Hiệu trưởng trường Mầm non làm sai quy trình thuyên chuyển GV
Trong việc bình xét thuyên chuyển giáo viên mần non, hiệu trưởng Trường mầm non Yên Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã làm sai theo quy định khiến nhiều giáo viên của nhà trường bức xúc.
Được biết, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 3678/2011/QĐ-UBND của về việc ban hành quy định điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận và tuyển dụng cán bộ quản lí, giáo viên (GV), nhân viên hành chính các trường mần non, tiểu học và Trung học cơ sở công lập. Và Chủ tịch UBND huyện Nông Cống ra Quyết định số 2436/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định điều động, thuyên chuyển, cán bộ quản lí, GV, nhân viên trường học thuộc huyện quản lí.
Dự kiến cân đối hài hòa GV biên chế, hợp đồng các trường mầm non của Phòng Giáo dục huyện Nông Cống thì Trường mần non Yên Mỹ (xã Yên Mỹ) phải thuyên chuyển 3 GV, nhưng do điều kiện của trường còn khó khăn nên bà Lê Thị Bích – hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ đã có tờ trình lên UBND huyện và Phòng GDĐT xin được giảm số lượng từ 3 GV xuống còn 2 GV trong diện phải thuyên chuyển.
Sau khi nhận được công văn trả lời của UBND và Phòng Giáo dục huyện Nông Cống xét duyệt cho trường mầm non Yên Mỹ được thuyên chuyển 2 GV thì bà Lê Thị Bích đã tiến hành họp Hội đồng nhà trường để xét duyệt 2 GV sẽ phải thuyên chuyển của trường.
Bà Lê Thị Bích – hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ thừa nhận làm sai với quy định.
Từ ngày 5 – 13/10, Hiệu trưởng trường Mầm non Yên Mỹ đã tổ chức 3 cuộc họp Hội đồng nhà trường để xét duyệt GV phải thuyển chuyển. Nguyên nhân chỉ trong vòng 9 ngày mà có tới 3 cuộc họp Hội đồng nhà trường là do mỗi cuộc họp lại có sự thay đổi GV phải thuyên chuyển.
Video đang HOT
Cuộc họp thứ nhất của hội đồng nhà trường diễn ra vào ngày 5/10. Theo biên bản cuộc họp cho thấy nhà trường có 7 GV trong diện xét thuyên chuyển, trong đó có một cô đã tự nguyện thuyên chuyển. Các GV còn lại nằm trong danh sách đều có lí do về hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hội đồng nhà trường đã thống nhất lấy biểu quyết xét duyệt 6 GV thuyên chuyển còn lại, cô giáo Lê Thị Hà là người được Hội đồng biểu quyết phải thuyên chuyển.
Cuộc họp thứ hai được diễn ra ngày 6/10, hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức xét duyệt lại lần hai theo lời đề nghị của cô Lê Thị Hà, vì cô Hà trình bày gia đình hoàn cảnh khó khăn do chồng đi làm xa, hai con đi học Cao đẳng, bản thân nếu phải thuyên chuyển lại không biết đi xe máy.
Sau cuộc họp lần hai, cô Trương Thị Xuyên là người phải thuyên chuyển, nhưng cô Xuyên không đồng ý và đưa ra các lí do về hoàn cảnh gia đình mình cũng đang rất khó khăn. Bố đẻ bệnh ung thư vòm họng, chồng đi làm xa, con trai đang đi nghĩa vụ quân sự, bố chồng là liệt sĩ. Bản thân có đã có công tác thâm niên là 27 năm.
Hiệu trưởng trường mầm non Yên Mỹ tiếp tục xét duyệt lại lần nữa. Ba cô giáo là Lê Thị Hòa, Đỗ Thị Huyền và Trương Thị Xuyên được đưa vào danh sách xét duyệt thuyên chuyển, nhưng cô Xuyên có lí do hoàn cảnh gia đình trước đó nên hiệu trưởng trường đã triệu tập 2 GV còn lại đến phòng hiệu trưởng để chọn ra một người dưới hình thức bốc thăm. Cô Lê Thị Hòa là người bốc được thăm thuyên chuyển.
