Hiệu quả từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Thanh Hóa là 1 trong 8 tỉnh thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng được Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ triển khai mô hình nước sạch vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn.
Chương trình đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân vùng nông thôn. Thông qua đó, giúp cho hàng nghìn hộ dân có nguồn nước sạch sinh hoạt, cũng như cải thiện điều kiện sống, nâng cao sức khỏe trong cộng đồng.
Trạm bơm nước thô Nhà máy nước 8 xã huyện Hoằng Hóa, là một trong những công trình được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Trạm bơm nước thô Nhà máy nước 8 xã huyện Hoằng Hóa là một trong những công trình được xây dựng từ nguồn vốn chương trình nước sạch VSMT nông thôn, do WB tài trợ. Công trình có mức đầu tư 216,58 triệu đồng, trong đó vốn WB tài trợ 90%, 10% còn lại do hộ dùng nước đóng góp. Công trình có quy mô công suất 6.000m3/ngày, đêm; đáp ứng nhu cầu dùng nước đến năm 2020 và có dự trữ để nâng công suất 9.000 m3/ngày, đêm, đáp ứng nhu cầu dùng nước đến năm 2030 của Nhân dân vùng dự án. Công trình được đưa vào vận hành từ năm 2017, đã cấp nước sạch ổn định cho 8 xã vùng biển bao gồm: Hoằng Đông, Hoằng Thanh, Hoằng Ngọc, Hoằng Phụ, Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải và Hoằng Trường. Qua đó, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, giảm thiểu tác động của bệnh tật do sử dụng nước không hợp vệ sinh gây ra.
Ông Lê Danh Diệu, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ cho biết: Nước sạch và VSMT nông thôn là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho Nhân dân. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công trình nước sạch VSMT nông thôn do WB tài trợ tại địa phương đã giúp nhiều gia đình có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch và các công trình vệ sinh, phục vụ sinh hoạt đảm bảo an toàn, vệ sinh, chất lượng sống được nâng lên.
Đối với người dân xã Hoằng Phụ, công trình cấp nước sinh hoạt có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã giải quyết tình trạng thiếu nước sạch ở địa phương bấy lâu nay. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức và thói quen dùng nước hợp VSMT nông thôn của người dân. Anh Nguyễn Văn Quân, người dân xã Hoằng Phụ cho biết: Trước đây người dân trong xã phải sử dụng nguồn nước chính là giếng khoan. Nguồn nước này không hợp vệ sinh do chất đất nhiều sắt, dẫn đến hỏng hóc các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Từ ngày sử dụng nước sạch, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể khiến gia đình yên tâm hơn nhiều. Nguồn nước tương đối ổn định, từ ngày sử dụng đến giờ chưa bao giờ bị mất nước.
Tương tự như vậy, năm 2017 nhà máy nước sạch do tiểu dự án cấp nước sạch cho 9 xã, thị trấn huyện Nga Sơn (nay còn 7 xã do sáp nhập 2 xã Nga Hưng và Nga Mỹ vào thị trấn Nga Sơn) được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay của WB đi vào hoạt động. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người dân các xã trong vùng dự án đã có nhiều đổi thay. Ban đầu khi nhà máy mới đưa vào sử dụng nhiều người dân còn lo ngại, hoài nghi về tính hiệu quả của công trình. Bởi trên thực tế, đã có nhiều công trình cấp nước tập trung chỉ hoạt động hiệu quả thời gian đầu, sau đó xuống cấp, chất lượng nước không đạt yêu cầu hoặc ngừng hoạt động. Tuy nhiên đến nay, chất lượng công trình bảo đảm nên trên 85% hộ dân trên địa bàn các xã trong vùng dự án đã dùng và đăng ký đấu nối để được sử dụng nước sạch.
