Hiệu trưởng ngôi trường xảy ra vụ cô giáo bị “bẻ tay”: “Tất cả đều có lỗi”
Liên quan đến vụ việc cô giáo bị bẻ tay, đẩy ra khỏi lớp trước mặt học sinh, ông Ngô Đức Thức, hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, cho rằng bản thân ông, các thầy cô giáo và cả học sinh trong lớp đều có lỗi.
Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) – nơi xảy ra sự việc cô giáo bị bẻ tay, đẩy ra khỏi lớp học trước mặt hàng chục học sinh hôm 22-10 – Ảnh: NHẬT LINH
Ngày 28-10, ông Ngô Đức Thức – hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng (nơi xảy ra vụ việc cô giáo Hồ Thị Tâm bị bẻ tay, đẩy ra khỏi lớp trước hàng chục học sinh) – đã trả lời những câu hỏi liên quan đến vụ việc gây xôn xao dư luận.
* Thưa ông, nhà trường đang xử lý vụ việc cô giáo bị bẻ tay, đẩy ra khỏi lớp học hôm 22-10 như thế nào?
- Sự việc đáng tiếc trên xảy ra vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp 10A9 hôm 22-10. Sau đó lãnh đạo nhà trường đã hội ý và đề nghị các bên có liên quan viết tường trình sự việc.
Trong đó bao gồm thầy giáo Nguyễn Đức Phong (giáo viên thể dục và quốc phòng) – người đã đưa cô Hồ Thị Tâm ra khỏi lớp, cô Hồ Thị Tâm – người bị đưa ra khỏi phòng, cô giáo chủ nhiệm lớp – người đứng trên bục giảng xuất hiện trong clip, cũng như tập thể lớp 10A9. Sau khi có đầy đủ tường trình, chúng tôi sẽ tổ chức buổi nói chuyện giữa tất cả các bên, từ đó phân định đúng sai.
Trước mắt, về phía thông tin nhà trường có được, thầy giáo Phong muốn mời cô Tâm ra khỏi lớp. Nhưng hành động của thầy Phong hơi cứng, không tế nhị và làm cho đoạn clip đó gây ngộ nhận trên mạng xã hội.
Cô Tâm cũng có lỗi sai khi cô có mặt ở lớp nhưng không được sự đồng ý của giáo viên ở lớp đó. Khi giáo viên chủ nhiệm mời cô Tâm ra khỏi lớp, cô ấy đã không chịu đi ra.
Học sinh cũng sai. Các cháu đã được giáo dục văn hóa ứng xử khi tham gia vào mạng xã hội, nhưng vẫn để xuất hiện clip nói trên, làm xấu đi hình ảnh nhà trường.
Bản thân tôi cũng sai. Tôi là thủ trưởng đơn vị nhưng đã để xảy ra sự việc nêu trên. Tôi cũng sẽ nhận trách nhiệm về việc này.
Video đang HOT
* Quá trình công tác của cô Hồ Thị Tâm ở trường những năm gần đây là như thế nào, thưa ông?
- Câu hỏi này không liên quan đến vụ việc nên tôi xin không trả lời.
* Việc thầy giáo Phong đề nghị cô Tâm đi ra khỏi lớp rồi sau đó xảy ra việc bẻ tay, đẩy đi như trong đoạn clip ghi lại là do chủ ý cá nhân của thầy ấy, hay là có sự chỉ đạo của nhà trường?
- Cô giáo chủ nhiệm lớp mời cô Tâm đi ra không được nên đã báo cáo với ban giám hiệu nhà trường. Đi cùng với thầy Nguyễn Đức Phong lúc đó có một thầy giáo là phó hiệu trưởng nhà trường, một giáo viên và một nhân viên bảo vệ. Tôi xin đính chính rằng hoàn toàn không có động tác bẻ tay. Hoàn toàn không có.
Trước đó thầy Nguyễn Đức Phong đã thuyết phục cô Tâm khoảng 10 phút. Khi hai bên nói qua nói lại với nhau thì các thầy ấy thấy giữa giáo viên có nói qua nói lại trước mặt học trò như vậy không hay, nên thầy Phong mới quyết định cầm tay cô Tâm đi ra ngoài.
