Hiệu trưởng ĐH Ngoại Ngữ viết tâm thư lúc 2h sáng: Mong thầy cô giảm tải chương trình, giảm kỳ vọng ở sinh viên
Tâm thư bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của thầy Đỗ Tuấn Minh đang được nhiều đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh – sinh viên chia sẻ trên mạng xã hội.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, toàn bộ học sinh trên cả nước vẫn tiếp tục lùi lịch học nhằm phòng ngừa dịch bệnh. Hiểu rõ những khó khăn của thầy và trò ngành giáo dục trong cuộc chiến chống Covid nói chung và của trường ĐH Ngoại Ngữ nói riêng, mới đây, thầy Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ (ULIS) đã viết tâm thư gửi lời nhắn đến đồng nghiệp và học trò.
Thầy Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội
Không chỉ dặn dò học trò về việc chấp hành tốt an toàn vệ sinh trong đợt phòng tránh dịch, thầy còn khiến nhiều người xúc động khi bày tỏ mong muốn, nguyện vọng giảm tải chương trình học cho học sinh, sinh viên trong công tác dạy học trực tuyến.
Bức thư gửi tới các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại ngữ
Đây là lần đầu tiên, thầy Đỗ Tuấn Minh viết thư ngỏ trên MXH gửi đến các đồng nghiệp. Bức thư dài 14 trang và được viết hoàn toàn bằng tay. Đây là tâm tư, chia sẻ của thầy hiệu trưởng đối với việc dạy học online trong mùa dịch. Bên cạnh đó, thầy cũng gửi thông điệp đến giáo viên – những ‘đồng nghiệp’ của thầy trong cuộc chiến chống Covid.
Trích đoạn bức thư, thầy viết:
‘ Dạy online rồi chúng ta mới thấy nó vất vả, cực khổ hơn nhiều lần. Cá nhân tôi nghĩ, công sức phải bỏ ra gấp 03 lần. Thầy cô vất vả hơn – Vẫn cố gắng được! Nhưng còn học trò của chúng ta thì sao? Khi phải bắt nhịp với Thời khóa biểu học online giống như thời khóa biểu học face-to-face thì thầy cũng mệt mà trò cũng oải! Ta hãy thử dán mắt vào màn hình mấy tiếng đồng hồ mà xem. Biết nhau ngay!
Thầy mệt không chỉ vì phải chuẩn bị bài nhiều hơn mà còn phải tạo ra nhiều hoạt động hơn, giữ mức độ tương tác nhiều hơn khi chỉ giao tiếp qua màn hình. Sinh viên, sau những hào hứng, phấn khích ban đầu với công nghệ, thì bắt đầu uể oải, mệt mỏi, chán chường! Và lúc này, thầy cô giáo chúng mình bắt đầu phải ‘lên gân’ một chút, bực mình một chút. Chúng ta lo lắng cho lũ học trò không chịu học, mất tập trung trong giờ trực tuyến (mà có Trời mới biết chúng làm gì, kể cả có bật hết Webcam lên!).
Kết quả là, thầy cô bắt đầu yêu cầu cao hơn, giao nhiều bài tập hơn và giọng nói bớt dịu dàng đi. Các giờ học trở nên nặng nề hơn, việc điểm danh sát sao hơn và thầy cô bắt đầu nói về câu chuyện kiểm tra đánh giá (Biết thân, biết phận thì học đi. Học online nhưng thi cử vẫn như bình thường đấy nhé!)’.
Thầy Minh chỉ ra những bất cập trong việc dạy và học trực tuyến, từ đó nêu ra những đề xuất hữu ích cho cả thầy và trò (Ảnh minh hoạ)
Lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, thầy thấu hiểu những áp lực vô hình mà thầy trò đều đang phải vượt qua trong trận chiến virus này. Vì vậy, thầy mong muốn được hỗ trợ sinh viên bằng cách: các thầy cô cần ngay lập tức giảm tải – giảm yêu cầu – giảm kỳ vọng.