Đến ngày 13/10, hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ tiếp tục cho họp Hội đồng để xét duyệt GV phải thuyên chuyển tiếp. Theo hình thức giơ tay biểu quyết, kết thúc cô Lê Thị Hòa là người được biểu quyết nhiều nhất phải thuyên chuyển đi cùng với cô Minh là người tự nguyện trước đó.
Theo phản ánh của nhiều GV Trường Mầm non Yên Mỹ, bà Lê Thị Bích đã làm không đúng theo quy định của việc họp Hội đồng xét duyệt GV thuyên chuyển quy định tại Quyết định số 3678 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Bà Bích đã đưa ra các hình thức và tiêu chí sai với quy định. Cụ thể là xét duyệt thâm niên cho GV không đưa ra mốc cụ thể như quy định đã có, xét duyệt hoàn cảnh gia đình của GV trong diện thuyên chuyển chỉ qua hình thức báo cáo miệng. Mỗi cuộc họp thuyên chuyển mỗi khác, không thống nhất giữa biên bản của các cuộc họp.
Một GV cho rằng, bà Lê Thị Bích đã vận động các GV để lấy biểu quyết xét duyệt GV bị thuyên chuyển. Việc xét duyệt GV thuyên chuyển của bà Lê Thị Bích dưới hình thức triệu tập bốc thăm là hoàn toàn sai với quy định.
“Chúng tôi không hiểu cô Bích làm theo quy định xét duyệt thuyên chuyển nào mà mỗi cuộc họp lại mỗi khác, họp rồi lại họp tiếp, mỗi cuộc họp người phải thuyên chuyển lại khác. Trường hợp cô Lê Thị Hòa cũng có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, bản thân cô Hoà lại là một GV tốt, đã thực hiện nghĩa vụ vùng xa mà lại xét thuyên chuyển. Hai cuộc họp trước đó cô Hà có nằm trong danh sách phải thuyên chuyển đâu? Chúng tôi đề nghị cấp trên xem xét lại trước khi đưa ra quyết định thuyên chuyển”, cô Lê Thị Minh – GV Trường Mầm non Yên Mỹ cho biết.
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Bích – hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ thừa nhận: “Việc xét duyệt thuyên chuyển của tôi là hoàn toàn không đúng theo quy định của cấp trên”. Lí do được bà Bích đưa ra là do lần đầu làm công tác xét duyệt thuyên chuyển nên không khỏi mắc phải sai lầm. Bà Bích còn thừa nhận là do năng lực yếu kém và sẽ chịu trách nhiệm với việc mình làm nếu đó là sai.
Thái Bá – Duy Tuyên
Theo dân trí
Có áo dài rồi, em vẫn phải bỏ học
Ngày tựu trường mẹ Quỳnh Như chạy đôn chạy đáo lo chuyện đồng phục cho Như. Ngược xuôi nhiều bận, cuối cùng Quỳnh Như cũng có bộ áo dài cũ vừa vặn để đến trường, nhưng gánh nặng "cơm áo, gạo tiền", mẹ Như đành cho em nghỉ học!
Biết trước gia đình khó khăn, em Bùi Thị Quỳnh Như (cựu học sinh lớp 10 trường THPT Trần Ngọc Hoằng - thuộc huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) đã phơi mình mỗi ngày ra đồng bắt ốc, phụ mẹ kiếm tiền mua sách vở, tiền học phí, ... cho năm học mới. Thế nhưng cô nữ sinh lớp 10 ở vùng sâu này đành rời sân trường mãi mãi vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
Ngồi bên con gái chị Trần Thị Mai Phương - mẹ em Quỳnh Như bùi ngùi kể: "Dù gia đình tui nghèo khổ thật nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ cho cháu Như nghỉ học. Trước tựu trường 1 tháng, nghe đâu có người cho áo dài cũ là tui đến xin, có bộ nhỏ, bộ to, dài ngắn, ... nhưng cuối cùng cũng có một bộ vừa vặn cho cháu. Hôm đó, cháu nó mừng suốt đêm không ngủ vì hy vọng sẽ được đi học tiếp! Nhưng vì gia đình quá khó khăn, tui không thể lo tiền trường, sách vở cho 2 đứa con đi học nên đành cho cháu Như nghỉ học!"
