Hiệu trưởng một trường đại học Trung Quốc tuyên bố 90% sinh viên bị đuổi học là do nghiện game
Hiệu trưởng trường Đại Học Đo Lường Trung Quốc – ông Xu Jiangrong tiết lộ 90% số sinh viên bị đuổi học là do nghiện game.
Những ngày đầu tháng 9 cũng là lúc rất nhiều trường học khai giảng, đây là dịp để các lãnh đạo nhà trường truyền tải triết lý giáo dục và động viên học sinh, sinh viên của mình thông qua những bài phát biểu.
Tuy nhiên mới đây, hiệu trưởng một trường đại học tại Trung Quốc đã gây tranh cãi khi tuyên bố trong ngày khai giảng rằng 90% sinh viên của họ bị đuổi học “không thương tiếc” do nghiện game.
“Trò chơi điện tử là một loại thuốc độc trong môi trường học đường, tôi ước tính 90% số sinh viên bị đuổi học mỗi năm là do game. Những người này bị cho thôi học một cách không thương tiếc” - Ông Xu Jiangrong, hiệu trưởng trường Đại Học Đo Lường Trung Quốc cho hay.
Thông điệp này đã bị rất nhiều sinh viên của trường lẫn cộng đồng mạng đặt dấu hỏi lớn. Chưa xét tới việc đúng sai, liệu trường đại học này có thực sự bỏ thời gian ra nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân dẫn tới việc phải thôi học của các sinh viên? Đó là một công việc cực kỳ tốn thời gian và cần rất nhiều nhân lực.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phát biểu của ông Xu Jiangrong cũng rất dễ gây hiểu lầm, bởi không trường học nào có quyền đuổi sinh viên vì họ thích chơi game cả. Sinh viên bị đuổi học là vì thành tích kém, không hoàn thành các môn học cũng như số lượng buổi học theo quy định.
Có thể những người này nghiện game, cũng có thể họ nghiện nhiều thứ khác. Hầu hết các việc gây “nghiện” đều là xấu. Nhưng về bản chất, việc họ bỏ bê học hành là do ý thức kỷ luật kém và thờ ơ với cuộc sống của chính mình, nghiện game chỉ là lý do để biện hộ.
Game chỉ là một hoạt động giải trí, tương tự như phim ảnh, sách truyện hoặc bất cứ loại hình vui chơi nào khác. Việc bạn dành quá nhiều thời gian cho hoạt động giải trí luôn dẫn tới kết quả xấu, dù nó có là game, phim ảnh hay truyện tranh gì cũng vậy. Điều quan trọng nhất ở đây là phải quản lý thời gian một cách khôn ngoan, khi nào chơi, khi nào học, và khi nào làm việc.
Chính hiệu trưởng Xu Jiangrong cũng đã nói trong bài phát biểu của mình rằng ” sinh viên có thể dành thời gian để chơi game, để đi làm thêm và làm nhiều thứ khác, nhưng mục tiêu số một của họ vẫn phải là học đại học”.
Chủ Gaming center: người bán trà chanh, kẻ đào coin chờ tái xuất
Dịch Covid-19 khiến các phòng máy (gaming center) đóng cửa, buộc chủ cơ sở phải xoay đủ phương án để duy trì chờ ngày mở lại nếu không muốn rời bỏ cuộc chơi.
Từng một thời nhộn nhịp, ăn nên làm ra, nhưng 2 năm trở lại đây đang là nỗi ám ảnh của không ít chủ phòng game vì những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Ngay cả khi các biện pháp nới lỏng được áp dụng và một số hoạt động giải trí như karaoke được phép mở cửa trở lại với các điều kiện giới hạn, gaming center vẫn ngậm ngùi đóng cửa chờ một quyết định.
Chi phí để thiết lập một phòng máy đã lớn, số tiền bỏ ra nhằm duy trì cũng không hề nhỏ. Theo chủ một cơ sở trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội), khó khăn lớn nhất ở thời điểm hiện tại là chi phí để duy trì phòng máy trong bối cảnh hoạt động kinh doanh hoàn toàn bị dừng lại.
"Thời gian nghỉ cộng dồn tới nay đã hơn 1 năm. Máy móc, không gian sau mỗi kỳ giãn cách lại xuống cấp, gây tốn kém thời gian cũng như tiền bạc để chỉnh trang, khắc phục. Việc bảo quản máy và trang thiết bị khi không hoạt động cũng là vấn đề đau đầu", anh Hồng Quân - chủ hệ thống GameHome (Hà Nội) chia sẻ.