* Có thông tin cho rằng nguyên nhân xảy ra vụ việc trên là do trù dập, tấn công cá nhân cô giáo Hồ Thị Tâm, bởi trước đó cô Tâm có lên tiếng về chuyện khuất tất trong thu chi, không dân chủ ở nhà trường. Ông nghĩ thế nào về điều này?
- Như đã nói, hiện tại tôi chỉ có thể trả lời về những gì liên quan đến clip trên mạng đó thôi. Còn giả sử như nhà trường có xảy ra những chuyện liên quan đến thu chi, tiền bạc… thì đã có các cơ quan thẩm quyền xử lý.
* Cảm ơn ông.
Bị mời ra khỏi lớp với lý do… làm loạn
Cô giáo Hồ Thị Tâm – người bị bẻ tay trong đoạn clip – kể rằng cô bị các thầy giáo đại diện nhà trường mời ra khỏi lớp 10A9 hôm 22-10 với lý do “làm loạn trong lớp”.
Cô Tâm kể rằng vào sáng 22-10, cô có hai tiết văn liên tiếp ở lớp 10A9. Đây cũng là hai tiết văn cuối cùng cô Tâm được đứng lớp trước khi bàn giao cho giáo viên mới. Sau khi hoàn thành hai tiết học, cô Tâm đã mua bánh kẹo phát cho cả lớp và dành một chút thời gian ít ỏi còn lại của tiết học và 5 phút nghỉ giải lao giữa giờ để tạm biệt học sinh.
Trong thời gian này, cô có đề nghị toàn lớp 10A9 làm khảo sát trên giấy về việc các bạn có ký tên vào đơn đề nghị đổi giáo viên dạy văn khác hay không.
“Thời gian làm khảo sát đúng là có rơi vào thời gian đầu của tiết sinh hoạt. Tuy nhiên thời gian này cô giáo chủ nhiệm của lớp vẫn chưa đến nên tôi có xin các bạn học sinh tranh thủ làm khảo sát thật nhanh”, cô Tâm nói.
Sau khi cô giáo chủ nhiệm lớp 10A9, thầy Phong và các thầy khác xuất hiện ở lớp, cô Tâm cho biết là đã giải thích mình chỉ ở lại chia tay học trò, chứ không có chuyện làm loạn. Cô cũng trình bày, giải thích việc mình cho học sinh làm khảo sát để biết được sự thật về mình và sẽ rời đi ngay, chứ không có chuyện “cướp” giờ sinh hoạt của lớp.
“Tôi chỉ đang chia tay lớp học và không làm bất cứ điều gì trái với quy định của trường. Lúc cô giáo chủ nhiệm vào lớp, tôi có giải thích với cô là do cô chưa vào lớp tôi mới nán lại để chia tay học trò”, cô Tâm nói.
Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về diễn biến sự việc trên.
Ăn đường, ngủ đường vì... đi học sớm
Mỗi buổi sáng trên một số tuyến đường ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai), TP.Dĩ An (Bình Dương), nhất là TP.HCM, tôi thường nhìn thấy một số học sinh ăn và ngủ trên đường đến trường cùng cha mẹ do phải đi học sớm.
Có nhiều lý do học sinh phải ăn, ngủ, thậm chí học trên đường phố vào mỗi ... ban mai.
Lý do thứ nhất là do bệnh thành tích. Những đứa trẻ học cả ngày, học cả đêm, chạy sô với con chữ để đạt được kết quả này, thành tích nọ khiến cho các em ít có thời gian thư giãn, thiếu ngủ nên ... ngủ bù sau lưng ba mẹ. Một số phụ huynh vì trường chuyên lớp chọn nên chấp nhận đưa đón con khi học xa nhà. Chính quãng đường xa nên một số em không thể tránh khỏi việc ăn đường, ngủ đường. Nếu ăn uống ở nhà thì các em cũng buộc phải dậy sớm.
