Hình ảnh 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn hầu tòa
Sáng nay, bị cáo Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son cùng các đồng phạm được dẫn giải tới tòa để tham gia xét xử trong vụ án Mobifone mua AVG.
Sáng 16/12, TAND TP Hà Nội bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.
Xe chở các bị cáo đến tòa.
Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 16 đến 31/12 dưới sự điều hành của các thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu (chủ tọa) và Trương Việt Toàn. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có 3 kiểm sát viên và ngoài ra, ông Đào Thịnh Cường – Phó Vụ trưởng Vụ 3 (án kinh tế) VKSND Tối cao được phân công là kiểm sát viên dự khuyết.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son.
Bị cáo Trương Minh Tuấn.
Đúng 7h sáng 3 xe chở các bị cáo đến tòa. Sau đó các bị cáo được dẫn vào đường hầm của tòa án.
Bị cáo Lê Nam Trà.
Bị cáo Cao Duy Hải tại phiên tòa sáng nay.
Video đang HOT
Tại tòa hôm nay, ông Nguyễn Bắc Son có 3 luật sư, Trương Minh Tuấn có 5 luật sư, Phạm Nhật Vũ có 3 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Trong năm 2015, ông Nguyễn Bắc Son chỉ đạo Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải khẩn trương thực hiện dự án mua cổ phần của AVG, không tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ông Son chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trái pháp luật, quyết định giá mua 8.898 tỷ đồng, tương đương 95% cổ phần của AVG. Giá trị mua lại cổ phần AVG cao hơn gấp nhiều lần giá trị tài sản thực của doanh nghiệp này.
Tóa án Nhân dân TP Hà Nội nơi diễn ra phiên xét xử sáng nay.
Để thổi phồng giá trị công ty, Phạm Nhật Vũ tung tin AVG đang được đối tác nước ngoài trả giá mua 700 triệu USD… Tháng 12/2015, Vũ bán được cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng. Nhờ đó, Vũ và các cổ đông AVG có được hơn 6.475 tỷ đồng và đây cũng là con số thiệt hại về vốn Nhà nước tại MobiFone.
Trong quá trình thực hiện dự án, Nguyễn Bắc Son đã gọi cho Phạm Nhật Vũ 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ, thúc đẩy dự án sớm hoàn thành. Sau khi Mobifone chuyển tiền cho AVG, Phạm Nhật Vũ đến nhà riêng của Nguyễn Bắc Son tại số 14 ngõ 36C1 Lý Nam Đế, Hà Nội và đưa cho ông Son 3 triệu USD.
Ông Son mang số tiền này lên phòng làm việc tại tầng 2, xếp đầy vào va li du lịch loại nhỏ màu đen hiệu Samsonite và chiếc ba lô du lich tối màu; số còn lại cho vào va li du lịch loại to màu trắng nhãn hiệu Samsonite. Tất cả được cất ra ngoài ban công quây kín bằng khung nhôm kính.
Cựu bộ trưởng khai đã đưa toàn bộ số tiền trên cho con gái là Nguyễn Thị Thu Huyền trong khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 USD đến 400.000 USD, trong những lần Huyền từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội thăm gia đình. Khi đưa tiền, Nguyễn Bắc Son dặn con gái không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.
Tuy nhiên, khi làm việc với cơ quan điều tra, Huyền không thừa nhận việc nhận 3 triệu USD từ bố mình.
Sáng 19/10, VKSND Tối cao tống đạt Cáo trạng số 89/CTr-VKSTC-V3 truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Trong số đó có 13 bị can bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 220, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015.
13 bị can này bao gồm: Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), Phạm Đình Trọng (sinh năm 1970, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Võ Văn Mạnh (sinh năm 1976, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (sinh năm 1983, thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Lê Nam Trà (sinh năm 1961, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone), Cao Duy Hải (sinh năm 1961, nguyên Tổng Giám đốc MobiFone), Phan Thị Hoa Mai (sinh năm 1966, Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) cùng 5 Phó Tổng Giám đốc MobiFone gồm: Phạm Thị Phương Anh (sinh năm 1975), Hồ Tuấn (sinh năm 1965), Nguyễn Đăng Nguyên (sinh năm 1976, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc MobiFone), Nguyễn Bảo Long (sinh năm 1972), Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1969).
