HieuPC: ‘7 năm trong tù bên Mỹ, giờ tôi phải sống khác để bù đắp và báo hiếu’
Ngô Minh Hiếu (biệt danh HieuPC) – hacker mũ đen “nổi tiếng” trong đường dây tội phạm mạng đa quốc gia do mật vụ Mỹ bắt năm 2013, trở về từ Mỹ sau 7 năm ngồi tù – muốn sử dụng năng lực của mình vào những việc có ích cho cộng đồng, cho xã hội.
Ngô Minh Hiếu của hôm nay – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Anh Hiếu rất giỏi nhưng bao giờ cũng ở tâm thế là người lắng nghe, người chia sẻ chứ không nghĩ là mình giỏi. Có cộng sự như thế, tôi cũng học hỏi được rất nhiều và tăng uy tín website lên. Hiện nay số lượng truy cập hằng tháng vào website chongluadao.vn, để kiểm tra các website lừa đảo khác, trung bình 35.000 lượt.
Nguyễn Hưng – chuyên gia vận hành hệ thống Chống lừa đảo, người đồng sáng lập chongluadao.vn với Ngô Minh Hiếu
Bây giờ ở tuổi 32, khi đã trải qua những sóng gió, HieuPC ngồi lại rút ra những bài học từ câu chuyện đặc biệt của cuộc đời mình.
Con đường lầm lạc
* Con đường trở thành một hacker “nổi tiếng” của bạn bắt đầu từ đâu?
- Lúc xưa gia đình tôi bán đồ điện tử, máy tính nên 4 – 5 tuổi tôi tiếp xúc máy móc và thường xuyên phá hư hỏng. Đến lớp 6, do mê máy tính quá nên được ba mẹ cho học lớp vi tính căn bản.
Hè năm lớp 7 – 8, tôi được gửi vào nhà chú ở TP.HCM để học lớp quản trị mạng, lập trình website. Mải lo máy tính nên các môn khác học hành sa sút, bị gia đình cấm nhưng tôi trốn nhà, vác balô một mình từ Khánh Hòa ra bến xe để vào TP.HCM học.
Lên lớp 10, tôi bắt đầu gia nhập “ thế giới ngầm”, đó là nơi những hacker mũ đen chuyên kiếm tiền từ những hoạt động phi pháp.
Từ năm 14 tuổi, tôi hack thành công nhiều hệ thống ngân hàng, những trang bán hàng online rồi chia sẻ trên các diễn đàn. Lúc đó còn con nít nên chỉ nghĩ hack cho vui và để thử xem khả năng của mình tới đâu chứ không hề nghĩ điều đó là phạm pháp và sẽ gây ra hậu quả gì.
Từ đó, nhiều người nói sao giỏi vậy mà không dùng năng lực đó để kiếm tiền và họ bày cho tôi kiếm tiền bằng cách mua bán thông tin ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản game… Tôi thấy choáng ngợp vì thấy kiếm tiền dễ quá. Thế là con đường lầm lỡ bắt đầu.
* Những tháng ngày sau đó, việc kiếm tiền của bạn tiếp diễn như thế nào?
- Số tiền kiếm được thời điểm đó đủ để tôi du học ngành mạng máy tính tại Trường ĐH Unitec, New Zealand. Thế nhưng trong quá trình học, tôi phát hiện hệ thống mạng của trường có lỗ hổng nên báo cho trường nhưng không ai quan tâm.
Tự ái và “máu nghề nghiệp” nổi lên, tôi hack luôn toàn bộ hệ thống của trường. Sau đó tiếp tục sử dụng lỗ hổng đó để hack tiếp các website khác, trong đó có nhiều trang mua bán online và thẻ tín dụng, lấy thông tin cá nhân bán lại cho các tổ chức tội phạm hoặc dùng để mua đồ điện tử cho mình. Nhưng rồi tôi bị theo dõi, bị đuổi học nên trốn về VN.
Về VN, thấy ba mẹ đau lòng nên tôi hứa sẽ dứt bỏ hết, học tập nghiêm túc. Tôi nộp hồ sơ vào Trung tâm ITEC của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Khổ nỗi, tại đây tôi lại tiếp tục phát hiện lỗ hổng IT của trung tâm và cảnh báo nhưng ai cũng bỏ ngoài tai. Tôi tiếp tục hack để lấy đề thi, sau đó chia sẻ cho bạn bè, ai cũng được 10 điểm.
Thấy việc lấy cắp thẻ ngân hàng dễ bị phát hiện, qua bạn bè trong giới gợi ý, tôi nghĩ tới việc kiếm tiền an toàn hơn, đó là lấy cắp thông tin của người dân Mỹ trên một trang web lưu giữ thông tin cá nhân, sau đó đưa lên trang web để ai muốn vô thì phải nạp 1 đôla/thông tin thông qua hệ thống tiền ảo. Mỗi ngày tôi kiếm được 5.000 – 10.000 đôla Mỹ.
