Hiệu quả phòng vệ cao hơn nếu tiêm trộn vắc xin Pfizer, AstraZeneca với Moderna
Cuộc thử nghiệm lâm sàng do Đại học Oxford triển khai tại Anh phát hiện việc tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech cho mũi đầu tiên, và 9 tuần sau tiêm Moderna giúp mang lại hiệu quả phòng vệ cao hơn.
Các loại vắc xin phòng Covid-19 khác nhau. Ảnh AFP
“Chúng tôi ghi nhận phản ứng miễn dịch rất tốt ở những trường hợp tiêm trộn vắc xin, cao hơn hẳn so với việc tiêm 2 mũi cùng một loại, chẳng hạn như vắc xin AstraZeneca”, Hãng Reuters hôm 7.12 dẫn lời giáo sư Matthew Snape của Đại học Oxford.
Phát hiện mới được dự kiến sẽ mang đến hy vọng cho những nước nghèo hoặc thu nhập trung bình. Đây là nhóm nước có lẽ cần phải tiêm trộn nhiều loại vắc xin, tùy theo nguồn viện trợ, hoặc có thể đối mặt nguồn cung vắc xin không ổn định.
“Tôi cho rằng dữ liệu nghiên cứu đặc biệt cần thiết cho những nước thu nhập thấp và trung bình, hiện vẫn trong quá trình tiêm hai mũi đầu tiên”, theo giáo sư Snape.
Các nhà nghiên cứu Đại học Oxford cho hay nếu mũi đầu vắc xin AstraZeneca, kế tiếp là mũi Moderna hoặc Novavax, phản ứng của tế bào T và kháng thể cao hơn hẳn so với những trường hợp tiêm 2 mũi AstraZeneca.
Tương tự, mũi đầu Pfizer/BioNTech và sau đó là mũi Moderna chứng tỏ hiệu quả hơn hẳn so với 2 mũi Pfizer/BioNTech.
Nói “người đã tiêm vắc xin chết vì Covid-19 nhiều hơn người chưa tiêm” vì sao lại sai?
Trong khi đó, mũi đầu Pfizer/BioNTech và kế tiếp là mũi Novavax cũng bảo vệ tốt hơn so với 2 mũi AstraZeneca, theo báo cáo trên chuyên san Lancet.
Tổng cộng 1.070 người tham gia khảo sát, với các mẫu máu được thử nghiệm và so sánh hiệu quả trước các biến thể như Beta, Delta. Kết quả cho thấy hiệu quả vắc xin dao động tùy theo biến thể, nhưng tác dụng phòng vệ vẫn nhất quán ở các liệu trình tiêm trộn.
Giới khoa học Anh: Tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA đạt hiệu quả cao
Vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA giúp thúc đẩy kháng thể mạnh mẽ nhất nếu được dùng làm liều tiêm bổ sung sau 10 đến 12 tuần kể từ khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2.
Đây là kết luận của một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh về khả năng thúc đẩy kháng thể của các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định loại vaccine nào làm mũi tăng cường để đảm bảo đạt hiệu quả bảo vệ con người cao nhất trước sự tấn công của COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu "COV-Boost" được giới chức Anh công bố ngày 2/12 đánh giá hiệu quả của 7 loại vaccine gồm vaccine của AstraZeneca, Novavax, Johnson & Johnson, Curevac, Valneva, Pfizer và Moderna.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 trong số 7 loại vaccine kể trên đều tăng cường khả năng miễn dịch ở những người ban đầu tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, trong khi cả 7 loại vaccine này đều tăng cường khả năng miễn dịch ở người đã tiêm 2 mũi vaccine của AstraZeneca. Cụ thể, một liều hay nửa liều vaccine của Pfizer hoặc một liều vaccine của Moderna tăng cường đều làm tăng kháng thể ngừa COVID-19 và mật độ tế bào T ở người tiêm bất kể trước đó người tiêm sử dụng vaccine của Pfizer hay AstraZeneca. Với vaccine của AstraZeneca, Novavax, Johnson & Johnson và Curevac khi được sử dụng làm mũi tăng cường, các loại vaccine này cũng làm tăng kháng thể ở người trước đó đã tiêm chủng bất kỳ loại vaccine nào, song với mức độ nhỏ hơn. Chỉ duy nhất vaccine của Valneva không làm tăng kháng thể ở người trước đó đã tiêm vaccine của Pfizer.
Chia sẻ với phóng viên, Giáo sư Saul Faust - nhà miễn dịch học tại Đại học Southampton đứng đầu nghiên cứu trên, khẳng định hiệu quả của việc tiêm mũi tăng cường, dù sử dụng vaccine của hãng nào, giống hay khác với vaccine tiêm ban đầu. Nghiên cứu cho thấy các mũi tiêm tăng cường cũng giúp tạo ra một phản ứng rộng rãi của tế bào T chống lại các biến thể Beta và Delta - yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người tiêm trong thời gian dài.
Trước đó, giới khoa học thông qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine ngừa COVID-19 đều giảm dần theo thời gian, do đó khuyến nghị Chính phủ các nước cần tiêm mũi tăng cường, thậm chí tiêm vaccine ngừa COVID-19 hằng năm như vaccine cúm để phòng chống dịch bệnh dai dẳng này.
Bài học từ châu Âu: Chỉ riêng vaccine không thể 'gồng gánh' chặn đại dịch Châu Âu là nơi có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao hàng đầu thế giới nhưng trong thời gian qua, số ca mắc mới lại tăng ở nhiều quốc gia. Nhiều nhà phân tích đánh giá vaccine COVID-19 đã đạt hiệu quả nhưng không thể một mình ngăn chặn hoàn toàn dịch. Người dân chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Berlin (Đức). Ảnh:...