Theo đại diện một gaming center trên phố Thái Hà, việc phải đóng cửa nhiều tháng trời khiến họ rơi vào tình trạng khó có thể trụ thêm nổi và nếu tiếp tục kéo dài thì chắc chắn sẽ có một cái kết buồn. "Do mới đầu tư nên chúng tôi cũng có gắng, nhưng cơ sở thì nghỉ mà tiền nhà vẫn phải đóng đều hàng tháng. Cũng tới lúc sắp không thể trụ được nữa, nếu thêm 1-2 tháng chắc cũng sẽ phải từ bỏ", anh tâm sự.
Để có chi phí duy trì kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp tục bám trụ với đam mê của mình, các chủ phòng máy ngoài việc có nguồn tài chính ổn định từ trước và không phụ thuộc vào gaming center thì đều phải tìm phương án.
Một số chủ phòng máy tận dụng các diện tích dư trong công trình hoặc nếu may mắn có mặt tiền, vị trí đẹp để kinh doanh thêm loại dịch vụ khác. Chủ một cơ sở tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) nhờ có được mặt bằng gần hồ, phần vỉa hè thoáng rộng và diện tích tầng 1 không lắp máy nên đã tận dụng để kinh doanh thêm trà chanh, nước giải khát. Trước đó cơ sở cũng phục vụ mặt hàng này nhưng chỉ là nguồn phụ để tối đa hóa nguồn thu, còn nay lại trở thành phần thu nhập quan trọng để chi trả tiền thuê mặt bằng, điện nước hàng tháng, bớt gánh nặng cho chủ quán.
Trong khi đó, có những phòng máy được chủ đầu tư rót thêm vốn, tân trang tầng 1 làm địa điểm kinh doanh cà phê, phòng máy ở các tầng 2, 3 và 4 tạm thời vẫn đóng cửa chờ quyết định mở trở lại.
Không may mắn để có được mặt tiền phù hợp mở dịch vụ khác hoặc rụt rè đổ thêm tiền trong bối cảnh chưa rõ ngày mở cửa như hiện nay, có chủ phòng máy quyết định cho thuê lại một phần diện tích để cắt giảm chi phí hoặc tận dụng số máy móc cấu hình cao đang có sẵn để tự đào tiền ảo.
"Em đào coin. Máy móc không thể để không sử dụng thời gian dài được. Máy nào không đủ cấu hình thì cũng đã thanh lý luôn rồi. Nếu không phải vì thời gian qua làn sóng chơi coin lên cao giúp mang lại nguồn thu thì giờ em phá sản rồi", ông chủ 9x của một gaming center tại quận Cầu Giấy tâm sự. Anh tin rằng không chỉ riêng mình mà nhiều "đồng nghiệp" khác cũng phải chọn giải pháp tương tự để tận dụng dàn máy cấu hình khủng sẵn có làm thay việc của "trâu cày" để đào tiền điện tử.
Tất cả đều đang cố gắng cầm cự chờ ngày được mở cửa, nhưng vẫn còn đó một nỗi lo khác với họ. "Mỗi lần nghỉ rồi hoạt động trở lại lượng khách đều bất ổn. Có lẽ vì thói quen của khách hàng đã thay đổi sau mỗi đợt giãn cách xã hội, họ cũng ngại tới những nơi đông người. Một phần cũng vì lượng khách chính là các đối tượng sinh viên thì thành phần này lại đang học online, chưa thể đến trường", anh Hồng Quân cho hay.
Quân cũng chia sẻ thêm, trước dịch hệ thống có 3 cơ sở thì giờ chỉ còn 2 đang nằm "thoi thóp" chờ hoạt động, dù trước đây việc kinh doanh khá tốt, lượng khách đều và ổn định. Anh giãi bày: "Hiện giờ vẫn cố kéo dài hợp đồng thuê đến hết năm 2021, nếu qua năm không khá hơn thì buộc phải nghĩ tới phương án thanh lý".
Nữ streamer chuyển giới xinh đẹp nhất Trung Quốc ra sao sau một năm công khai phẫu thuật? Cô nàng từng là sinh viên tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng. Vào cuối năm 2020, làng game Trung Quốc rúng động trước thông tin streamer Abbily phẫu thuật chuyển giới. Trước đó, Abbily đã là cái tên nổi tiếng trong cộng đồng streamer Trung Quốc. Khi còn mang hình hài con trai, Abbily đã sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn, xinh...