Hiệu quả phong trào xây dựng tuyến đê kiểu mẫu
Thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Tuyến đê kiểu mẫu” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai xây dựng một số tuyến đê, góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật đê điều và nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai, bảo vệ sản xuất và đời sống Nhân dân.
Tuyến đê sông Mã qua xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) bảo đảm vệ sinh môi trường.
Hưởng ứng phong trào, huyện Thiệu Hóa đã tiến hành rà soát và lựa chọn đoạn đê tả sông Chu từ Km34 100 đến Km42 000 với chiều dài 7,9 km qua địa phận các xã Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Thiệu Hợp và thị trấn Thiệu Hóa để xây dựng “Tuyến đê kiểu mẫu”. Toàn bộ tuyến đê đã được bê tông hóa, thuận lợi cho các phương tiện khi lưu thông; mái kè chắc chắn, các điểm xung yếu, cống, kè được tu sửa, nâng cấp bảo đảm an toàn chống lũ. Huyện Thiệu Hóa đã huy động các tổ chức đoàn thể phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, phế thải… xây bậc lên xuống ở thân đê để người dân đi lại thuận lợi. Hạt quản lý đê thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm kịp thời, không để vi phạm kéo dài, diễn biến phức tạp.
Trong giai đoạn 2016-2020, các địa phương trong tỉnh đã phối hợp với các hạt quản lý đê đóng trên địa bàn đăng ký và triển khai xây dựng 11 tuyến đê từ cấp III đến cấp I kiểu mẫu với tổng chiều dài 41,96 km và 2 hạt quản lý đê điển hình. Đến nay, căn cứ vào các tiêu chí, toàn tỉnh hiện có 5 tuyến đê và 1 hạt quản lý đê đã cơ bản đủ tiêu chí đạt tuyến đê kiểu mẫu và hạt quản lý đê điển hình. Đơn cử, như các tuyến đê từ Km16 400 – Km19 800 tả sông Chu, xã Trường Xuân (Thọ Xuân); đoạn Km34 100 – K42 tả sông Chu, thuộc thị trấn Thiệu Hóa và các xã Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Thiệu Hợp (Thiệu Hóa); Km21 800 – Km26 300 hữu sông Mã, xã Định Tiến (Yên Định); Km30 – Km36 hữu sông Mã, thuộc các xã Thiệu Quang, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp (Thiệu Hóa); Km13 626 – K16 626 tả sông Lèn, xã Lĩnh Toại (Hà Trung), với tổng chiều dài 24,8 km và Hạt Quản lý đê Thọ Xuân đạt tiêu chuẩn “Hạt quản lý đê điển hình”. Có thể nói, phong trào xây dựng “Tuyến đê kiểu mẫu” được người dân đồng tình tham gia hưởng ứng, nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và chất lượng công trình đê điều. Việc nhân rộng các tuyến đê kiểu mẫu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm an toàn chống lũ, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi. Những tuyến đê kiểu mẫu được bảo vệ, duy tu bảo dưỡng, không xuống cấp, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ chống lũ lụt, cứu hộ cứu nạn. Cùng với đó, việc xây dựng hạt quản lý đê điển hình góp phần nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của những người làm công tác quản lý, bảo vệ đê.
Ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng Phòng Quản lý đê điều (Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa), cho biết: Việc xây dựng tuyến đê kiểu mẫu từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đê trong công tác phòng chống thiên tai và các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. Để đạt được tiêu chí tuyến đê kiểu mẫu, phải đảm bảo xanh, sạch, đẹp, không có rác thải, phế thải, rãnh xói và cỏ dại trong phạm vi bảo vệ đê. Đê phải bảo đảm chống lũ thiết kế (về cao trình, mặt cắt,…) và có phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm được phê duyệt. Mặt đê bảo đảm phục vụ công tác phòng, chống lụt bão và kết hợp giao thông nông thôn… Ngoài ra, các điếm canh đê phải có điểm bảng tên, vị trí điểm, số điện thoại của người quản lý, điếm khang trang, sạch, đẹp, được trang bị vật tư theo quy định… Khó khăn nhất hiện nay là kinh phí để hoàn thiện, duy trì và nhân rộng các tuyến đê kiểu mẫu. Lâu nay, nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu là từ ngân sách tỉnh phân bổ và lồng ghép từ các chương trình dự án đê điều của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra, ý thức việc chấp hành các quy định pháp luật bảo vệ đê điều của người dân vẫn còn hạn chế… Trong thời gian tới, chi cục tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng “tuyến đê kiểu mẫu” tập trung hoàn thành các tiêu chí theo quy định. Đồng thời, triển khai thí điểm tuyến đê hoa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động.
Hà Giang: Triển khai xây dựng 112 nhà Đại đoàn kết
MTTQ tỉnh đã triển khai làm 112 nhà Đại đoàn kết trị giá 6,72 tỷ đồng, thăm hỏi, hỗ trợ các hộ nghèo...
Theo ông Triệu Quốc Lương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, năm 2020, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và chúc mừng 195 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức tập huấn cho 94 người có uy tín các dân tộc thiểu số đợt 2 năm 2020.
Đồng thời, tổ chức các hoạt động chăm lo cho người nghèo. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo vận động được, MTTQ tỉnh đã triển khai làm 112 nhà Đại đoàn kết trị giá 6,72 tỷ đồng, thăm hỏi, hỗ trợ các hộ nghèo và tặng quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán...
Đổi mới sáng tạo để phát triển Với phương châm "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển", những năm qua, tập thể Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội - EVNHANOI đã không ngừng tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, gương mẫu; các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy truyền thống đoàn kết, đơn vị...