Video đang HOT
‘Xin các thầy cô hãy GIẢM TẢI. Xin hãy giảm bớt những nội dung chưa thực sự cần thiết (có thể học sau cũng được mà!). Xin hãy giao bớt bài tập, giảm tần suất các buổi trình bày. Phần thuyết trình của thầy cô xin ngắn lại, tăng giao lưu, tương tác với học trò. Học rồi phải có nghỉ ngơi, tập vài động tác thể dục rồi thư giãn. Cần tăng tiếng cười trong các giờ online thầy cô ạ! Nhìn chúng nó cười qua Webcam cũng vui mà!
Tiếp nữa, chúng mình hãy GIẢM YÊU CẦU, đặc biệt trong kiểm tra đánh giá. Nếu giao sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, xin thầy cô hãy hướng dẫn tỉ mỉ, hãy cung cấp đường dẫn đến tài liệu tham khảo, hãy chọn những chủ đề quen thuộc thôi nhé! Nếu yêu cầu nộp bài sau 01 tuần, xin cho chúng thêm thời gian (thêm 01 tuần nữa chẳng hạn!).
Sắp thi học kỳ II rồi, thầy cô hãy cho sinh viên đề cương ôn tập, trong đó công bố rõ trọng tâm, trọng điểm nội dung cần học (nhớ là GIẢM TẢI nhé). Bình thường chúng ta yêu cầu 10 phần, nay thầy cô chỉ yêu cầu 07 phần là lý tưởng rồi. Sau khi đã giảm tải trong quá trình học, giảm yêu cầu trong kiểm tra đánh giá thì tự nhiên những KỲ VỌNG quá cao của chúng ta cũng được GIẢM bớt.
Mục tiêu nay đã được xác định sát thực hơn, thầy cũng bớt lo mà trò cũng thấy thoải mái. Kết quả khi ấy sẽ tốt hơn và tạo ra cho chúng ta tâm lý tốt hơn – điều mà chúng ta rất cần trong lúc này’.
TS Đỗ Tuấn Minh và các đồng nghiệp tại ULIS
Kết thúc bức thư, thầy đặt niềm tin ở đồng nghiệp – những người sát cánh cùng thầy trong cuộc chiến này:
‘ Các thầy cô đọc đến đây có thể cũng thấy băn khoăn: Liệu chất lượng có bị giảm sút? Liệu sinh viên có tranh thủ để mà buông xuôi? Không! Sinh viên ULIS của chúng ta là những người bản lĩnh và có lòng tự trọng. Họ sẽ luôn cố gắng vì họ biết thầy cô vất vả là vì họ.
Những gì được dạy trên lớp, sinh viên sẽ học qua nhiều con đường khác. Những gì chưa xuất hiện trong bài kiểm tra hôm nay, không lo – các thầy cô sẽ làm điều đó ở học kỳ sau.
Nhưng nếu mất đi niềm vui thích, động lực họp tập, rất có thể những bước chệch choạc ngày hôm nay sẽ là bước trượt dài ngày mai. Chúng ta phải giữ cho bằng được niềm tin yêu của sinh viên với Nhà trường, với thầy cô. Chúng ta sẽ gặp lại các em ấy trên giảng đường.
Và khi ấy, các em đã chững chạc hơn, trưởng thành hơn. Thầy và trò cùng nhìn lại thời dạy và học của kỳ nghỉ Tết kéo dài này và tự nói: WE MADE IT! Chúng ta đã vượt qua và chiến thắng!
Bức thư dài 14 trang, viết hoàn toàn bằng tay
Sau khi đăng tải, bức thư nhận được sự quan tâm đông đảo của giáo viên, phụ huynh và học sinh với hơn 4.000 lượt thích và 2.100 lượt chia sẻ. Rất nhiều giáo viên, sinh viên đã để lại bình luận tích cực, hưởng ứng suy nghĩ, nguyện vọng của thầy Đỗ Tuấn Minh.
- ‘Tuyệt vời quá, em đã được vinh hạnh được biết một người Thầy có Tâm và có Tầm. Em cảm ơn thầy rất nhiều vì những tâm huyết và chỉ đạo sát sao cho chúng em. Bức thư viết tay và đầy tâm huyết, gần gũi. Trân trọng cảm ơn Thầy!’
