Hiểu rõ về những loại viêm gan để áp dụng cách điều trị phù hợp và hiệu quả
Bài viết sẽ cung cấp thông tin về những loại viêm gan và cách phòng ngừa cũng như chữa trị cho từng trường hợp.
Viêm gan là một bệnh về gan khi các tế bào trong mô gan bị tổn thương do các virus. Viêm gan có hai loại là viêm gan cấp tính với bệnh chỉ kéo dài dưới 6 tháng và viêm gan mãn tính có thời gian kéo dài bệnh lâu hơn. Ngoài viêm gan do virus thì căn bệnh này có thể đến từ những nguyên nhân như uống rượu, nhiễm trùng gan hoặc do quá trình tự miễn dịch. Với những triệu chứng và dấu hiệu bệnh khác nhau, viêm gan được chia thành 5 loại. Dưới đây là những loại viêm gan và cách phòng tránh của từng trường hợp.
Viêm gan A do siêu vi khuẩn viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh thường lây truyền qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm bởi chất thải từ người bị nhiễm viêm gan A, thường thấy ở các thành viên gia đình thông qua tiếp xúc gần gũi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, virus viêm gan A chiếm 1.781 trường hợp nhiễm mới mỗi năm.
Viêm gan B lây truyền khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể truyền nhiễm như dịch tiết âm đạo hoặc tinh dịch và máu có chứa siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV). Bệnh cũng có thể lây lan qua vi khuẩn từ các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim xăm… Có đến khoảng 6% – 10% bệnh nhân bị viêm gan B phát triển thành HBV mãn tính. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về gan như suy gan, ung thư gan và xơ gan.
Viêm gan C
Viêm gan C xuất phát từ siêu vi viêm gan C (HCV) lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh, chủ yếu thông qua tiếp xúc tình dục, sử dụng kim tiêm và truyền máu. Tại Hoa Kỳ, siêu vi viêm gan C là loại bệnh siêu vi trùng do virus gây ra trong máu phổ biến nhất. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, mỗi năm có 16.500 trường hợp mới mắc bệnh viêm gan C được phát hiện.
Viêm gan D
Viêm gan siêu vi D là bệnh gan nghiêm trọng do siêu vi khuẩn viêm gan D (HDV) gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm bệnh, kim tiêm chung và do tiếp xúc tình dục. Đây là loại viêm gan hiếm gặp chỉ xảy ra khi nhiễm viêm gan B phát triển thành. Bởi vì HDV không thể tồn tại một mình, bệnh bị gây ra bởi một loại protein mà HBV tạo thành, để lây nhiễm cho các tế bào gan.
Viêm gan E
Viêm gan E là bệnh gây ra do nước bị nhiễm virus siêu vi viêm gan E (HEV). Chúng chủ yếu xảy ra ở những khu vực có vệ sinh kém và thường là kết quả của việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn từ các chất thải của người bệnh viêm gan E.
Viêm gan G
Video đang HOT
Viêm gan G (HGV) là loại viêm gan mới được phát hiện gần đây. Hiện loại virus gây ra bệnh và các dấu hiệu cũng như cách điều trị vẫn đang được nghiên cứu.
Viêm gan siêu vi mãn tính là gì?
Những người bị nhiễm viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C có thể bị dẫn đến bệnh viêm gan mãn tính. Đối với viêm gan mãn tính, virus bắt đầu phát triển nhiều trong gan. Sau nhiều năm, hệ thống miễn dịch không thể loại bỏ chúng và cuối cùng dẫn đến tình trạng viêm mãn tính của gan.
Các triệu chứng thường gặp của viêm gan
Nếu bị viêm gan B và C, bạn sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào ngay từ đầu. Chúng sẽ không xuất hiện cho đến khi các chức năng gan bị ảnh hưởng. Khi đó, cơ thể bạn sẽ có những hiện tượng như: mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, ăn mất ngon, đau bụng, hay bị cúm, giảm cân đột ngột, da và mắt vàng, nôn mửa…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus viêm gan B và C có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Căn bệnh gây ra cho khoảng 325 triệu người trên toàn cầu. Chúng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan, dẫn đến 1.34 triệu ca tử vong mỗi năm.
Cách điều trị cho từng loại bệnh viêm gan
Đối với bệnh viêm gan A, đây là một căn bệnh ngắn hạn nên cách điều trị sẽ đơn giản hơn. Nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy đến phòng khám để được kê toa và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tiêm ngừa viêm gan A có thể giúp ngăn ngừa bệnh. Trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 18 tháng và người lớn cũng có những phương pháp tiêm ngừa để phòng bệnh.
