“Hiệu ứng Trump” đang chi phối thế giới
Còn hơn 1 tháng nữa mới tới thời điểm Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chính thức nhậm chức song chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua của ông đang dần định hình các sự kiện trên toàn thế giới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: EPA)
New York Times ngày 1/12 đã có bài viết nhận định về hiệu ứng từ chính trường Mỹ, đặc biệt là khi ông Trump chuẩn bị lên nắm quyền, tới các sự kiện trên thế giới.
Tuần trước, Thị trưởng thành phố Jerusalem của Israel đã thông báo quyết định chấm dứt quá trình trì hoãn kế hoạch xây dựng khu tái định cư gồm 500 ngôi nhà mới cho người Do Thái tại các khu vực đang có tranh chấp với người Palestine. Văn phòng Thị trưởng thành phố Jerusalem khẳng định đây là thời điểm thích hợp và đây không phải là quyết định có động cơ chính trị. Tuy nhiên, Thị trưởng thành phố Jerusalem cũng ám chỉ rằng ông đã thấy “đèn xanh” từ chiến thắng của ứng cử viên Trump.
Với việc chuẩn bị trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ, chiến thắng của ông Donald Trump đang định hình các sự kiện trên thế giới. Trong khi các tập đoàn đang kỳ vọng vào những chính sách “phục hưng” kinh tế của ông Trump thì có một số quốc gia lại lo ngại về quan điểm bảo hộ thương mại của nhà tài phiệt này có thể làm cho giá trị của đồng USD tăng lên, ảnh hưởng tới các ngoại tệ khác. Do vậy, các chính phủ đang đánh giá lại các chính sách về thương mại, quốc phòng và nhập cư.
Những biến động trên các thị trường tài chính thời gian qua phản ánh tâm lý không ổn định về Tổng thống đắc cử của Mỹ, người chưa bao giờ đảm nhận bất cứ cương vị nào trên chính trường và khiến giới chức cấp cao của các nước, giới lãnh đạo các tập đoàn và các thể chế trên thế giới đang phải thăm dò về liệu chính quyền Mỹ sắp tới có viết lại các quy định đang định hình những vấn đề trên toàn cầu hay không. Ông Ivo Daalder, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO và hiện là Chủ tịch Hội đồng Các vấn đề toàn cầu, nhận xét: “Với các đồng minh hay những nước có quan điểm đối lập với Mỹ, chiến thắng của ông Donald Trump có thể dẫn tới việc Mỹ sẽ từ bỏ cam kết duy trì trật tự toàn cầu mà nước này đã thực hiện trong những năm qua”.
Video đang HOT
Trong khi giá cổ phiếu của nhiều công ty trên thế giới sụt giảm sau chiến thắng của ông Trump, cổ phiếu của công ty Israel có tên Magal Security Systems lại tăng mạnh thời gian qua. Đây là công ty giúp phát triển hàng rào bảo vệ an ninh công nghệ cao xung quanh Dải Gaza và Bờ Tây. Vì vậy, với tuyên bố sẽ xây dựng bức tường dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico của ông Trump, những nhà đầu tư kỳ vọng rằng các công ty như Magal có thể sẽ có thêm “đất diễn” trong thời gian tới.
Cùng với lý do nêu trên, nền kinh tế của Mexico đã bị tác động kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ. Bên cạnh tuyên bố xây dựng tường nêu trên, ông Trump cũng đe doạ sẽ rút khỏi Thoả thuận thương mại tự do Bắc Mỹ. Với những tuyên bố này, đồng peso của Mexico đã mất giá mạnh, buộc Ngân hàng Trung ương Mexico hồi tuần trước phải điều chỉnh lại dự báo về tăng trưởng kinh tế trong nước tới với lý do đưa ra “là do tác động từ quá trình bầu cử tại Mỹ”.
Còn trong khối NATO, giới lãnh đạo liên minh quân sự này cũng đang tìm cách yêu cầu các quốc gia thành viên tăng ngân sách quốc phòng nhằm đối phó với tuyên bố của ông Trump về việc Mỹ sẽ không “gánh” hộ các nước trong thời gian tới. Tuần trước, tân Thủ tướng Litva đã cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng.