- ‘Vẫn luôn yêu quí, ngưỡng mộ thầy. Giọng văn trong cái nghiêm, có cái tình và cả sự dí dỏm. Cảm ơn thầy vì đã lắng nghe tiếng lòng của sinh viên’
- ‘Đọc lá thư này là phụ huynh sinh viên của trường tôi thực sự xúc động. Thầy là hiệu trưởng tâm lý, thấu hiểu và yêu SV biết bao, tôi hiểu vì sao con tôi chăm chỉ và yêu, tự hào về ngôi trường mình như vậy.
Tự đáy lòng mình tôi cám ơn thầy, tôi tin chắc các SV được học trong ngôi trường có nhiều thày cô giỏi, tâm huyết và quan tâm các em thế này các em sẽ trưởng thành, sẽ trở thành niềm tự hào của nhà trường và gia đình‘ – một phụ huynh bình luận.
H.Yen
Cô gái 9X gây xôn xao mạng xã hội với tâm thư 'Tôi muốn làm kẻ thứ 3'
Các anh nên nhớ, trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, chúng tôi dư sức để đẹp, để thơm, để sang, để chảnh. Lấy chồng sinh con, trách nhiệm biến chúng tôi thành con sư tử già, con vợ hôi hám, mụ vợ già..
Lâu nay, 'kẻ thứ 3' vẫn luôn là đối tượng bị xã hội lên án, ghét bỏ vì 'sở thích chen chân' vào gia đình người khác và phá vỡ hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Nhắc tới 'Tuesday', người ta thường dùng những lời lẽ cay đắng, miệt thị để miêu tả.
Cũng bởi vậy mà chẳng có mấy người muốn mình bị gắn với danh xưng 'con giáp thứ 13', hoặc nếu có thì đa số đều 'hoạt động' trong trạng thái kín kẽ.
Thế nhưng khác mới đây, cô gái có tên Nguyễn Thị Hằng (SN 1994, sống tại TP.Hồ Chí Minh) lại công khai tuyên bố trên mạng xã hội rằng 'Tôi muốn làm kẻ thứ 3'. Nêu ra loạt lý do xoay quanh việc muốn làm 'Tuesday', bài đăng của Nguyễn Thị Hằng đã nhận được hàng chục nghìn lượt tương tác cùng nhiều ý kiến, phản hồi trái chiều.
Nguyễn Thị Hằng - chủ nhân bức tâm thư 'Tôi muốn làm kẻ thứ 3' đang gây xôn xao mạng xã hội
'Tôi muốn làm kẻ thứ 3
Vì sao ư?
Khi kẻ thứ 3 nằm ngủ nướng trên giường và suy nghĩ hôm nay sẽ được chồng tôi dắt đi ăn ở nhà hàng nào cho lạ miệng, thì tôi lại phải dậy sớm lên thực đơn hôm nay con ăn gì cho đủ chất, bố mẹ chồng ăn gì cho không bị đau răng, chồng ăn gì cho đỡ dầu mỡ.
Khi kẻ thứ 3 vật vờ dậy đánh răng trang điểm chuẩn bị đi ăn thì tôi vừa nấu ăn vừa dọn dẹp lau nhà, giặt đồ tắm cho con, cho con ăn, rửa bát.
Kẻ thứ 3 luôn được chồng tôi dắt đi mua nước hoa, hàng hiệu đắt đỏ, nhưng tôi lại chỉ mặc những bộ đồ bộ để dễ làm việc nhà và chăm con.
Kẻ thứ 3 cơ thể khi nào cũng trắng thơm vì được xài kem body và nước hoa sáng chiều, còn tôi chỉ mùi hành tỏi và bỉm, nước tiểu.
Kẻ thứ 3 luôn được chồng tôi dắt đi du lịch trong những chuyến 'công tác' nhưng tôi lại chả buồn được đi vì ai chăm con, chăm sóc gia đình.
Kẻ thứ 3 tai thỏ vớ lưới, ghế tình yêu 365 thế trên giường thì tôi lại thiếp đi sau 1 ngày vật lộn mệt mỏi với công việc, con cái.
