Hiểu rõ về trám răng
Trám răng là một biện pháp điều trị trong nha khoa rất phổ biến, tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và hiệu quả của phương pháp này.
Trám răng sẽ dứt điểm sâu răng?
Trám răng giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu nhân tạo, không phải là chấm dứt sâu răng. Chất trám không thể so sánh bằng men và ngà răng tự nhiên.
Hơn nữa, nếu không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ, hút thuốc lá, uống cà phê nhiều… răng sẽ bị sâu trở lại. Đặc biệt, khi đã trám nhiều lần cùng một chỗ, lỗ sâu ngày càng to ra, cấu trúc răng cũng yếu dần… Nếu sâu nặng gây đau nhức, phải điều trị tủy mất nhiều thời gian và đau đớn hơn. Nếu phần khuyết răng to quá không thể trám được thì phải nhổ đi, sau đó phải làm răng giả tốn kém hơn mà lực ăn nhai cũng yếu hơn răng thật.
Vì vậy, không có gì tốt hơn vệ sinh răng miệng đúng cách mơi giảm được nguy cơ mắc sâu răng, nhất là với trẻ em vì còn răng sữa nên cần phải luôn được theo dõi.
Khi nào thì cần trám răng?
Trám răng chia làm hai loại là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa. Trám răng điều trị là khi bạn có bất cứ vấn đề nào về khuyết răng (chủ yếu là do sâu răng hoặc chấn thương). Các bác sĩ sẽ đánh giá trình trạng hiện tại, mức độ vững chắc của mô răng lành còn lại mà quyết định sẽ trám răng hay không.
Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt. Trám răng phòng ngừa thường thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, giá thành cũng không quá cao.
Video đang HOT
Chất liệu trám răng có nhiều loại, đảm bảo về độ cứng chắc cũng như nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.
Không gì tốt hơn đánh răng thường xuyên và đúng cách.
Phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Để có hàm răng khỏe mạnh bạn nên hạn chế ăn nhiều chất bột đường sẽ gây phá hủy men răng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi rau củ…
Khi đánh răng nên ép mặt bàn chải vào mặt răng với lực vừa đủ chải lên xuống, giúp làm sạch các kẽ răng. Không hút thuốc lá, uống nhiều cà phê gây ố răng và giảm tuổi thọ miếng trám.
Theo Zing
Những rau quả giúp răng trắng sáng
Một số các loại thực phẩm có thể hoạt động như "bàn chải đánh răng tự nhiên" nhất là trong trường hợp bạn đi xa không mang theo bàn chải đánh răng. Dưới đây là thực phẩm luôn giữ cho bạn một nụ cười xinh và duy trì sức khỏe răng miệng.
Dâu tây
Rất hiệu quả để làm sạch răng và giữ cho răng vững mạnh. Dâu tây có axit tự nhiên có thể tẩy trắng và làm sạch răng. Nó rất hữu ích để loại bỏ vết bám của trà và cà phê trên răng. Vì vậy, đừng quên dâu tây vào bữa ăn của bạn để có nụ cười luôn xinh bạn nhé.
Súp lơ
Nó có tác dụng làm trắng răng vì súp lơ cọ vào răng như một bàn chải đánh răng. Súp lơ cũng kích thích sản xuất nước bọt ngăn cản mảng bám hình thành.
Dưa hấu
Dưa hấu có chứa 25% giá trị vitamin C, đây là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của răng và nướu răng. Dưa hấu cũng có đặc tính chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào "gốc tự do" liên quan đến lão hóa răng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn thực phẩm giàu vitamin C sẽ ít mắc bệnh về lợi.
Cam
Ăn nhiều cam cung cấp cho bạn vitamin C thúc đẩy sức khỏe mạnh răng và giúp hấp thu sắt.
Táo
Một quả táo mỗi ngày là bác sỹ để duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài. Ăn táo thay vì uống nước trái cây, bạn đang kích thích và tăng cường làm sạch răng của bạn trong khi giảm lượng đường bạn đang tiêu thụ.
Các loại rau
Rau lá xanh rất giàu beta carotene chuyển hóa thành vitamin A. Điều này giúp bạn duy trì sự mạnh mẽ của răng.
Đậu xanh
Các loại quả họ đậu khi nhai có thể cọ rửa miệng giúp răng sáng trắng hơn.
Nho
Axit Malic một loại enzyme được tìm thấy trong nho, giúp giữ cho răng của bạn trắng.
Theo tapchilamdep
Ăn như thế nào để bảo vệ răng? Ai cũng biết ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng bạn có biết rằng cách thức và loại thức ăn mà bạn ăn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ khỏi sâu răng? Bạn thường dùng mắt để chọn và tận hưởng thức ăn trước tiên, nhưng khoang miệng, răng và nướu mới là phương tiện để...