Riêng bị can Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra, 4 bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà còn bị VKSND Tối cao truy tố thêm tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong 14 bị can, có 8 bị can bị tạm giam, 6 bị can được tại ngoại, trong đó có 1 bị can được bảo lĩnh (bị can Phạm Thị Phương Anh), 5 bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
ĐĂNG KHOA – MẠNH ĐOÀN
Theo vtc.vn
3 triệu USD nhận hối lộ ông Nguyễn Bắc Son muốn trả, gia đình không hợp tác: Bi kịch!
Ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu USD dù sau khi bị khởi tố có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác nên khó có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ do chỉ mới khắc phục được 500 triệu. Đó có phải là bi kịch?
Bi kịch?
Mới đây, khi VKSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Bắc Son - cựu Bộ trưởng TT&TT và 13 bị can trong thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG, nhiều ý kiến cho rằng, ông Son ngoài việc sẽ phải trả giá cho những hành vi vi phạm pháp luật mà mình gây ra còn phải chịu một bi kịch từ chính gia đình của mình.
Thực tế theo cáo trạng, với tội danh nhận hối lộ, Viện kiểm sát nêu rõ, sau khi xem xét quyết định hình phạt đối với tội danh này cần có sự phân hóa về vai trò, hành vi, số tiền chiếm đoạt và kết quả nộp tiền khắc phục hậu quả, áp dụng triệt để các căn cứ pháp luật và chính sách hình sự để giảm nhẹ hình phạt cho các bị can nhất là các bị can đã khắc phục hết số tiền chiếm đoạt.
Tuy nhiên, đối với bị can Nguyễn Bắc Son sẽ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ bởi bị can nhận hối lộ lên đến 3 triệu USD nhưng chỉ khắc phục được hơn 500 triệu số tiền chiếm đoạt. Lý do, dù bị can Nguyễn Bắc Son có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác để nộp tiền.
Đó chính là bi kịch của bị can Nguyễn Bắc Son. Bởi khi còn đảm nhiệm chức vụ, ông Son đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để được nhận số tiền trên nhưng khi sự việc bị bại lộ, bị can đã không thể khắc phục hết các hậu quả do mình gây ra, ngay số tiền chiếm đoạt cũng không thể nộp lại khi gia đình chính bị can lại không hợp tác.
Thực tế, để được nhận số tiền lên đến 3 triệu USD, dù rõ năng lực tài chính của AVG rất xấu, kinh doanh bết bát, nhưng với mục đích mong muốn MobiFone sớm thực hiện được dự án mua cổ phần của AVG trong năm 2015 nên bị can Son đã chỉ đạo các ông Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải khẩn trương triển khai thực hiện dự án. Theo bị can Son nghĩ nếu việc mua bán thành công thì cổ đông AVG sẽ cảm ơn ông bằng vật chất.
Đáng chú ý, sau đó, việc trao nhận 3 triệu USD giữa ông Phạm Nhật Vũ và cựu Bộ trưởng TT&TT diễn ra ngay tại nhà ông Son một cách như đương nhiên phải thế và đúng như mục tiêu ban đầu của ông Son khi "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền".
Bởi vậy, khi nhận được số tiền hưởng lợi bất chính trên, nắm rõ được điều này nên bị can Son đã cẩn thận chia số tiền vào 1 chiếc valo du lịch, 1 ba lô du lịch và một chiếc valo du lịch khác sau đó cất ra ngoài ban công được quây kín bằng khung nhôm kính. Toàn bộ số tiền 3 triệu USD, Nguyễn Bắc Son đưa cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 USD đến 400.000 USD trong những lần bà này từ TP HCM ra Hà Nội thăm gia đình. Khi đưa tiền Son dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.
