Hình ảnh bụi sả cứ ngỡ bình thường, ai ngờ điều ẩn giấu đằng sau mới ngoài sức tưởng tượng của tất cả
Bình thường, người ta cứ nói trồng sả để đuổi rắn nhưng thực tế thế nào?
Vào mùa Hè, những thông tin trên mạng xã hội về việc rắn bò vào nhà hay người bị rắn cắn luôn khiến số đông hoảng sợ. Quả thực, nỗi sợ hãi loài bò sát này vẫn là một là trong những nỗi sợ phổ biến đối với nhiều người.
Nhiều người còn rỉ tai nhau việc trồng sả để đuổi rắn, rắn sợ mùi sả mà không dám tiến đến. Tuy nhiên, có thật sự trồng sả sẽ đuổi được loài bò sát này không?
Mới đây, hình ảnh chụp một bụi sả vô tình gây chú ý mạng xã hội. Nhìn qua, nó chỉ là mộ bụi sả bình thường, có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhìn kĩ hơn một chút, dân mạng ngã ngửa khi ngay giữa bụi sả là nguyên một con rắn xanh, dài ngoằng “cố thủ” bên trong.
Phải khoanh đỏ mới thấy được có gì đó bên trong.
Một bụi sả vô cùng bình thường, nhìn qua chẳng ai thấy được vấn đề.
Nhưng thật sự là đằng sau có nguyên một con rắn thật dài.
Con rắn ở bụi sả khi bị lôi ra ngoài.
Như thế này thì rõ ràng là không phải loài rắn nào cũng sợ cây sả. Cách ngụy trang này của con rắn cũng tạo cho người ta cảm giác sợ hãi khi tiến đến lấy sả bởi chỉ cần sơ suất một chút, rất có thể bị rắn cắn rồi.
Video đang HOT
Dân mạng đã đưa ra nhiều bình luận khác nhau. Đa phần đều tỏ vẻ ngao ngán với “bậc thầy ngụy trang” trong bụi sả này. Số khác coi đây là một bài học kinh nghiệm về việc quan sát kỹ lưỡng và cẩn thận hơn để tránh đụng phải “hung thần” như vậy.
Cách trồng 5 loại cây gia vị trong bếp, ăn thoải mái, hết lại tự lên
Các loại rau gia vị đều rất dễ trồng, chúng ta có thể trồng trên một mảnh đất nho nhỏ và đặc biệt là nếu những gia đình ở chung cư hay thành phố với không gian khép kín thì có thể trồng ngay tại nhà.
1. Gừng
Gừпg là loại cây thường được kết hợp với nhiều món ăn để tăng hương vị thơm ngon và mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như điều trị cảm lạnh, tốt cho tiêu hóa,...
Loại cây gia vị này còn rất dễ trồng, cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn đặt gừng vào nơi ẩm tối để gừng mọc mầm và nảy nhánh.
Bước 2 : Sau đó bạn cho gửng đã mọc nhánh xuống đất hoặc cho gừng vào chậu có đất ẩm để trồng. Bạn tưới nước hằng ngày để gừng nhanh chóng phát triển.
Sau một vài tháng, cây sẽ đâm chồi, lên lá và cho ra những củ gừng mới.
2. Sả
Là cây gia vị tuyệt vời, thơm ngon hơn cho các bữa ăn, cây sả còn mang đến nhiều công dụng như làm đẹp, làm tóc, điều trị cảm cúm, lại tốt cho hệ tiêu hóa.
Trồng sả trong nhà còn giúp xua đuổi muỗi, cách trồng rất đơn giản lại không tốn công chăm sóc, bạn cần làm các bước sau:
Bước 1: Cắt bỏ lá già, rễ già để lại rễ khoảng 1cm, cắt ngọn sao cho chiều dài gốc sả còn 20 - 30cm.
Bước 2 : Chuẩn bị chậu nước hoặc chai nhựa để ngâm sả trong nước 7 ngày. Lưu ý, chỉ đổ nước ngập rễ xả khoảng 5 - 6cm, thay nước 1 lần/ngày.
Bước 3: Sau 7 ngày, khi sả đã mọc rễ, ra nhánh mới, mọc lá non thì bạn có thể chuyển sả từ cốc nước sang chậu đất nhỏ để trồng. Tưới nước hằng ngày để sả phát triển.