Video đang HOT
Ông Vũ Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã Nga Văn cho biết: Sau khi được triển khai, chúng tôi thấy đây là một dự án thực sự cần thiết đối với người dân nông thôn hiện nay. Do vậy, ngay khi dự án khởi động, chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai ở hội nghị mở rộng của xã, sau đó triển khai đến thôn và chỉ đạo thôn đăng ký các hộ sử dụng nước sạch ban đầu theo yêu cầu của dự án. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống thông tin đại chúng của xã, của thôn để Nhân dân hiểu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án nước sạch này. Nếu năm 2017, chỉ có gần 60% người dân đăng ký sử dụng, thì đến nay số lượng người dân đăng ký sử dụng nước sạch tăng lên trên 96%.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2017 đến nay, chương trình nước sạch và VSMT nông thôn đã đầu tư 3 công trình nước sạch tập trung cho 24 xã (nay còn 22 xã, do 2 xã đã sáp nhập) ven biển khó khăn về nước sạch (thuộc 3 huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn và Hậu Lộc). Đồng thời đầu tư các công trình cấp nước hợp vệ sinh cho 89 trường học, 34 trạm y tế; hỗ trợ người dân xây dựng 19.014 nhà tiêu hợp vệ sinh. Chương trình giải ngân dựa trên kết quả đầu vào, tạo nhiều áp lực cho đơn vị thực hiện, nhưng nhờ đó tiến độ thực hiện các dự án được đẩy nhanh nhằm đảm bảo mục tiêu của chương trình.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả sau đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn, thiết nghĩ, thời gian tới các ngành liên quan cần xây dựng đội ngũ vững chuyên môn, kỹ thuật; xây dựng hệ thống quy chế chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch vận hành của nhà máy theo từng lộ trình cụ thể tránh thất thu và thất thoát nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, địa phương cần tuyên truyền sâu rộng tới người dân về lợi ích sử dụng nước sạch trong sinh hoạt nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nước sạch tại nông thôn. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình quốc gia cấp nước an toàn.
Thủ tướng: Không để người dân thiếu nước sinh hoạt trước nguy cơ hạn mặn nghiêm trọng
Thủ tướng vừa có chỉ thị 36, yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
Thủ tướng yêu cầu cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.
Theo chỉ thị, từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mekong ở mức rất thấp.
Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng mùa khô hiện mới trữ được khoảng gần 9 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ m3.
Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và thế giới, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong những tháng cuối năm 2020 có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn hiện đang ở mức thấp, các hồ thủy điện sẽ tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mekong nên tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021 có khả năng thiếu hụt từ 20-35% so với trung bình nhiều năm.
Năm 2020, được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.
Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở các nước thượng nguồn hệ thống sông quốc tế và gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nội tại sẽ làm tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Trước tình hình trên, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh thành ở ĐBSCL theo dõi sát tình hình, lên các kịch bản ứng phó với hạn mặn, thiếu nước phù hợp với thực tế địa phương, gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020.
Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.
Các địa phương hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.
Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, bảo đảm xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2020-2021 ở các vùng ven biển để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Theo dự báo, năm 2020 tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021
Tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như: bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác...
Thủ tướng lưu ý các địa phương ĐBSCL tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Với các bộ ngành, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT theo dõi diễn biến và dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và xâm nhập mặn; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương, cơ quan liên quan và người dân vùng ảnh hưởng để phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt để xây dựng giải pháp và bản đồ trực tuyến cảnh báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu, giống cây trồng phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ nhiễm mặn cao...
Hướng dẫn thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn; vận động tổ chức trong nước, quốc tế hỗ trợ người dân ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
Thủ tướng cũng giao Bộ TN&MT thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét đề nghị tăng cường xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn để góp phần đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp cần thiết và hiệu quả.
Bộ KH&ĐT, Tài chính phối hợp với Bộ NN&PTNT ưu tiên cân đối nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình cấp bách và hỗ trợ các giải pháp trong phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định.
Bộ Ngoại giao, phối hợp với Bộ TN&MT, NN&PTNT sử dụng các kênh song phương, diễn đàn, cơ chế hợp tác khu vực để thu thập, chia sẻ thông tin về nguồn nước và điều tiết của các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Mekong phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cựu chiến binh góp sức bảo vệ môi trường Các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) thành phố đã phát huy vai trò nòng cốt trong vận động hội viên CCB, cựu quân nhân (CQN) và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường (BVMT). Đồng thời, xây dựng, củng cố nhiều mô hình liên quan đến BVMT, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. CCB phường Thới...