Học sinh ăn vội trên đường đến trường, hình ảnh thường thấy vào mỗi sáng. Ảnh THÁI HOÀNG
Tuổi thơ bị đánh cắp
Việc nhiều học sinh tranh thủ ăn, ngủ trên đường đến trường cũng do giờ học quá sớm. Khung giờ vào học lúc 7 giờ, 7 giờ 15 khá phổ biến ở các địa phương. Các trường thường quy định học sinh có mặt lúc 6 giờ 45 (có những trường quy định học sinh có mặt lúc 6 giờ 30). Chính vì học quá sớm khiến cho học sinh khó có bữa ăn ngon, giấc ngủ không tròn giấc nên phải tranh thủ ăn và ngủ trên đường đến trường.
Ngoài ra, chính vì học sớm nên một số học sinh thường nhịn luôn bữa sáng. Có những học sinh mang đồ ăn đến trường ăn vội vàng cho kịp giờ. Có nhiều em đến giờ ra chơi mới ăn, điều này không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng tới cả chất lượng của bữa ăn buổi trưa (cách nhau khoảng 2 giờ).
Nhà tôi cạnh khu công nghiệp, cũng gần một số trường học. Mỗi khi nhìn những đứa trẻ phải dậy quá sớm để đến trường hoặc đến nhà giáo viên (bậc tiểu học, một buổi học ở trường, một buổi gửi ở nhà cô giáo), thấy thương các cháu nhiều. Có những đứa trẻ học bậc tiểu học nhưng phải dậy lúc 5 giờ sáng vì mẹ làm ca 1, ba đi làm xa.
Việc học ở nước ta vẫn còn nặng nề về kiến thức, trong đó có cả học vẹt. Nhồi nhét kiến thức khiến học sinh mệt mỏi, căng thẳng, bữa ăn và giấc ngủ không tròn. Ngay cả những đứa trẻ lớp 1, thậm chí mầm non, phải đi học thêm vào buổi tối. Làm điều này chính cha mẹ đánh cắp tuổi thơ con.
Trẻ ngủ trên đường đến trường. Ảnh THÁI HOÀNG
Vì học sinh thân yêu, hãy lùi giờ học
Tôi từng công tác một số trường công, trung tâm GDTX, trung tâm dạy học viên khuyết tật, nhất là trường tư thục tại TP. HCM, đa phần các trường vào học lúc 7 giờ, thậm chí sớm hơn. Điều mong muốn lùi giờ học trễ hơn là... xa xỉ vì các vùng miền trên cả nước đều như vậy.
Kể từ năm học 2021-2022, thầy trò cũng như phụ huynh Trường THCS-THPT Bác Ái (Q.Tân Bình, TP.HCM) cảm thấy nhẹ nhàng hơn, niềm vui và hạnh phúc được nhân lên bởi giờ học chính thức vào lúc 7 giờ 45 (có mặt lúc 7 giờ 30 - 15 phút đầu là giờ sinh hoạt chủ nhiệm, ổn định lớp).
Là người thầy, mỗi ngày nhìn thấy cảnh học sinh tranh thủ "ăn, ngủ, học ... đường" sau lưng cha mẹ, thấy thương các bạn nhỏ vô cùng. Tôi mong sao đến một thời điểm nào đó, việc lùi giờ học sẽ trở thành hiện thực trên cả nước, nghĩa là bắt buộc các trường phải thực hiện, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt do tác động của những yếu tố khác như thời tiết, thiên tai...
Ngoài ra, cũng cần lắm việc học nhẹ nhàng mà thiết thực để học sinh vui chơi nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, nhất là những kỹ năng sống cần thiết. Cần giảm kiến thức sách vở, giờ vào học muộn hơn (sớm thì 7 giờ 30, tốt nhất là 7 giờ 45 đến 8 giờ) để học sinh có những bữa sáng ngon miệng, đủ chất, giấc ngủ được tròn hơn; gia đình sẽ chủ động hơn trong việc chở con đến trường.
Có nên xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh hay không? Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định vai trò và trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã được nêu rất rõ tại Luật Giáo dục. Mới đây, mạng xã hội xôn xao chia sẻ bản dự trù kinh phí hoạt động của hội phụ huynh tại...