Video đang HOT
Nhưng do công ty quản lý dữ liệu cá nhân người Mỹ phát hiện nên đã sửa chữa lỗ hổng, tôi nghĩ cách làm khác tinh vi và dài lâu hơn, đó là làm giấy tờ giả để hợp đồng trao đổi dữ liệu với một công ty lớn hơn.
Từ đó, tôi chính thức truy cập vào hệ thống mà không cần hack nữa. Được 2 năm thì bị mật vụ Mỹ phát hiện tài khoản tôi lập để truy cập là làm giả giấy tờ không hợp pháp, nên tôi bị hủy quyền truy cập.
“Du học” trong tù
* Sau thời gian hoạt động “ngầm”, khi nào là dấu chấm hết?
- Tháng 2-2013, một người bạn nước ngoài chưa từng gặp mặt nhưng cùng hoạt động trong “thế giới ngầm” rủ tôi tham gia một “phi vụ” khác. Lòng tham nổi lên, tôi đồng ý. Tôi cùng chị gái qua đảo Guam du lịch rồi sau sẽ bàn chuyện làm ăn.
Tôi không ngờ người bạn này đã phối hợp với cảnh sát Mỹ để tiếp tục bắt các tội phạm mạng khác và tôi là một trong những số đó. Mật vụ Mỹ còn phối hợp với Apple theo dõi một người trong đường dây của tôi ở Nga.
Khi người này đi mua máy tính, người của Apple đã cài đặt phần mềm theo dõi vào máy, vì thế tất cả những đoạn trao đổi của tôi với người này đều bị mật vụ Mỹ nắm.
Tôi nhớ như in ngày hôm đó, ngày 7-2- 2013, hai chị em vừa xuống đến sân bay đảo Guam thì mật vụ Mỹ ập tới. Tôi thốt lên trong đầu: “Vậy là chấm hết! Mình đã bị chỉ điểm”. Tôi bị dẫn về một trại giam không có giường nằm, đêm chỉ có một miếng vải mỏng đắp nên lạnh cóng.
* Ở tù xứ người, bạn làm gì vượt qua?
- 2 tháng đầu trong tù, cảm giác như trời đã sập dưới chân mình với bản án ban đầu là 40 năm, sau được giảm xuống 13 năm do hợp tác với mật vụ Mỹ bắt thêm các tội phạm khác trong đường dây ngầm.
Tôi có ý định thắt cổ tự tử nhưng nghĩ đến cha mẹ, người thân nên cố gắng sống để gặp lại gia đình. Tôi được chuyển đến rất nhiều nhà tù khác nhau.
Điều kiện sống của nhà tù ở Mỹ không quá khắc nghiệt. Tôi được quản tù cho đi học về tâm lý, kinh thánh, kinh doanh, kỹ năng mềm… Học xong lại đi làm ở nhà bếp, căngtin, đi cắt cỏ…
Tôi được gửi vào trường quân sự trong 9 tháng, với vai trò là một mentor (người hướng dẫn) đi tư vấn tâm lý cho những người bị nghiện ma túy, chia sẻ câu chuyện của mình, giúp họ học về kinh thánh và đạo đức.
Tôi mở lòng mình ra, học hỏi, tìm tới những con người tích cực trong tù để kết bạn. Tôi tự học vẽ, học gấp giấy origami rồi đi dạy cho những bạn tù khác, làm thiệp, luyện viết chữ đẹp…
Tôi biến những ngày tháng trong tù trở thành chuyến “du học” và thực sự được học rất nhiều thứ về giá trị sống, đạo đức, đời sống tâm hồn… Điều đó biến tôi thành một con người hoàn toàn khác.
Muốn làm nhiều dự án miễn phí cho cộng đồng
* Bạn nhận ra được điều gì quý giá nhất trong thời gian ở tù đó?
- Khi tôi ở tù, điều tôi phiền muộn và lo nhất là cha mẹ. Trước đây tiền kiếm được tôi làm từ thiện: mỗi tuần gửi 10 – 20 triệu đồng cho quỹ từ thiện của một tờ báo mạng, các bệnh viện phát cho người nghèo… Ai không có tiền đóng viện phí thì tôi đóng luôn, có khi đóng mấy chục triệu.
Thế nhưng đến khi bị bắt, ba mẹ bán hết 7 căn biệt thự của tôi và 3 chiếc xe để lo tiền luật sư. Bao nhiêu tiền bạc kiếm được như mây khói. Lúc gặp lại ba mẹ sau 7 năm biền biệt trong tù, ba bị ung thư đại tràng, mẹ gầy ốm yếu. Tôi nuốt ngược nước mắt vào trong, nghĩ bản thân phải sống khác để bù đắp và báo hiếu.
Tự do mang lại cảm giác hạnh phúc lắm nên tôi phải sống xứng đáng với những ngày tự do. Khi ở đỉnh cao tiền bạc, không đêm nào tôi ngủ ngon vì luôn phải nghĩ cách làm sao để hack được nhiều thông tin, cách che giấu để không bị bắt…