Tại Philippines, nơi Tổng thống Rodrigo Duterte từng có những tranh cãi với người đồng cấp Barack Obama, chính phủ quốc gia Đông Nam Á này cũng đang tìm cách giành sự ủng hộ của ông Trump. Theo đó, Tổng thống Duterte đã bổ nhiệm phái viên thương mại tại Mỹ là ông Jose E. B. Antonio, một nhà tài phiệt về bất động sản và cũng là người giúp xây dựng toà tháp Trump ở thủ đô Manila.
Cũng như Philippines, Anh cũng đang cân nhắc bổ nhiệm Nigel Farage, thủ lĩnh phong trào “Brexit”, làm Đại sứ nước này tại Mỹ. Theo tờ The Times of London, ông Nigel Farage có thể sẽ giữ cương vị nào đó tại Mỹ trong năm tới.
Tại Trung Quốc, thái độ lạc quan ban đầu về ông Trump đang nhường chỗ cho tâm lý hoài nghi. Phát biểu tại một hội thảo của Viện Khoa học Xã hội tại Bắc Kinh mới đây, Tướng về hưu Zhu Chenghu cho rằng: “Chúng ta nên ngừng nghĩ về những lợi ích mà chiến thắng của ông Trump có thể mang lại cho Trung Quốc. Ông ta sẽ quay trở lại với những chính sách truyền thông, tập trung chủ yếu vào vai trò của đồng USD và tìm kiếm mở rộng sự hiện diện của Mỹ qua các đại dương”.
Tiếp về “hiệu ứng” Trump, một nhà phân tích ở Nga mới đây đã cho rằng vụ bắt giữ Bộ trưởng Phát triển kinh tế Alexei Ulyukayev có ảnh hưởng từ việc ứng cử viên của đảng Cộng hoà sắp lên nắm quyền. Theo đó, Moscow không còn lo ngại về những phản ứng từ Mỹ với quá trình xét xử những nhân vật được cho là thân Washington.
Ngọc Anh
Theo NYTimes
Các lãnh đạo APEC đối phó với hiệu ứng Trump ở Peru
Hiệu ứng Trump xuất hiện trong mọi cuộc thảo luận ở Lima, Peru, nơi lãnh đạo 21 nước với hơn một nửa tài sản toàn cầu đang tụ họp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Reuters
"Sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn yếu ớt khi đà phát triển không đủ mạnh", ông Tập hôm 19/11 nói trong bài phát biểu chính tại Hội nghị Lãnh đạo kinh tế APEC ở Lima, Peru. "Đối mặt với thách thức của sự rủi ro, tất cả các bên cần hợp tác và giữ tinh thần hợp tác, đôi bên cùng có lợi".
"Chúng ta cần xây dựng khuôn khổ thoả thuận bình đẳng và có lợi một cách phổ quát, bởi sự cô lập và độc quyền là sai trái", ông Tập nói.
"Ở Mỹ và Anh, khuynh hướng bảo hộ đang giành quyền kiểm soát", Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski trước đó cho biết. "Điều căn bản là thương mại thế giới cần phát triển trở lại và cần đánh bại chủ nghĩa bảo hộ", ông Kuczynski nói với các lãnh đạo APEC.
Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, làm dấy lên lo ngại thương mại tự do và toàn cầu hóa đang bị đe dọa.
Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC hôm 19/11 khai mạc tại Lima, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde và các nguyên thủ khác.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đoàn đại biểu Việt Nam hôm 18/11 tới Lima, Peru tham gia APEC. Việt Nam sẽ tiếp nhận vai trò nước chủ nhà từ Peru vào năm sau để tổ chức APEC, với các sự kiện chính diễn ra tại Đà Nẵng và TP HCM.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc đã có lực lượng đủ mạnh để chi phối Biển Đông Trong hai ngày 6-7/5, tại đại học Yale, bang Connecticut, Mỹ, đã diễn ra hội thảo với chủ đề Xung đột tại Biển Đông. Hội thảo do Hội đồng Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) ở Đại học Yale tổ chức. Hội đồng Nghiên cứu Đông Á và Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam đồng tham gia tài trợ. Theo phóng...