Rõ ràng việc dặn con gái không được gửi tiết kiệm là bị can Son thừa biết số tiền trên là bất chính, nếu bị phát giác sẽ bị tịch thu. Dặn con gái mang đi đầu tư, thực chất là hành vi rửa tiền, xoay những đồng tiền bẩn thành tiền sạch. Đó cũng là sự tẩu tán tài sản và hành động này của ông Son không có gì là lạ bởi thực tế việc "quan tham" chuyển dịch, tẩu tán tài sản đã không còn là chuyện hiếm hiện nay. Thực tế không ít vụ án, đối tượng tham nhũng thường tìm cách tẩu tán tài sản bằng cách cho người thân như bố, mẹ, con cái đứng tên chủ sở hữu nhà cửa, đất đai, xe cộ... Những người này lại không thuộc diện kê khai tài sản nên mới có tình trạng, quan chức đôi khi kê khai tài sản rất ít nhưng vợ, con, người thân tài sản lại rất nhiều. Dẫn đến khi phát hiện ra dấu hiệu của đối tượng tham nhũng, Cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, bắt tạm giam thì tài sản đã bị chuyển hóa, bốc hơi, không thể thu hồi được.
Tuy nhiên, bất hạnh nhất đối với bị can Nguyễn Bắc Son khi sự việc bị phát giác, bị truy tố trước pháp luật với khung hình phạt ở mức cao nhất. Lẽ ra để giảm nhẹ hình phạt, bị can Son cần phải nộp lại toàn bộ số tiền trên để hưởng sự khoan hồng. Tuy nhiên, trong khi các bị can khác như bị can Lê Nam Trà đã tác động gia đình nộp toàn bộ số tiền 2,5 triệu USD; bị can Cao Duy Hải đã tác động gia đình nộp số tiền 11,6 tỷ đồng; bị can Trương Minh Tuấn nộp 4.120.000.000 đồng (tương đương gần 200.000 USD). Trong khi đó, riêng bị can Nguyễn Bắc Son có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác để nộp tiền.
Bi kịch hơn nữa, tại cơ quan điều tra, con gái ông Son đã phủ nhận lời khai của bố mình và nói rằng chỉ ra Hà Nội thăm bố mẹ và vợ chồng ông Son có vào TP.HCM vài lần nhưng bà không nhận bất cứ khoản tiền nào từ ông Nguyễn Bắc Son. Do vậy, cơ quan tố tụng cho rằng, căn cứ kết quả điều tra, đến nay chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Thị Thu Huyền (con gái ông Son). Ngoài ra, VKS khẳng định, hành vi của Nguyễn Thị Thu Huyền tiếp tục được điều tra làm rõ qua kết quả xét hỏi tại phiên tòa.
Dù chưa có chứng cứ và tài liệu chứng minh việc Nguyễn Thị Thu Huyền nhận tiền từ bố mình nhưng dư luận tin ông Son nói thật. Bởi nếu bị can Son chấp nhận việc không khắc phục hậu quả 3 triệu USD thì sẽ không khai việc đưa tiền cho con gái. Ông Son cũng không thể vì bản thân mình mà khai như vậy để con gái vướng vòng lao lý. Nếu bị can Son khai là sai thì 3 triệu USD giờ ở đâu? Bị can không thể giấu diếm số tiền ấy bởi bản án chờ đợi chưa biết ngày nào được ra để hưởng thụ số tiền bất chính ấy.
Tuy nhiên, nếu con gái ông Son đã nhận tiền của cha, nay phủ nhận đó cũng là chuyện khó lý giải. Bởi cha con tình thân, để cứu cha mình, sao con gái ông Son lại phủ nhận việc này. Bởi theo quy định của pháp luật, ông Nguyễn Bắc Son có thể được không thi hành án tử hình nếu "sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ". Việc bị can tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả thì đây là một tình tiết quan trọng để được giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự, thậm chí có thể giữ được mạng sống, không bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.