Bảy năm trong tù, tôi nhận ra giá trị thực sự của con người là gì. Nên từ bây giờ tôi sẽ sử dụng những ngày tự do và chút năng lực của mình để làm những việc có ích, để có được những giấc ngủ thật ngon.
Đặc biệt, tôi nhận ra cái tâm cái đức của nghề nên hiểu giá trị của nghề nghiệp trước khi trở thành người giỏi.
* Nhưng bạn còn trẻ, chưa phải đã muộn màng. Trong những ngày tháng tới, bạn có dự định nào không?
- Trong thời gian ở tù, tôi viết tới 7 cuốn nhật ký bằng tiếng Anh. Ở mỗi cuốn nhật ký tôi phác họa ra những ý tưởng kinh doanh, kỹ thuật an ninh mạng… để ra tù sẽ thực hiện.
Hiện nay tôi đang tham gia những hội thảo online về an ninh mạng và có một số dự án như viết sách chia sẻ về cuộc đời và kỹ thuật an ninh.
Tôi cũng muốn tổ chức những lớp dạy miễn phí, chia sẻ các kiến thức mạng. Trong tương lai tôi mở công ty về an ninh mạng phục vụ cho lợi ích cộng đồng chứ không đặt nặng về tiền bạc.
Trở thành chuyên viên công nghệ
Đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin) cho biết Ngô Minh Hiếu hiện là chuyên viên công nghệ độc lập, cộng tác thường xuyên với trung tâm.
Hiếu kể: “Tôi vừa về được 1 tháng thì một người anh công tác ở Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia gọi hẹn tôi cà phê. Chính tôi ngỏ ý xin anh được cộng tác ở đây để như làm lại việc có ích cho xã hội, cho cuộc đời.
Một tháng sau, tôi được nhận lời. Khi cộng tác, các anh chị em ở trung tâm rất vui vẻ nhiệt tình. Website chongluadao.vn là ý tưởng ban đầu của tôi, tôi về VN xong tập hợp 4 người lập ra website này vào tháng 12-2020 để giúp ích cho cộng đồng”.
Hiếu PC: Nói Cốc Cốc copy trình duyệt khác hay thu thập dữ liệu đều không chính xác
Trước những cáo buộc vô căn cứ trôi nổi trên mạng, phủ nhận nỗ lực của trình duyệt Việt, chuyên gia an ninh mạng - Hiếu PC có những nhận định như thế nào?
Tin giả "lây lan" trên mạng xã hội
Theo báo cáo The Connected Consumer do Decision Lab thực hiện vào Q2/2021, Cốc Cốc - trình duyệt "Make in Vietnam" với trên 25 triệu người dùng - hiện thuộc top 2 những trình duyệt được yêu thích nhất tại Việt Nam. Bên cạnh nhóm người dùng ủng hộ, mỗi khi có tin tức cập nhật về Cốc Cốc được công bố trên mạng xã hội, một bộ phận cư dân mạng lại chỉ trích thay vì ủng hộ doanh nghiệp nước nhà. Một số bình luận có thể kể đến như:
"Do ăn cắp mã nguồn trình duyệt khác thì bị chèn ép là đúng rồi..."
"Trình duyệt này thu thập thông tin người dùng. Nên xoá đi đừng dùng..."
Nhận xét về vụ việc và những bình luận trên, chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cho rằng: "Cốc Cốc được phát triển dựa trên mã nguồn Chromium. Đây là mã nguồn mở và được nhiều trình duyệt phổ biến trên thế giới như Google Chrome, Microsoft Edge, Opera Browser... sử dụng. Mã nguồn này không phải là tài sản riêng của công ty công nghệ nào. Vì vậy nói trình duyệt Việt sao chép mã nguồn là sai sự thật".
Hiếu PC từng là một hacker nổi tiếng, hiện đang làm kỹ sư an ninh mạng cho NCSC
Về những lùm xùm liên quan đến việc ngầm thu thập dữ liệu người dùng, Hiếu PC cho biết, thông tin này cũng là không chính xác và tất cả đều bắt nguồn từ một hiểu lầm trong quá khứ.
Năm 2018, một thành viên trên một diễn đàn công nghệ đã đăng tải đoạn video ghi màn hình và cho rằng trình duyệt Việt đã bí mật đánh cắp thông tin người dùng. Bài đăng được nhiều cư dân mạng chia sẻ rộng rãi.
