Hillary Clinton là đại cử tri ở New York
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2016 thông báo là đại cử tri bang New York, dù bà từng nhiều lần kêu gọi bãi bỏ cử tri đoàn.
“Tôi là một đại cử tri ở New York. Tôi chắc chắn rằng mình sẽ bỏ phiếu cho Joe Biden và thượng nghị sĩ Kamala Harris ở New York. Thế nên điều đó khá thú vị”, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trả lời phỏng vấn hôm 28/10.
Bà Clinton trước đây kêu gọi bãi bỏ cử tri đoàn, nơi các đại cử tri trực tiếp bầu tổng thống và phó tổng thống Mỹ, và vận động để tổng thống được lựa chọn dựa trên số phiếu phổ thông. Clinton giành được nhiều hơn ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump gần 2,9 triệu phổ thông trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng thua cuộc do Trump giành được đa số phiếu trong cử tri đoàn.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.
Khi người Mỹ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống, họ không trực tiếp lựa chọn tổng thống. Theo hiến pháp Mỹ quy định, người Mỹ bỏ phiếu cho 538 đại cử tri, những người sẽ nhóm họp ở các bang của họ và bỏ phiếu cho tổng thống và phó tổng thống.
Những đại cử tri này hợp thành đại cử tri đoàn, và phiếu bầu của họ sau đó được Chủ tịch Thượng viện kiểm đếm trong phiên họp chung của quốc hội. Mỗi bang chịu trách nhiệm lựa chọn đại cử tri của mình. Có một đại cử tri cho mỗi thành viên Hạ viện (435 người) và Thượng viện (100 người), và thêm ba đại cử tri cho những người sống ở thủ đô Washington. Mỗi ứng viên tổng thống cần giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri để chiến thắng.
Bà Clinton nói với CNN vào tháng 9/2017 rằng đại cử tri đoàn cần phải bị loại bỏ. Bà cũng kêu gọi chấm dứt đại cử tri đoàn sau cuộc bầu cử năm 2000, khi cựu phó tổng thống Al Gore giành được đa số phiếu phổ thông nhưng thua cuộc.
“Tôi cực kỳ tin tưởng rằng trong một nền dân chủ, chúng ta nên tôn trọng ý nguyện của người dân và đối với tôi, điều đó có nghĩa đã đến lúc chúng ta loại bỏ cử tri đoàn và chuyển sang bầu cử phổ thông tổng thống của chúng ta”, bà Clinton nói vào thời điểm đó.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất, cựu ngoại trưởng Mỹ cũng nói rằng bà lo sẽ không có kết quả cuối cùng cho cuộc bầu cử năm 2020 “trong vài ngày”. Bà cũng đã lên kế hoạch bỏ phiếu trực tiếp sớm trong cuộc bầu cử năm nay, nhưng bày tỏ lo ngại về những hàng dài người xếp hàng chờ bỏ phiếu.
Cách người Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống. Video: CNN.
Tu chính án 25 không nhằm để 'hạ bệ' ông Trump?
Dù dự luật liên quan đến Tu chính án 25 do bà Pelosi đề xuất nhắm vào sức khỏe của Tổng thống, ông Trump cho rằng nó nhắm đến ông Biden hơn là mình.
Ông Trump cho rằng việc đảng Dân chủ định thành lập ủy ban đánh giá sức khỏe của ông là để dọn đường giúp ứng viên Phó Tổng thống Kamala Harris thay thế ông Biden.
"Nancy Pelosi đang xem xét Tu chính án thứ 25 để thay thế Biden bằng Kamala Harris", ông Trump viết trên Twitter có 87 triệu người theo dõi của mình.
Nhà lãnh đạo Mỹ tin các thành viên đảng Dân chủ đang mong muốn kịch bản này xảy ra trong trường hợp ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.
Tổng thống Trump cũng nhắc tới vấn đề này trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình phát thanh Rush Limbaugh hôm 9/10.
"Giả sử đảng Dân chủ bỏ phiếu cho Biden buồn ngủ, thật nực cười vì ông ấy không nên là ứng viên Tổng thống. Biden không đủ điều kiện để trở thành ứng viên... Với việc xem xét Tu chính án thứ 25, tôi nghĩ họ đưa nó vào để có thể đưa Kamala lên thay thế", ông nói.
Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Biden và phó tướng Kamala Harris. (Ảnh: Joebiden.com)
Trước đó, các nghị sỹ đảng Dân chủ đề xuất thành lập ủy ban đánh giá năng lực sức khỏe và tâm thần của ông Trump, đồng thời xem xét phế truất ông nếu cần thiết.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 8/10, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết bà và các thành viên Đảng Dân chủ đang xem xét áp dụng một điều khoản của Bản sửa đổi hiến pháp thứ 25 (Tu chính án 25 Hiến pháp Mỹ), trong đó cho phép Phó Tổng thống lên nắm quyền nếu Tổng thống không đủ năng lực đảm trách công việc.
"Công chúng cần biết tình hình sức khỏe của tổng thống. Có một câu hỏi mà ông ấy từ chối trả lời là ông ấy đã xét nghiệm âm tính lần cuối cùng khi nào? Tại sao Nhà Trắng không nói ra những sự thật quan trọng", bà Pelosi nói.
Tu chính án 25 Hiến pháp Mỹ có điều khoản cho phép một tổng thống bị phế truất vì không đủ năng lực về thể chất hoặc tinh thần.
Mặc dù Tu chính án 25 cho phép bà Pelosi thành lập một hội đồng để xem xét sức khỏe và thể chất của Tổng thống, Hạ viện sẽ không thể phế truất ông Trump nếu không có sự đồng ý của Phó Tổng thống Mike Pence và các thành viên nội các.
Hôm 8/10, các bác sỹ Nhà Trắng cho biết Tổng thống đã hoàn thành quá trình điều trị COVID-19. Tuy nhiên, việc nhà lãnh đạo Mỹ được kê nhiều loại thuộc dành cho các trường hợp bệnh nặng khiến nhiều người lo ngại về tác dụng của chúng tới sức khỏe tâm thần của ông Trump.
Bà Pelosi trong một cuộc phỏng vấn thậm chí còn ám chỉ việc sử dụng thuốc điều trị khiến não của ông Trump gặp vấn đề.
Sau khi trở lại Nhà Trắng, Trump khẳng định ông đã hồi phục và sức khỏe đang rất tốt.
Trước đó, ông nhiều lần nhắm vào mức độ minh mẫn và tuổi tác của ông Biden, ám chỉ đối thủ đã nhiều lần dùng thuốc kích thích trước các buổi tranh luận.
Hơn 73 triệu người Mỹ xem tranh luận Trump - Biden Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Trump và Biden thu hút 73,1 triệu khán giả Mỹ theo dõi trên 16 kênh truyền hình, giảm nhiều so với 4 năm trước. Lượng người theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp hôm 29/9 giữa hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Joe Biden giảm 13% so với cuộc "so găng" đầu tiên giữa Trump...