Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng bị đình chỉ chức vụ bí thư Đảng ủy
Ngày 1/8, Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP HCM, Đảng ủy khối các trường đại học cao đẳng TP HCM, vừa có quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, bí thư, ban chấp hành đối với ông Lê Vinh Danh – bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Trước đó, Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP HCM đã làm việc với Đảng ủy khối các trường đại học cao đẳng TP HCM tại cơ quan Ủy ban kiểm tra Thành ủy.
Tại đây, thường trực Đoàn kiểm tra đã trao đổi về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu sai phạm đối với Đảng ủy và ông Lê Vinh Danh.
Ông Võ Hoàng Duy – thư ký Hội đồng trường – phó bí thư Đảng ủy nhà trường – được phân công tạm thời phụ trách Đảng ủy Trường Đại học Tôn Đức Thắng thay ông Lê Vinh Danh.
Tháng 6/2019, lãnh đạo Đại học Tôn Đức Thắng từng gây xôn xao dư luận khi cho rằng cơ quan chủ quản đã có nhiều chỉ đạo vi phạm quyền tự chủ của nhà trường và trái với quy định hiện hành, yêu cầu lãnh đạo trường trước khi có quyết định quan trọng phải thông qua cơ quan chủ quản trước khi đưa ra Hội đồng trường quyết định.
Phản hồi về vụ việc này, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng những phát ngôn của lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng là “không đúng bản chất, sự thật, gây tổn hại đến uy tín của tổ chức Công đoàn Việt Nam”.
Video đang HOT
Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phát huy tốt dân chủ ở cơ sở là giải pháp quan trọng góp phần củng cố khối đoàn kết, tạo nguồn lực cho nhiệm vụ chung.
Do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh rất chú trọng những kênh tiếp nhận, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân.
Không phải ngẫu nhiên, tư tưởng "lấy dân làm gốc" trở thành kim chỉ nam cho cả chặng đường xây dựng NTM của Quảng Ninh những năm qua. Đây vừa là lý thuyết, cũng là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn của khắp các xã, thôn, bản, qua quá trình triển khai thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí.
Có được sự chung tay góp sức, tham gia ý kiến, ủng hộ của nhân dân thì các chương trình, đề án, công trình nhanh chóng được hoàn thiện, có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đi vào cuộc sống.
Từ thực tế đó, nhiệm vụ xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng đóng góp trí tuệ, tâm huyết, tiền của, công sức, đồng hành cùng Nhà nước thực hiện.
Cán bộ xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) nắm tình hình hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, kết hợp tuyên truyền chính sách cho người dân.
Để phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, các cấp chính quyền phải phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tham gia bàn bạc và quyết định. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ càng thêm hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong công việc chung.
Đặc biệt, các địa phương cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu chương trình xây dựng NTM nhằm mục đích phát triển nông thôn toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của chính dân cư nông thôn.
Ông Đoàn Văn Tân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Lập (huyện Đầm Hà), cho biết: Năm 2019, Tân Lập đã được công nhận là xã đầu tiên trong toàn huyện không còn hộ nghèo. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của xã là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, khơi dây tinh thần chu đông, vươn lên.
Đồng thời, thông qua đội ngũ cán bộ, các đoàn thể thường xuyên bám địa bàn, thông qua các cuộc họp dân cư, sinh hoạt chi bộ, các chi tổ hội... đã giúp xã kịp thời lắng nghe ý kiến nhân dân, nắm chắc tình hình các hộ để có phương án trợ giúp phù hợp (nhà ở, tiền vốn, cây, con giống, máy móc thiết bị, triển khai mô hình...).
Người dân thôn Phúc Tiến (xã Tân Lập, huyện Đầm Hà) phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân hưởng thụ" trong xây dựng NTM còn được phát huy thông qua việc người dân được tham gia, đóng góp ý kiến trong các khâu lựa chọn các công trình, hình thức tổ chức xây dựng, các chính sách về huy động nguồn lực như xây dựng cơ sở hạ tầng...
Nhân dân còn tự nguyện đóng góp, tham gia các phong trào hiến đất làm đường giao thông, đóng góp vật lực, công sức... cho các công trình phục vụ sản xuất, dân sinh tại địa phương. Trong quá trình này, tất yếu xảy ra những vướng mắc, kiến nghị trái chiều, yêu cầu các địa phương phải nhanh chóng nắm bắt dư luận, kịp thời tiếp thu, giải thích, tháo gỡ theo thẩm quyền.
Đội ngũ cán bộ các thôn, khu phố của TP Móng Cái tham gia hội nghị giao ban trực tiếp với lãnh đạo thành phố về tình hình 6 tháng đầu năm 2020, ngày 17/7/2020. Ảnh: Thu Hằng (Trung tâm TT-VH Móng Cái)
Tại TP Móng Cái, công tác giao ban giữa lãnh đạo thành phố với đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu, trưởng ban công tác mặt trận thôn, khu phố được tổ chức đều đặn hằng quý, duy trì đều đặn từ 2014 đến nay.
Tại mỗi buổi hội nghị, đội ngũ cán bộ ở thôn, khu trực tiếp thông báo tình hình địa bàn dân cư mình phụ trách; nêu bật được những tâm nguyện, kiến nghị, thắc mắc mà họ đã tổng hợp từ nhân dân. Trên cơ sở đó, trực tiếp các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thành phố cùng với đại diện các phòng, ban chuyên môn có trách nhiệm trả lời trực tiếp ngay tại hội nghị những kiến nghị thuộc thẩm quyền.
UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 6/2020. Ảnh: Thanh Hoa
Cách làm của Móng Cái cũng được các địa phương trong tỉnh thực hiện thường xuyên, để qua đó, các vấn đề nhân dân quan tâm được nắm bắt và chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng quy định, giảm bớt đơn thư khiếu kiện, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được truyền tải sâu rộng, chất lượng, đi vào đời sống, tạo động lực cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Đại tá Lê Văn Tuyến làm Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Đắk Lắk Công an tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đại tá Lê Văn Tuyến tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an tỉnh Đắk Lắk diễn ra thành công tốt...