Hiệu trưởng không được hách dịch, cửa quyền, trù dập, bưng bít
Bộ Giáo dục công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập để xin ý kiến dư luận đến hết ngày 11/01/2020.
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, gồm:
Trách nhiệm của người đứng đầu, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học; những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học biết, được bàn và tham gia ý kiến trước khi Hiệu trưởng quyết định; những việc nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học giám sát, kiểm tra; trách nhiệm của Hiệu trưởng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
Thông tư này sẽ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục thường xuyên; trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm; cơ sở giáo dục đại học nhằm phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của Hiệu trưởng.
Tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, hách dịch nhân dân.
Theo dự thảo, trách nhiệm của Hiệu trưởng là phải gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong cơ sở giáo dục.(Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Theo đó, trách nhiệm của Hiệu trưởng là thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học theo quy định của pháp luật.
Hiệu trưởng có trách nhiệm lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học.
Video đang HOT
Khi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và giải trình những nội dung công việc trong cơ sở giáo dục.
Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học.
Và chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục và người có hành vi trả thù, trù dập nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Hiệu trưởng phải gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong cơ sở giáo dục.
Theo đó, các đối tượng này có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ sở giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp.Phối hợp với Công đoàn cơ sở giáo dục tổ chức hội nghị viên chức, người lao động của cơ sở giáo dục mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định.
Dự thảo thông tư cũng đưa ra các trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động.
Và đóng góp ý kiến trong hoạt động của cơ sở giáo dục; ý kiến đối với Hiệu trưởng để xây dựng nội bộ cơ sở giáo dục trong sạch, vững mạnh.
Các ý kiến đề xuất nếu khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp thì vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Việc đối thoại tại cơ sở giáo dục phải được thực hiện định kỳ ít nhất mỗi năm học một lần hoặc khi một bên có yêu cầu.
Đối thoại tại cơ sở giáo dục được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học với Hiệu trưởng hoặc giữa đại diện tập thể lao động, đại diện người học với Hiệu trưởng.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
TP.HCM : Cán bộ ngành GDĐT đi học được chi 46,4 triệu đồng tiền tiêu vặt
Kết luận của thanh tra TP.HCM cho thấy, Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.HCM và hiệu trưởng một số trường THPT đã có nhiều sai phạm lớn về tài chính cũng như quản lý tài sản công.
Thanh tra TP.HCM vừa công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; việc quản lý, sử dụng tài chính ngành giáo dục và đào tạo. Thời kỳ thanh tra trong năm 2017 và từ tháng 1/2018 đến nay.
Kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều sai sót liên quan đến lãnh đạo Sở GDĐT TP và một số hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn.
Cụ thể, về nội dung tổ chức hội nghị, tập huấn của Sở GDĐT TP.HCM, Thanh tra thành phố chỉ ra, mặc dù các cuộc hội nghị, tập huấn ngoài thành phố đều căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành GDĐT. Tuy nhiên, tất cả các hội nghị, tập huấn ngoài thành phố do Sở GDĐT tổ chức đều kết hợp với tham quan, du lịch. Trong đó có những chuyến đi dài ngày, qua nhiều tỉnh khác nhau nhưng thời gian tập huấn chỉ chiếm một phần nhỏ; chi phí của một người tham gia chuyến đi cao hơn nhiều so với mức quy định của Nhà nước.
Kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều sai sót liên quan đến lãnh đạo Sở GDĐT TP và một số hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn.
Qua kiểm tra hồ sơ các chuyến đi cho thấy, số tiền mà Sở GDĐT TP đã thanh toán cho các công ty lữ hành khoảng 29 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức quy định của Nhà nước là không phù hợp với thu nhập của ngành giáo dục cũng như mục đích, yêu cầu tập huấn.
Về nội dung các đoàn đi công tác nước ngoài sử dụng nguồn kinh phí ngân sách, Thanh tra thành phố kết luận, đối với chuyến đi học bồi dưỡng quản lý của đoàn cán bộ ngành học mầm non tại Nhật Bản, Sở GDĐT TP ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế chi phí phụ cấp tiền tiêu vặt tới 46,4 triệu đồng/người. Con số này không đúng quy định của Bộ Tài chính vì khoản tiền này phải thanh toán trực tiếp cho các cá nhân đi nước ngoài.
Đối với việc tổ chức khóa bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh cốt cán các cấp tại Mỹ, Sở đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần IIG Việt Nam nhưng không thể hiện nội dung chương trình; đề xuất UBND TP phê duyệt chủ trương và kinh phí tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong khi theo Quyết định 448 năm 2012 của UBND TP về phê duyệt Đề án "Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM giai đoạn 2011-2020" không có nội dung tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài. Giám đốc Sở ban hành Quyết định về cử đoàn cán bộ, giáo viên tiếng Anh cốt cán tham gia khóa bồi dưỡng không đúng thẩm quyền.
Trường THPT Marie Curie sử dụng nhà, đất để ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần văn hóa Ngôi nhà xanh từ năm 2012 không đúng quy định.
Về quản lý, sử dụng nhà, đất và trụ sở làm việc, Thanh tra thành phố đã chỉ ra một số sai phạm trong việc sử dụng tài sản công ở một số trường.
Cụ thể, việc Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie thực hiện ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng và khai thác Khu liên hợp Thể dục thể thao - Thư viện với Công ty TNHH GYM ONE nhưng không có văn bản chấp thuận chủ trương của UBND TP là không đúng quy định. Trường này cũng sử dụng nhà, đất để ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần văn hóa Ngôi Nhà Xanh từ năm 2012 không đúng quy định. Đến năm 2015, Hiệu trưởng THPT Marie Curie đã ký biên bản thanh lý hợp đồng với Công ty cổ phần văn hóa Ngôi Nhà Xanh. Nhưng trên thực tế, đến nay, đơn vị này vẫn sử dụng nhà, đất. Tổng số tiền thu được sau khi trừ các khoản chi nộp thuế và trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, số tiền còn lại là hơn 1,1 tỷ đồng.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ký các hợp đồng cho thuê phòng học, nhà thi đấu thể dục thể thao, sân bóng đá là không đúng quy định. Số tiền thu được sau khi trừ các khoản chi nộp thuế và trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, số tiền còn lại là gần 3,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc Sở GDĐT TP ký hợp đồng cho thuê mặt bằng tầng hầm B1 trụ sở Sở để giữ xe từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2018 với số tiền 252 triệu đồng là không đúng quy định.
Theo danviet.vn
Nhà nước chỉ xây trường, cấp ngân sách đủ trả lương, tiền đâu để giáo dục? Cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện các khoản thu cho các nhà trường hiện nay còn có nhiều bất cập, chưa có phương án giải quyết khó khăn. LTS: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được ý kiến của một thầy hiệu trưởng ở Phú Thọ. Thầy chia sẻ thực tế khó khăn của nhiều trường...