Sau khi trồng ra chậu đất, bạn chỉ cần tưới nước thường xuyên và chờ đến ngày thu hoạch là xong.
3. Rau mùi - Ngò
Rau mùi (ngò rí) là loại rau thơm thường được dùng để trang trí món ăn. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Theo nghiên cứu, rau mùi có công dụng đào thải độc tố, điều hòa kinh nguyệt, phòng chống táo bón và đái tháo đường.
Rau mùi trồng ở nhà rất đơn giản, bạn có thể tận dụng không gian trống trong nhà để trồng loại rau gia vị vốn được kết hợp để tăng hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn này.
Bước 1: Rau mùi sau khi sử dụng phần thân và lá, bạn hãy chừa lại một đoạn ngắn 5 - 6cm còn rễ nguyên vẹn để trồng.
Bước 2: Sau đó, đổ nước sạch vào 2/3 lọ thủy tinh, cắm phần gốc của ngò rí vào bình, đặt lọ thủy tinh ở nứi thoáng mát, có ánh nắng, mỗi ngày thay nước 1 lần.
Bước 3 : Sau 5 - 7 ngày, rễ raᴜ mùi sẽ ra dài khoảng 5 cm thì đem trồng ở chậu đất (chọn đất tươi xốp và kết hợp bón phân để đất có dinh dưỡng và trồng ngò nhanh lên hơn).
Bạn tưới nước thường xuyên vào buổi sáng và nhổ cỏ dại. Khi rau mùi mọc cao trở lại, bạn có thể hái lá và dùng được rồi.
4. Hành tây
Hành tây là một loại cây gia vị khác có thể trồng đơn giản tại nhà.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một củ hành tây tươi, phần rễ không bị dập nát hay trầy xước.
Bước 2: Lấy 1 cái cốc và cho củ hành tây vào sao cho củ hành không bị lọt thỏm xuống cốc hoặc cốc quá nhỏ khiến phần rễ hành không chạm được tới nước. Đổ nước vào cốc sao cho gốc hành ngập nước khoảng 1 cm.
Bước 3 : Để cốc пước đã đặt của hành lên trên ra ngoài nới ánh sáng để hành có thể phát triển tốt phần rễ và phần lá. Khoảng 3-4 ngày bạn nên thay nước một lần.
Sau 7 ngày, bạn có thể cắt phần lá xanh bên trên của hành và chế biến, giữ lại phần gốc trắng và tiếp tục trồng.
5. Húng quế
Cây húng quế tây có mùi rất đặc trưng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như ngừa bệnh tiểu đường, bảo vệ tim, có thể phòng chống ung thư, làm mát cổ họng, chữa sốt, trị đau đầu.
Bạn có thể tận dụng cành của cây húng quế để trồng tại nhà rất dễ dàng, thực hiện như sau:
Bước 1 : Chọn cành húng quế mập mạp, khỏe không sâu bệnh có chiều dài khoảng từ 10 - 15 cm.
Bước 2: Chuẩn bị cốc nước sạch và đặt húng quế vào trong nước sao cho nước ngập khoảng 1/3 cành húng quế. Đặt ở nơi khô ráo, có ánh sáng.
Bước 3 : Thay nước thường xuyên cho cây, khoảng 1 - 2 tuần khi thấy cây húng quế tăng gấp đôi kích thước thì bạn có thể trồng lại chúng vào chậu đất và đặt ở nới có ánh sáng trong bếp.
Chỉ cần thường xuyên tưới nước cho chậu húng quế thì cây sẽ phát triển và cho nhiều lá để bạn sử dụng hằng ngày.
Cô gái bức xúc vì bị hàng xóm vặt trụi cả bụi sả chỉ vì một lời đồn trên mạng xã hội Câu chuyện hàng xóm chỉ xin một tép sả nhưng lại vặt trụi cả bụi sả nhà người ta. Mới đây, một cô gái chia sẻ lên mạng xã hội bức xúc của mình về người hàng xóm, chỉ vì một tin đồn mà khiến cả bụi sả nhà cô bị vặt trụi. Cụ thể, cô gái đã viết: "Ai bày ra cái...