Hillary mặc áo 280 triệu ‘gây bão’
Chiếc áo vét Armani giá 12.495 USD (280 triệu đồng) mà Hillary Clinton mặc khi phát biểu về bất bình đẳng đang là chủ đề tranh luận nóng hổi trên mạng xã hội.
Hillary Clinton trở thành tâm điểm của “gạch đá dư luận” ngày 6/6, sau khi có thông tin rằng nữ ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ từng mặc một chiếc vét Giorgio Armani với mức giá đắt đỏ như trên khi phát biểu về vấn đề bất bình đẳng hồi tháng 4.
Hillary Clinton mặc áo 12.495USD khi nói về bất bình đẳng. (Ảnh: NyPost)
Một người sử dụng Twitter viết: “Bạn có nghĩ ai đó sẽ bảo: Thưa bà Hillary, có lẽ đừng nên có bài phát biểu về bất bình đẳng khi bà mặc chiếc vét 12.000USD”.
Video đang HOT
Một người khác tranh luận: “Tôi dám chắc là bà Hillary thà nói về giá trị của một chiếc vét Armani 12.000USD hơn là một chiếc váy xanh Target trên kệ giảm giá… một ngày nào đó”.
Một tài khoản khác viết: “Hillary có bài phát biểu trong chiếc vét Giorgio Armani giá 12.495USD, hừ. Phải, bà ấy hiểu rõ về người nghèo, đúng không?”.
Theo báo New York Post, Hillary Clinton đã bổ sung vào tủ quần áo của bà những bộ đồ đa dạng màu sắc phù hợp cho chiến dịch tranh cử. Trang phục lịch sự của bà hiện nay được cho là trái ngược hoàn toàn với kiểu cách ăn mặc của nữ chính trị gia trong quá khứ.
Với vai trò Thượng nghị sĩ New York và Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton giữ một vẻ ngoài nghiêm túc hơn, mặc những bộ pantsuit đủ màu sắc.
Nếu như Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama được xem là một biểu tượng thời trang, thậm chí còn 2 lần xuất hiện trên bìa tạp chí Vogue, thì cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton chưa từng gắn với một gu thời trang riêng biệt nào phù hợp với bà.
Chiếc vét này của HIllary Clinton có giá 4.000USD. (Ảnh: NyPost)
Theo NyPost, ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ đang bắt đầu nỗ lực vận dụng “lá bài” thời trang. Bà “nâng cấp” tủ quần áo, lựa chọn các nhãn hiệu châu Âu cao cấp và thuê một đội ngũ chuyên gia hình ảnh, trong đó có Kristina Schake – cựu trợ tá của Michelle Obama.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Tăng cường kết nối khu vực vì tương lai châu Á
Ngày 30-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 22 diễn ra tại Thủ đô Tokyo Nhật Bản.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị
Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch kiểm Tổng giám đốc Nikkei - đơn vị tổ chức của Hội nghị Tương lai châu Á và phát biểu đề dẫn của nguyên Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có bài phát biểu đặc biệt.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ một số thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cũng như những thách thức chính mà châu Á đang phải đối mặt, cho rằng châu Á đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới để vươn lên và tiếp tục khẳng định vị thế của châu lục là một động lực của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ XXI.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng để vượt qua các thách thức, hướng tới hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững, các nước châu Á cần duy trì hòa bình, ổn định thông qua thúc đẩy hợp tác khu vực, tạo dựng lòng tin giữa các quốc gia, dân tộc; tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi nước; giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc; tăng cường kết nối khu vực, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và di chuyển lao động giữa các quốc gia; phát triển nguồn nhân lực và duy trì hài hòa xã hội thông qua các chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm; và thúc đẩy hợp tác tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các thách thức an ninh phi truyền thống trên cơ sở bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích, hướng đến sự phát triển bền vững của cả khu vực.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng cũng trao đổi với một số lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị về các vấn đề kinh tế, chính trị của khu vực và toàn cầu như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định TPP, các thách thức cũng như cơ hội mới đối với sự phát triển bền vững trong khu vực, qua đó thúc đẩy hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Là một diễn đàn đối thoại chính sách uy tín, Hội nghị Tương lai châu Á lần này diễn ra từ ngày 30 đến 31-5 với chủ đề "Vươn lên ứng phó với các thách thức toàn cầu và hiện thực hóa tiềm năng của châu Á". Tham dự hội nghị có lãnh đạo Chính phủ và bộ, ngành các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, New Zealand, Mông Cổ và khoảng 500 đại biểu từ giới học giả, doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế.
Theo_An ninh thủ đô
Nga tự cô lập và gợi ý giúp châu Âu Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga là một phần của châu Âu và có thể giúp EU có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Tự tin vị thế Nga Ngày 26/5, phát biểu trước khi tới Hy Lạp, chuyến thăm đầu tiên tới một nước Liên minh châu Âu (EU) trong gần một năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói EU sẽ không...