Trong vụ án này, ông Son nhận hối lộ đến 3 triệu USD nhưng mới nộp khắc phục hậu quả số tiền hơn 500 triệu đồng trong tài khoản cá nhân tại Vietcombank thì khó có thể xem là tình tiết giảm nhẹ. Vậy tại sao, con gái ông Son lại không mang tiền (nếu nhận) để giữ mạng sống cha mình hoặc có thể làm nhẹ đi hình phạt mà ông Son sắp phải đối mặt.
Lại không phải là bi kịch?
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp lại cho rằng, đó không phải là bi kịch hay sự bất hạnh của ông Son mà việc ông Son nhận tới 3 triệu USD nhưng chỉ nộp khắc phục được 500 triệu đồng trong đó lý do là gia đình không hợp tác thì rõ ràng đó là một ý đồ.
"Có thể người nhà ông Son chấp nhận điều đó để sau này, vì ông Son có đường vào tù nhưng cũng có đường đi ra. Bởi số tiền hơn 60 tỷ đồng là hết sức kếch xù, người dân bình thường nằm mơ cũng không bao giờ thấy được số tiền ấy. Người ta có thể sống hết đời này đến đời khác nếu biết sử dụng số tiền đó. Bởi vậy, tôi không nghĩ đây là bi kịch hay bất hạnh của ông Son", Đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, cơ quan nhà nước, các cơ quan thi hành pháp luật phải làm sao thu hồi cho bằng được số tiền đó. Cần phải truy có tận tới nguồn gốc.
"Bởi ông Son khai rằng, đưa số tiền cho con gái làm 10 lần, mỗi lần 300 nghìn USD mà yêu cầu con gái không được gửi ngân hàng mà yêu cầu phải đầu tư. Bây giờ trong phiên xét xử tới, tòa án phải làm rõ ông Son đưa tiền cho con gái, hiện nay số tiền đang được sử dụng để làm gì, đầu tư vào những đâu. Bởi không thể không biết được. Con gái ông Son sở hữu những tài sản gì, nhà cửa, bất động sản, tham gia những dự án gì, tiền đầu tư lấy ở đâu ra, nếu có gửi ngân hàng thì vẫn truy ra được. Tôi nghĩ không có gì là khó cả khi đã có địa chỉ, đã xác định được qua lời khai của ông Son rất thành khẩn, thành thật", đại biểu Hòa nói.
Đồng thời, ông tiếp tục khẳng định, ở đây có sự tính toán của gia đình rất lớn.
"Bởi có thể tham gia sự tính toán ấy còn có nhiều người thân khác chứ không chỉ có con gái ông Son. Để ông Son cực khổ và đối mặt với bản án nghiêm khắc mà người nhà sao lại không động lòng, không ai khuyên răn con gái ông Son đưa tiền ra để giảm nhẹ tội cho ông Son. Cơ quan thi hành pháp luật cần làm rõ ràng, cụ thể để trả lời cho công luận và thu hồi được số tiền mà ông Son đã nhận. Phải thu hồi được số tiền đó để người dân tin tưởng, hoan nghệnh, nếu không thu hồi được số tiền đó, người dân sẽ thiếu tin tưởng, cho rằng mình làm không đến nơi đến chốn, không tích cực", Đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay.
Hải Ninh
Theo kienthuc
Muốn tạo dấu ấn trước khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Bắc Son vướng vòng lao lý Dự kiến ngày 16/12 tới, Tòa sơ thẩm sẽ xét xử hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 đồng phạm trong vụ án MobiFone mua AVG. Phiên tòa mở tại TAND Hà Nội dự kiến diễn ra trong 16 ngày (hết 31/12), làm việc cả thứ bảy và chủ nhật. Ông Nguyễn Bắc Son khai nhận muốn tạo...