Tuy nhiên, khi kiểm tra lại thì anh nhận ra đây chỉ là sai sót trong quá trình thử chạy một phần mềm do mình tạo ra trên Cốc Cốc dẫn tới bị lỗi. Thành viên này sau đó đã lên tiếng đính chính, xin lỗi và xóa các bài viết để tránh hiểu lầm.
Như vậy, có thể thấy những bình luận về "copy trình duyệt khác", "bí mật thu thập thông tin" dành cho Cốc Cốc đều là thông tin không chính xác và chưa được kiểm chứng.
Người dùng vẫn là trên hết
Gạt bỏ những định kiến, Cốc Cốc vẫn luôn nỗ lực bảo vệ và giữ vững phương châm "người dùng là trên hết". Điều đó thể hiện qua việc phát triển hàng loạt tính năng giúp nâng cao an toàn cho người dùng, tiêu biểu như: Duyệt web an toàn - giúp cảnh báo các trang web lừa đảo, giả mạo; Chặn quảng cáo - loại bỏ quảng cáo độc hại, chứa mã theo dõi; Tìm kiếm an toàn - lọc những kết quả tìm kiếm chứa nội dung phản cảm, khiêu dâm...
Cốc Cốc đã phát triển và ra mắt nhiều tính năng nâng cao bảo mật cho người dùng
Bên cạnh đó, Cốc Cốc còn kết hợp cùng cơ quan chính phủ để phát động nhiều chiến dịch nâng cao an toàn an ninh mạng. Điển hình chính là "Chiến dịch Khiên Xanh" với sự kết hợp giữa Cốc Cốc, NSCS và Hiếu PC. Chiến dịch nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng với gần 25 nghìn lượt báo cáo trang web không an toàn.
Khi được hỏi về những cáo buộc của người dùng, ông Nguyễn Vũ Anh - Phó Tổng Giám đốc Cốc Cốc khẳng định: "Chúng tôi không bao giờ bí mật thu thập thông tin người dùng. So với trình duyệt khác, Cốc Cốc là đơn vị thu thập dữ liệu ít hơn. Những thông tin này đều là không định danh và sẽ phục vụ cho mục đích cải tiến sản phẩm, giúp đề xuất nội dung phù hợp hơn cho người dùng".
Để kiểm chứng, hãy cùng tiến hành một thử nghiệm nhỏ với chợ ứng dụng. Có thể thấy, lượng thông tin thu thập của mỗi trình duyệt là khác nhau. Cá biệt, có trình duyệt thì thu thập nhiều loại dữ liệu định danh, từ vị trí, lịch sử truy cập... đến cả nội dung tìm kiếm. Trong khi đó, thông tin Cốc Cốc thu thập rất ít, đa số là thông tin không định danh (dữ liệu không cụ thể danh tính), không xâm phạm sự riêng tư của người dùng.
Những thông tin mà Cốc Cốc thu thập rất hạn chế và là dữ liệu không định danh
Từ thử nghiệm trên, có thể thấy trên thực tế, bất cứ trình duyệt, công cụ tìm kiếm hay ứng dụng nào đều thu thập một vài thông tin từ người dùng. Sự khác biệt chỉ nằm ở việc nền tảng đó thu thập loại dữ liệu nào, công khai hay không công khai, thông tin đó được sử dụng với mục đích gì và có chính đáng hay không...
Bởi vậy, hãy trở thành những người dùng khôn ngoan để nhận biết và chọn cho mình những sản phẩm trình duyệt phù hợp. Đồng thời, thông tin được lan truyền nhiều không đồng nghĩa với thông tin chính xác. Đứng trước vô vàn nguồn tin, đặc biệt là nguồn tin có tính lan truyền nhanh như mạng xã hội, người dùng cần tỉnh táo để không bị "dắt mũi" và trở thành công cụ khiêu khích, hạ bệ bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào.
Từ chuyện Nhâm Hoàng Khang bị bắt, Hiếu PC kể lại bức thư khiến mình bị sốc và ám ảnh lúc ở tòa "Khi hack được nhiều thông tin, tôi thấy mình giống như thế lực trong bóng tối. Tôi nghĩ mỗi người có một động cơ, nhưng tựu chung đích cuối vẫn... vì tiền". Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC, cựu hacker từng ăn cắp hơn 200 triệu số an sinh xã hội và ngồi tù 7 năm ở Mỹ) nói như vậy. Anh Hiếu hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điều bất ngờ ập đến với Lọ Lem trong biệt thự, tất cả đủ wow rồi đó!