Dù không đến lớp 1 tuần nhưng Quỳnh Như vẫn kỳ vọng được mọi người tiếp sức cho em trở lại trường
Theo chị Phương, ngày tựu trường cháu Phương thấy bạn bè mặc áo dài đi dự lễ khai giảng, cháu nó trốn trong nhà khóc sướt mướt, dỗ dành mãi không được. Cuối cùng cha cháu bảo năm sau cha khỏe lại, đi làm kiếm tiền cho con đi học lại, Như mới nguôi ngoai.
Được biết, gia đình chị Phương thuộc hộ nghèo nhưng mấy năm trước địa phương cất cho căn nhà tình nghĩa nên ủy ban rút lại sổ hộ nghèo. Từ ngày mất sổ hộ nghèo, việc học hành của cháu Như và đứa con út là gánh nặng vô cùng cho gia đình chị Phương mỗi khi năm học mới về.
Đặc biệt, cái khó của gia đình càng bế tắc hơn khi năm 2006, anh Bùi Hữu Nam - cha em Quỳnh Như đi đốn cây thuê cho người ta không may bị cây đè, dập cột sống, hở xương vai, tốn bao nhiêu tiền nhưng anh chỉ có thể đi tới đi lui, không thể làm việc nặng dù xúc một thúng lúa.
Đã vậy, đứa con gái lớn Bùi Thị Thảo Như (17 tuổi) bị bướu thịt ở cổ, cứ phát sốt liên tục. Thấy con bị bệnh tật hành hạ, vợ chồng anh Nam chỉ cầu trời, khẩn phật cho con gái hết bệnh, chứ chẳng có cách nào xoay xở khi gia đình không có tấc đất cắm dùi, quanh năm cả nhà phụ thuộc vào tiền công ít ỏi của chị Phương đi làm thuê và tiền bán ốc của cháu Như và anh Nam.
Trước khi chúng tôi ra về, em Quỳnh Như ngậm ngùi thố lộ: "Bộ áo dài này năm tới em mặc vẫn được, chỉ sợ là cha và chị hai không hết bệnh, mẹ em không có tiền lo cho em ăn học! Vì thế với hoàn cảnh gia đình của em hiện nay, em chỉ trông chờ vào các nhà hảo tâm để em trở lại lớp là điều em mong muốn nhất!" Quỳnh Như cầm bộ áo dài trên tay, sụt sùi nước mắt.
Cũng do gia đình quá khó khăn, nên sau mỗi buổi học Quỳnh Như phải ra đồng bắt ốc hoặc cắt lúa, làm cỏ thuê với mẹ, vì thế kết quả trong 10 năm học, Quỳnh Như chỉ trong tóp trung bình khá. Tuy nhiên, Quỳnh Như rất ham học và có ước mơ trở thành một giáo viên mầm non để dạy chữ cho các em nhỏ ở vùng quê nghèo của mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:1. Em Bùi Thị Quỳnh Như (học sinh lớp 10 trường THPT Trần Ngọc Hoằng - thuộc huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ).ĐT: 01227.407.5492. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490Email: quynhanai@dantri.com.vnBạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan triAccount Number: 045 137 195 6482Swift Code: BFTVVNVXBank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002Swift Code: MSCBVNVXBank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 Theo Dantri
Chủ động nguồn vốn cho HS, SV vay Trong khi nguồn vốn vay cho học sinh, sinh viên nghèo ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) nhiều địa phương đang gặp khó khăn thì ở các tỉnh Tây Bắc, việc vay vốn này khá thuận lợi bởi chủ động được nguồn. Tháng 9, các học sinh, sinh viên (hssv) nghèo vùng Tây Bắc bắt đầu nhập học, kèm...