quản ngôi nhà có tuổi thọ đã 120 năm, bà đã dùng thuốc chống mối mọt để xua đuổi, thêm nữa là lau chùi quét dọn sạch sẽ. Ở những chi tiết nhỏ, bà dùng cây cọ nhỏ để quét.
Theo các tài liệu nghiên cứu, nhà 100 cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về tổng quan mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam bộ thời Pháp thuộc, nên có nhiều nét thay đổi trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng.
Qua hơn 100 năm tồn tại, phần nội thất bên trong của ngôi nhà vẫn còn chắc chắn, tuy nhiên những hạng mục khác như gạch ngói và những phần chịu nhiều nắng mưa bên ngoài đã có phần xuống cấp. Sau khi tham quan tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ của bà Trần Thị Ngỏ về những nét đặc sắc trong kiến trúc của ngôi nhà, rõ ràng đây là một công trình có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Trung và Nam bộ, cùng nội dung sâu sắc ẩn chứa bên trong những đường nét chạm trổ tinh xảo và độc đáo. Đây sẽ là một địa điểm không thể bỏ lỡ đối với những ai có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Cần Đước, Long An.
Theo saigondautu.com
"Yêu râu xanh" khống chế, giở trò đồi bại với bé 13 tuổi Thanh niên 27 tuổi phát hiện Ngọc đang chơi trốn tìm bị lạc trong con hẻm, gã khống chế nạn nhân rồi giở trò dâm ô. Chiều 20.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Long Xuyên (An Giang) tạm giữ hình sự Trương Văn Lạc (27 tuổi, ngụ xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành) để điều tra về hành vi Dâm...