Hillary Clinton sử dụng thư điện tử sai luật?
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã vi phạm các quy định về lưu trữ liên bang khi sử dụng hòm thư điện tử cá nhân để tiến hành các công việc chính phủ trong thời gian tại nhiệm, báo chí Mỹ đưa tin.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton luôn sử dụng địa chỉ thư điện tử cá nhân để tiến hành các công việc chính phủ. (Ảnh: AP)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người cũng từng là Đệ nhất phu nhân của nước này, đã không có một địa chỉ thư điện tử chính phủ nào trong suốt nhiệm kỳ 4 năm tại Bộ Ngoại giao Mỹ, mà chỉ sử dụng địa chỉ thư điện tử cá nhân để tiến hành các công việc chính thức của quốc gia.
Tờ The New York Times ngày 2/3 cho biết theo giới chức Mỹ, điều này đã vi phạm nghiêm trọng các nghi thức liên bang, vốn buộc các quan chức phải lưu giữ thư từ như một phần trong hồ sơ của Bộ Ngoại giao.
Theo luật liên bang, mọi giấy tờ và thư điện tử của các quan chức liên bang, bao gồm cả ngoại trưởng, đều được xem là tài sản quốc gia và phải được lưu trữ để các ủy ban quốc hội, các nhà lịch sử và các cơ quan thông tấn có thể tiếp cận.
Video đang HOT
Các trợ lý của bà Hillary cũng bị cáo buộc đã không nộp bất cứ lá thư nào trong số hàng chục nghìn thư điện tử cá nhân của bà để lưu giữ trong hồ sơ công theo Luật Lưu trữ Liên bang, dù 55.000 bức thư điện tử của bà Hillary cuối cùng đã được trình cho Bộ Ngoại giao.
Hai tuần trước, sau khi xem xét các thư điện tử của bà Hillary, Bộ Ngoại giao cho biết có 300 bức thư điện tử liên quan đến các vụ tấn công thành phố Benghazi, Lybia.
Bà Hillary đã từ chối bình luận về nội dung của các bức thư cũng như việc liệu chúng có được công khai hay không.
Một phát ngôn viên của bà Hillary, ông Nick Merrill, đã lên tiếng bảo vệ việc sử dụng tài khoản cá nhân của bà và cho rằng bà luôn tuân thủ “tinh thần của các quy định”.
Tuy nhiên, ông từ chối giải thích tại sao bà Hillary dùng tài khoản thư cá nhân để tiến hành các công việc của Bộ Ngoại giao trong thời gian tại nhiệm.
Nghi Phương
Theo Dantri/New York Times
Microsoft Outlook bị hack ở Trung Quốc
Vụ tấn công này diễn ra chỉ vài tuần sau khi dịch vụ thư điện tử Gmail của Google bị chặn ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo trang GreatFire, các dịch vụ thư điện tử phổ biến như Microsoft Outlook, Mozilla Thunderbird và một số ứng dụng trên điện thoại với giao thức e-mail SMTP và IMAP đã trở thành mục tiêu của một vụ tấn công MITM (Man in the Middle) ở Trung Quốc.
MITM giống như một hình thức nghe, xem trộm, trong đó kẻ tấn công thiết lập kết nối xen ngang đến máy tính nạn nhân. Người gửi tin rằng họ đang truyền tin nhắn trực tiếp đến người nhận, nhưng thực ra đã thông tin đã bị truyền qua host của kẻ tấn công, do đó kẻ tấn công có thể đọc được các thông tin nhạy cảm hoặc gửi xen vào các thông tin khác...
Nhiều người dùng Outlook ở Trung Quốc đang bị theo dõi.
"Một nhóm người dùng đang bị ảnh hưởng bởi việc thông điệp bị điều hướng tới một máy chủ giả là Outlook.com. Nếu người dùng nhận thấy dấu hiệu bị tấn công, họ nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ", đại diện Microsoft trả lời trang TechCrunch.
Hoạt động chặn hoặc tấn công các dịch vụ Internet đã trở nên quen thuộc ở Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng chính phủ nước này đang từng bước can thiệp, hạn chế hoặc ngăn các dịch vụ trực tuyến nước ngoài hoạt động ở đây như Facebook, Google, Microsoft... để tạo nên một thế giới Internet riêng.
Tháng trước, dịch vụ Gmail đã bị chặn ở Trung Quốc, buộc nhiều người dùng nước này phải chuyển sang các hệ thống e-mail nội địa.
Minh Minh
Theo VNE
Gmail bị chặn hoàn toàn ở Trung Quốc Sáng nay 29.12, dịch vụ thư điện tử Gmail của Google đã bị chặn trên phạm vi toàn lãnh thổ Trung Quốc. Dyn Research cho rằng Gmail đã bị chặn hoàn toàn ở Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình Neowin dẫn thông tin từ công ty giám sát hạ tầng cơ sở viễn thông của Mỹ Dyn Research cho biết, đây được...