Hình ảnh chưa từng thấy của Mặt Trăng
Bạn chưa từng và sẽ không bao giờ thấy một Mặt Trăng thực tế với đường rạng đông toàn phần như thế này.
Theo Live Science, bức ảnh độc đáo được nhiếp ảnh gia Andrew McCarthy đăng lên Instagram ngày 15/4 cho thấy một Mặt Trăng sần sùi, đen tối chứ không mịn màng, sáng sủa như những gì chúng ta từng thấy.
Hình ảnh siêu thực của Mặt Trăng với các lỗ đen, bề mặt sần sùi. Ảnh: Andrew McCarthy.
“Hình ảnh này trông hơi buồn cười vì đó là cảnh tượng không thể xảy ra”, McCarthy chia sẻ anh đã thu thập hình ảnh trăng lưỡi liềm trong suốt 2 tuần, sau đó chọn vùng ảnh có độ tương phản cao nhất, căn chỉnh rồi kết hợp chúng để cho ra bức ảnh siêu thực của các chi tiết trên bề mặt.
Phần tương phản cao mà McCarthy sử dụng để tạo ra bức ảnh trên gọi là đường rạng đông (terminator) – đường thẳng phân chia giữa phần tối và sáng của một thiên thể.
Đường rạng đông di chuyển liên tục tùy theo giai đoạn chu kỳ Mặt Trăng, tiết lộ hoặc giấu đi những phần mới trên bề mặt theo từng ngày. Do đường rạng đông làm tăng độ tương phản giữa phần sáng và tối trên bề mặt, phần bóng đổ trông dài và đậm hơn tại các miệng hố gần đường rạng đông nhất.
McCarthy đã sử dụng camera chụp lại những miệng hố gần đường rạng đông của Mặt Trăng mỗi đêm, từ lúc Mặt Trăng tròn dần đến khi tròn nhất.
Hình ảnh Mặt Trăng quen thuộc của chúng ta. Ảnh: NASA.
Sau 2 tuần khi Mặt Trăng tròn đầy, McCarthy đã có bộ ảnh rõ nét chụp mọi phần hố đen trên bề mặt của Mặt Trăng trong chu kỳ lưỡi liềm, tức là đường rạng đông di chuyển hết bề mặt.
Kết hợp chúng thành một bức ảnh là quá trình được McCarthy mô tả là “mệt mỏi”, kết quả là bức ảnh Mặt Trăng với phần rạng đông toàn phần.
Tất nhiên, không thể xem đây là hình ảnh chính xác của bề mặt Mặt Trăng, tuy nhiên kết quả đưa ra cho chúng ta thấy một góc nhìn chưa từng thấy về Mặt Trăng, người bạn đồng hành của Trái Đất.
Ra mắt bản đồ địa chất toàn diện nhất của Mặt Trăng Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) công bố bản đồ Mặt Trăng đầy đủ nhất từ trước đến nay với địa tầng và đứt gãy được thể hiện rất chi tiết.
Bức ảnh Mặt trăng 'chân thực nhất thế giới' sắc nét không thua vệ tinh
Bằng kỹ thuật chụp và ghép ảnh từ vô số khung hình khác nhau, nhiếp ảnh gia người Mỹ đã cho ra đời bức ảnh Mặt trăng chân thực nhất thế giới.
Theo lời Andrew McCarthy, nhiếp ảnh gia thiên văn sống ở bang California (Mỹ), bắt đầu từ lúc trăng khuyết, anh đã mất tròn hai tuần để hoàn thành tác phẩm xuất sắc này. Anh đã khéo léo tận dụng thời điểm Mặt trăng có diện tích bao phủ ánh sáng lớn nhất, kết hợp với nét đẹp huyền bí tại ranh giới của hai khoảng sáng - tối, giúp bức ảnh phô bày từng đường nét sắc sảo trên bề mặt Mặt trăng đến mức tối đa, khiến chúng hiện ra sống động như thể đang tồn tại ngay trước mắt người xem.
Mặt trăng sắc sảo đến từng chi tiết.
McCarthy đặt tên cho tác phẩm là "All Terminator" (tạm dịch: "Đường rạng đông"), chia sẻ rằng bức ảnh như một "quái thú" trong dự án của mình. Anh viết trên tài khoản Instagram @cosmic_background: "Mặt trăng như thế này trông có vẻ hơi buồn cười, cũng bởi vì nó là cảnh tượng không tưởng. Sau 2 tuần ghi lại hình ảnh của Mặt trăng từ khi trăng khuyết, tôi đã chọn khung ảnh có độ tương phản cao nhất, ngay trước đường rạng đông của Mặt trăng nơi bóng tối kéo dài, căn chỉnh và trộn lẫn chúng vào nhau để hiển lộ kết cấu đa dạng trên bề mặt".
Nhiếp ảnh gia đã dùng kỹ thuật ghép ảnh và sắp xếp để tạo nên tác phẩm này.
"Quá trình này khá mệt mỏi vì không phải ngày nào Mặt trăng cũng thẳng hàng, nên tôi phải ánh xạ hình ảnh qua một hình cầu 3D và điều chỉnh để trùng khớp hoàn hảo với nhau", anh nói tiếp. McCarthy cho biết anh sẵn lòng tạo ra thêm nhiều tác phẩm đặc sắc tương tự nếu nhận được phản hồi tích cực.
Mảng sáng - tối tinh tế trên ảnh.
Phát hiện lỗ đen "quái vật vô hình" lẩn trốn gần trái đất Một lỗ đen quái vật vô hình đã được các nhà khoa học phát hiện bằng một thiết bị quang phổ hiện đại, được xác định là lỗ đen gần trái đất nhất. Theo tiến sĩ Thomas Rivinius từ Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu (ESO), thành viên nhóm nghiên cứu, lỗ đen nằm trong hệ thống sao HD 167128, từng...