Up clip đu trend ăn lẩu chơi chơi, 3 cô gái Việt khiến netizen "sốc nhiệt" vì một điều không tưởng

Thái Lan: Người đàn ông trúng xổ số tử vong thương tâm ngay trước khi nhận giải

Hình ảnh người đàn ông đu mình dưới sông chờ ứng cứu sau khi nhảy cầu tự tử

"Đi đủ Về đủ": Đoạn clip 110 chiến sĩ Việt Nam bước xuống máy bay khiến hàng triệu người xúc động

Singapore gửi 10 con gián đến Myanmar để cứu nạn động đất: Nghe thì vô lý, nhưng đó là đỉnh cao công nghệ Đông Nam Á

Khoảnh khắc nam sinh ngồi ghế xoay kỳ lạ gây bão mạng: Tưởng đùa, ai ngờ là bài test để chạm giấc mơ bầu trời!

Gia đình 3 người thu nhập 20 triệu, mỗi tháng mua được 1 chỉ vàng, soi kĩ bảng chi tiêu mà giật mình

Khách Tây bất ngờ "cầu cứu" dân mạng Việt sau khi quán cà phê đưa cho cô 1 món bánh, netizen xem xong vẫn rối loạn

Hỏi về "nỗi sợ của em", học sinh lớp 2 ngoáy bút khiến cô giáo run theo: Sợ vợ, sợ cả trái đất quay làm... cái nhà quay theo!

Uống hết 7749 sạp dừa Bến Tre, đang hí hửng mong con da trắng nõn nà, mẹ bỉm xém xỉu khi thấy cảnh này

Chủ shop nổi tiếng vừa livestream vừa khóc: Sinh được 15 ngày thì làm việc, con 8 tháng chưa nghỉ ngày nào!
Có thể bạn quan tâm

Nam sinh lớp 8 mất liên lạc nghi bị người lạ dụ dỗ, mẹ lên mạng cầu cứu
Tin nổi bật
23:30:12 09/04/2025
NSƯT Xuân Hinh hỏi thẳng "không có phong bì à", một Shark đình đám phải vào trả lời
Sao việt
23:18:56 09/04/2025
Phim ngôn tình mới chiếu đã bị chê tan nát, cặp chính diễn dở như "muốn rút ống thở của nhà sản xuất"
Phim châu á
23:15:57 09/04/2025
Bom tấn cổ trang Việt chưa chiếu đã hot rần rần: Đẹp đến từng khung hình, dàn cast nghe tên đã muốn xem
Phim việt
23:13:27 09/04/2025
Nhan sắc đẹp chấn động của Park Min Young, công chúa tóc mây có thật ngoài đời!
Hậu trường phim
23:04:27 09/04/2025
Xuất hiện nhân vật bí ẩn vung hàng chục tỷ để sở hữu 1 tài sản của Từ Hy Viên?
Sao châu á
22:49:25 09/04/2025
Ter Stegen: 'Nếu muốn, Messi có thể ném bóng vào mặt bạn'
Sao thể thao
22:42:06 09/04/2025
3 phút 56 giây rơi nước mắt của thành viên BIGBANG, nỗ lực "níu kéo" T.O.P trở lại
Nhạc quốc tế
22:37:58 09/04/2025
Ukraine ồ ạt tập kích, hàng không Nga gián đoạn
Thế giới
22:37:52 09/04/2025
'Nổ' quen lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công thương để lừa đảo
Pháp luật
21:38:37 09/04/2025