Hillary Clinton bị chỉ trích vì diện đồ hiệu nói chuyện bất bình đẳng thu nhập
Ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton đã gây nhiều tranh cãi khi mặc chiếc áo đắt tiền đến phát biểu về sự bất bình đẳng thu nhập tại một sự kiện ở bang New York.
Chiếc áo khoác hiệu Giorgio Armani có giá 12.495 USD của bà Hillary Clinton. REUTERS
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton được cho là có một bộ sưu tập trang phục đồ sộ; bộ sưu tập đó đã được nâng cấp đáng kể trong thời gian bà tham gia tranh cử tổng thống Mỹ, theo New York Post hôm 5.6.
Tờ báo này tiết lộ trong bài phát biểu sau chiến thắng tại bang New York hồi tháng 4, bà Hillary đã mặc một chiếc áo khoác hiệu Giorgio Armani có giá 12.495 USD trong lúc nói về đề tài bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ.
Vấn đề này nhanh chóng bị đem ra soi xét. Trang Young Conservatives viết: “Bà ấy liên tục nói về việc giải quyết bất bình đẳng thu nhập và làm thế nào để thấu hiểu hoàn cảnh của người nghèo. Nhưng thật mỉa mai là cái áo khoác mà bà đang mặc trước công chúng có giá đến 12.495 USD”.
Bà Hillary Clinton khi còn làm Ngoại trưởng Mỹ năm 2011 REUTERS
Tờ New York Post nhận địnhbà Hillary phát biểu về sự bất bình đẳng thu nhập, tạo công ăn việc làm… nhằm tạo hình ảnh trong mắt công chúng rằng bà là một phụ nữ bình thường như bao người khác. Tuy nhiên, chiếc áo mà bà mặc lại không thể hiện điều đó.
Video đang HOT
Bà Hillary Clinton đã dần thay đổi phong cách ăn mặc so với trước đây. Khi còn là đệ nhất phu nhân nước Mỹ, bà thường mặc những bộ skirt suit (gồm váy ngắn và áo vest). Đến khi làm Thượng nghị sĩ New York và ngoại trưởng, bà ăn mặc nghiêm túc hơn với những bộ pantsuit (âu phục – gồm quần tây và áo khoác).
Giờ đây, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ quyết định nâng cấp phong cách của mình, chọn những nhãn hiệu cao cấp của châu Âu, thuê một đội ngũ chuyên gia để tạo dựng hình ảnh, bao gồm cựu phụ tá Kristina Schake của đệ nhất phu nhân Michelle Obama. Bà Michelle thì được coi là biểu tượng phong cách của nước Mỹ và từng xuất hiện trên trang bìa tạp chí Vogue 2 lần.
Theo nhà tư vấn hình ảnh chính trị Patsy Cisneros, số tiền mà bà Hillary bỏ ra để đại tu tủ quần áo có thể lên tới mức 6 con số. New York Post cho rằng bà Hillary đã chi ít nhất 200.000 USD cho trang phục mới để mặc trong chiến dịch tranh cử suốt một năm qua.
Đây là sự thay đổi lớn so với chiến dịch tranh cử hồi năm 2008 của bà Hillary. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến chia rẽ về phong cách ăn mặc của bà. Một số cho rằng mức chi đó là thích hợp vì dù gì bà Hillary đang đứng trước cơ hội trở thành phụ nữ đầu tiên làm tổng thống Mỹ.
Muốn có chiếc áo khoác tương tự của Susanna Beverly Hills mà bà Hillary Clinton mặc như trong hình thì phải chi 4.000 USD. AFP
Hơn nữa, số tiền bà bỏ ra cũng không quá nhiều so với một số trường hợp khác, như Uỷ ban quốc gia đảng Cộng hoà từng chi 150.000 USD sắm quần áo mới cho bà Sarah Palin trong cuộc bầu cử phó tổng thống năm 2008. Còn ông Donald Trump thì thường xuất hiện với các bộ com-lê hiệu Brioni với giá 7.000 USD mỗi bộ. Tuy nhiên, một số khác thì coi việc chi tiêu cho phong cách ăn mặc của bà Hillary không liên kết với thông điệp mà bà đưa ra.