Viêm gan B mãn tính được điều trị bằng thuốc kháng virus. Hình thức điều trị này có thể tốn kém bởi vì phải điều trị trong vài tháng hoặc nhiều năm. Bạn phải thường xuyên khám bệnh để theo dõi xem liệu virus có phản ứng với thuốc hay không. Bệnh viêm gan B cũng có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vắc-xin.
Viêm gan C mãn tính có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus và hiện chưa có bệnh pháp tiêm ngừa phòng bệnh viêm gan này.
Viêm gan D có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng phòng bệnh viêm gan B.
Viêm gan E là bệnh cấp tính và những người mắc loại nhiễm trùng này nên nghỉ ngơi nhiều, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và tránh đồ uống có cồn như rượu, bia.
Ngoài ra, cần tránh việc tiếp xúc với máu, các dịch tiết của cơ thể như nước tiểu, chất nôn mửa và tinh dịch… để giúp ngăn ngừa sự lây lan của tất cả các loại virus gây bệnh.
Nguồn: Boldsky
Theo Helino
9 tác dụng phụ cần biết của Nha đam
Nha đam (Lô hội) có nhiều lợi ích đối với sắc đẹp và sức khỏe, nhưng nó có những tác dụng phụ mà bạn có thể không biết.
Cây Nha đam đã trở nên quen thuộc từ nhiều thế kỷ trước. Nó được trồng chủ yếu để lấy gel Nha đam. Ngày nay cây Nha đam được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, mỹ phẩm, thảo dược và thực phẩm chức năng.
Cây Nha đam sản sinh ra hai chất - gel và nhựa, được sử dụng trong y học. Gel Nha đam là chất thịt trong suốt trong lá Nha đam. Còn nhựa Nha đam có màu vàng nhạt tiết ra từ từ dưới vỏ cây. Gel Nha đam có thành phần khoảng 96% là nước và chứa các vitamin A, B, C và E.
Hầu hết mọi người ăn gel Nha đam để điều trị bệnh tiểu đường, viêm gan, sụt cân, bệnh viêm ruột, loét dạ dày, viêm xương khớp, hen suyễn, sốt, ngứa và viêm, v.v... Thuốc từ gel Nha đam cũng được bôi tại chỗ trên da. Gel Nha đam tốt cho sức khỏe, tóc và da. Gel này cũng được sử dụng để làm nước ép Nha đam được sử dụng trong nhiều chế phẩm của y học cổ truyền Ấn Độ.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước ép Nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến những tác dụng phụ khác nhau. Một số người cũng có thể bị dị ứng với nhựa của cây.
Sử dụng Nha đam có an toàn không?
Uống nước ép Nha đam có thể gây những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng họng và trong những trường hợp nặng, mất thị lực. Uống một lượng lớn nước ép Nha đam trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến suy thận.
Tác dụng phụ của nhựa Nha đam
Nhựa Nha đam có màu vàng và tiết ra từ dưới vỏ cây. Nuốt phải nhựa Nha đam có thể không an toàn, ngay cả khi với liều nhỏ. Các tác dụng phụ của nhựa Nha đam bao gồm các vấn đề liên quan đến thận, đau bụng và hạ kali máu.
Những tác dụng phụ của nước ép Nha đam
1. Dị ứng da
Sử dụng gel Nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, bôi gel và ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.
2. Hạ đường huyết
Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết và do đó bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng Nha đam.
3. Các biến chứng khi mang thai và cho con bú
Cả gel hoặc nhựa Nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi ăn phải. Lý do là Nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai, và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép Nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé.
4. Độc với gan
Liều cao của Nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans trong Nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.
5. Suy thận
Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa Nha đam cũng có liên quan đến suy thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên tránh uống Nha đam.
6. Mất cân bằng điện giải
Tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
7. Khó chịu dạ dày
Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép Nha đam là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép Nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày.
8. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
Nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép Nha đam vì nhựa Nha đam gây kích ứng ruột.
9. Bệnh trĩ
Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép Nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
Lưu ý: Nha đam có thể ảnh hưởng đến người phải phẫu thuật. Trong và sau phẫu thuật, Nha đam có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cản trở kiểm soát đường huyết. Nếu sắp phải phẫu thuật, hãy ngừng sử dụng Nha đam hai tuần trước phẫu thuật.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Cô gái 17 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối, nguyên nhân từ thói quen của hầu hết chị em Hiện nay, có rất nhiều người thích trang điểm làm đẹp từ sớm, nhưng đây là một thói quen rất xấu. Cô bé 17 tuổi bị ung thư gan do trang điểm từ nhỏ chính là lời cảnh báo. Trong hành lang bệnh viện, có một bà cụ 70 tuổi hét vào mặt của cô con dâu: "Chính cô đã cướp đi mạng...