Kẻ thứ 3 nỉ non mặn nồng lời đường mật với chồng tôi trong khi áp lực cơm áo gạo tiền con cái khiến chúng tôi cãi vã.
Xuất hiện trước mặt chồng tôi, kẻ thứ 3 luôn trong những bộ đồ ngủ mỏng manh cùng hương tinh dầu êm ái khắp gian phòng ngủ màu hồng, tiếng nhạc du dương nhưng với tôi chỉ là cảnh đầu bù tóc rối lúc cho con ăn, tắm cho con, tiếng con khóc.
Khi chúng tôi cãi vã về con cái, cơm áo gạo tiền, chồng tôi phóng xe tới nhà kẻ thứ 3, chỉ cần một vòng tay cùng vài ba lời đường mật thì đối với chồng tôi là nguồn sống, là chân lý.
Công việc của kẻ thứ 3 nặng nhọc lắm. Ăn ngon mặc đẹp nói lời yêu thương là đủ có cả thế giới... Công việc của tôi thì vô cùng nhẹ nhàng - cơm, áo, gạo, tiền, con cái, nội ngoại. Thời gian dành cho bản thân hầu như không có thì thời gian đâu mà thơm với đẹp với nói lời có cánh.
Các anh nên nhớ, trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, chúng tôi dư sức để đẹp, để thơm, để sang, để chảnh. Lấy chồng sinh con, trách nhiệm biến chúng tôi thành con sư tử già, con vợ hôi hám, mụ vợ già... Sinh con cho các anh chúng tôi tàn phai mất 6 năm tuổi xuân và con chúng tôi mang họ bố.', cô gái 9X viết.
Đọc thoáng qua thì tưởng cô nàng có suy nghĩ 'thích làm kẻ cướp chồng', thế nhưng khi đọc kĩ mới thấy, hoá ra Hằng đang mỉa mai 'con giáp thứ 13' một cách thâm thúy.
Cô nêu ra điểm nổi bật 'xinh, thơm, khéo léo, tình cảm' của 'Tuesday' và kể lại đặc điểm 'đầu bù tóc rối, tính tình cáu gắt, ghê gớm' của các bà vợ, thực chất là để cho cánh mày râu nhận ra vợ đã phải vì mình mà chịu vất vả đến thế nào.
Nữ chính chia sẻ với Tiin.vn: 'Bài viết này mình dành tặng cho những chị em đã và đang bỏ quên tuổi thanh xuân để hy sinh cho gia đình. Thật ra cũng là viết cho chính bản thân mình nữa vì cách đây 2 năm, chồng mình có qua lại với một người phụ nữ khác. Đến bây giờ ông xã mình đã thay đổi hẳn rồi, anh ấy đã biết sai và sửa.
Nhưng do lần đó bị tổn thương nhiều quá nên mình cũng khó lòng nguôi ngoai. Cộng thêm việc chứng kiến bạn bè xung quanh bị rơi vào cảnh đau khổ do 'con giáp thứ 13' nên mình càng thêm động lực để nói ra những điều này. Hi vọng, phái nam khi đọc được sẽ biết trân trọng, yêu thương vợ hơn'.
Trong bài đăng của Hằng, cô có đính kèm theo một bức hình gợi cảm của bản thân. Hằng cho biết, lý do cô lựa chọn tấm ảnh đó không phải để 'câu like' mà vì muốn chứng tỏ rằng 'Nếu người vợ được nâng niu, được tút tát nhan sắc thì sẽ đẹp và gợi cảm không kém các cô nhân tình'.
Bài đăng nhận 'bão like' của cô gái 9X
Khánh Linh
'Cười ngất' với loạt 'tâm thư cảnh báo' của các con gửi tới ba mẹ trong mùa dịch Cấm bố mẹ và anh trai vào phòng, yêu cầu mẹ kiềm chế lại cơn giận dữ..., những bức 'tâm thư cảnh báo' của các bé đã khiến dân tình được phen cười không ngớt. 'Con đang tức mẹ lắm đấy. Mẹ đừng chọc cho con tức nữa. Con xin mẹ đấy. Mẹ cần nói gì thì mẹ viết vào đây, sau đó...