Nhà tư vấn hình ảnh Cisneros nói rằng bà Hillary muốn tạo dựng một hình ảnh tự nhiên cho chiến dịch của mình chứ không phải nhắm đến việc ăn mặc quyến rũ. Chuyên gia này cũng mong rằng phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton sẽ nổi bật bằng những thành tích thay vì phong cách ăn mặc; đồng thời cử tri Mỹ nên tập trung vào con người của Hillary Clinton hơn là quần áo hay cách trang điểm của bà.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Campuchia phản đối Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Phó Thủ tướng Campuchia Tea Banh phản bác chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắm vào hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. REUTERS
Trong buổi hội đàm song phương với đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc hôm qua 4.6 bên lề Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La (Singapore), ông Tea Banh, cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia nói rằng luận điểm chỉ trích của ông Carter về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông là "sai trái", theo Tân Hoa xã ngày 4.6.
"Ông Tea Banh nói có nhiều vấn đề được nêu trong diễn đàn đối thoại, nhưng ông ấy không nghĩ luận điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter về hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là đúng", Tân Hoa xã dẫn lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia trong hội đàm với tướng Trung Quốc.
Hãng thông tấn Trung Quốc gọi các hoạt động quân sự của nước này ở Biển Đông là "hiện đại hóa", trong khi thế giới gọi đó là quân sự hóa.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm qua 4.6, Bộ trưởng Carter nói rằng các hoạt động "rầm rộ và chưa từng có" của Trung Quốc, bao gồm quân sự hóa nhằm đeo đuổi đòi hỏi chủ quyền vô lý ở Biển Đông, đang gây quan ngại cho các nước và tự tạo "Vạn lý trường thành" ngăn cách Trung Quốc với khu vực và thế giới, theo Reuters. Người đứng đầu Lầu Năm Góc thúc giục Bắc Kinh nên từ bỏ con đường tự cô lập mình và tham gia vào dòng chảy chung của khu vực.
Tuy nhiên những lời kêu gọi này của Mỹ không có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc, khi tham vọng của Bắc Kinh là bành trướng sự thống lĩnh và tầm ảnh hưởng lên cả khu vực châu Á.
"Luận điểm của ông Carter không đúng và không phù hợp với tình hình thực tế", ông Guan Youfei, giám đốc Văn phòng hợp tác quân sự quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát biểu với báo giới.
Ngược lại ông Guan nói rằng Trung Quốc đã đóng góp cho an ninh khu vực và quốc tế (?), vì vậy không thể nói Bắc Kinh tự cô lập mình. Từ đó, ông này đưa ra lời khuyên với Mỹ là nên rút ra bài học từ những cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở châu Á - Thái Bình Dương và đóng góp tích cực để hàn gắn vết thương do Mỹ gây ra cho khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và 2 người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc. REUTERS
Trong buổi hội đàm với đô đốc Trung Quốc, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Campuchia còn nhắc lại quan điểm của Phnom Penh ủng hộ Bắc Kinh rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bởi "các nước có liên quan thông qua đối thoại" thay vì có sự can thiệp của nước khác hay tổ chức trọng tài.
Đáp lại phát biểu của ông Tea Banh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục ủng hộ và duy trì mối quan hệ thường xuyên của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc - Campuchia để tăng cường quan hệ hợp tác giữa 2 nước, theo Tân Hoa xã.
Campuchia là đồng minh hiếm hoi ở Đông Nam Á ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh gần đây cũng lôi kéo được Lào và một vài nước ở châu Phi đứng về phe của mình với quan điểm đối thoại song phương thay vì đa phương hay tổ chức thứ ba để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bị chỉ trích mạnh, Trung Quốc đề nghị Singapore điều chỉnh Đối thoại Shangri-La Bị tấn công dữ dội ở diễn đàn an ninh khu vực vì gây căng thẳng ở Biển Đông, đại diện Trung Quốc đã đề nghị Singapore điều chỉnh chương trình của Đối thoại Shangri-La. Đô đốcTôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 3.6.2016. REUTERS Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 3.6, Đô đốc...