Hiệu quả phát triển Đảng trong sinh viên từ mô hình chi bộ SV
Năm 2012 vừa qua, trong 186 Đảng viên mới phát triển thêm ở Đảng bộ ĐH Đà Nẵng có 126 Đảng viên là sinh viên (SV). Việc đứng vào hàng ngũ của Đảng đang là lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của SV trong trường.
Đây là hiệu quả từ mô hình chi bộ SV ở các trường thành viên ĐH Đà Nẵng đã và đang ngày càng phát huy vai trò nòng cốt trong các hoạt động của SV và thanh niên.
Các SV ĐH kinh tế – trường thành viên ĐH Đà Nẵng mới được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong năm 2012.
Trước đây, tại ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, khi chưa thành lập chi bộ SV, khi sinh hoạt chung với chi bộ tại các khoa, Đảng viên là SV có thuận lợi là được sự dìu dắt của các Đảng viên trưởng thành, cũng là cán bộ, giảng viên nhà trường trực tiếp quản lý, giảng dạy SV.
Tuy nhiên, như PGS.TS Phan Văn Hòa, Bí thư Đảng ủy nhà trường thì khi sinh hoạt Đảng chung với giảng viên, các Đảng viên là SV còn thụ động, ngại ngần trong phê và tự phê, nên chưa phát huy được tính dân chủ, bình đẳng. Việc thành lập chi bộ SV đã tháo gỡ được điều này, tăng tính độc lập, năng động trong sinh hoạt Đảng của các Đảng viên là SV.
Với bề dày hơn 10 năm thành lập và duy trì hoạt động, chi bộ SV Trường ĐH Kinh tế Đã Nẵng đã khẳng định vai trò nòng cốt trong các hoạt động của SV và thanh niên. Theo Bí thư chi bộ SV ĐH Kinh tế Đà Nẵng Trần Danh Nhân: “Chi bộ SV ở ngay trong môi trường SV nên đã kịp thời nắm bắt được mọi diễn biến về tư tưởng cũng như tâm tư, nguyện vọng của SV. Từ đó, chi bộ có điều kiện phát hiện, giới thiệu được nhiều quần chúng ưu tú trong SV để phát triển Đảng”.
Ngay trong chiến dịch Mùa hè xanh 2012, ngay tại mặt trận Tiên Lãnh (Tiên Phước, Quảng Nam), có 7 SV ĐH Kinh tế Đà Nẵng được vinh dự kết nạp Đảng. Đây chính là những đoàn viên ưu tú đã được thử thách qua các phong trào hoạt động đoàn thế, cũng như đạt nhiều thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học. Trong cả năm 2012, ĐH Kinh tế Đà Nẵng có thêm 20 Đảng viên là SV.
Bí thư chi bộ SV trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng Trần Danh Nhân (bên phải) trao quyết định kết nạp đảng cho SV của trường ngay tại mặt trận Chiến dịch Mùa hè xanh 2012 ở Tiên Lãnh.
Video đang HOT
Tại ĐH Ngoại ngữ, chỉ sau một năm thành lập chi bộ SV, từ đầu năm 2012 tới nay, đã tăng từ 4 lên 14 Đảng viên là SV. Bí thư chi bộ Huỳnh Ngọc Mai Kha cho biết: “Có đến 70 – 80% SV toàn trường tham gia các lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đảng. Qua đó, đoàn viên thanh niên xác định được những yêu cầu và phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng, xem đó là mục tiêu, là lý tưởng. Song song đó, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên… cũng có nhiều hoạt động giúp SV trong trường được rèn luyện, phát huy năng lực của mình”.
Mô hình chi bộ SV thực sự là nhịp cầu nối quan trọng để kịp thời phát hiện, bồi dưỡng một đội ngũ Đảng viên kế cận có đủ tâm – tài góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, như Bí thư chi bộ SV ĐH Kinh tế Trần Danh Nhân chia sẻ thì so với hơn 9.000 đoàn viên thanh niên trong trường, 20 Đảng viên mới được kết nạp trong năm 2012 là con số chưa tương xứng so với nguồn phát triển Đảng dồi dào của nhà trường”.
Theo Bí thư chi bộ SV ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, để đứng vào hàng ngũ của Đảng, SV ngoài nguyện vọng đứng vào hàng ngũ của Đảng, còn cần phải có kết quả học tập tốt và đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào. Nếu chỉ xét từng yếu tố một, thì có nhiều SV đạt chuẩn, nhưng hội đủ cả 3 yếu tố trên thì còn ít SV đạt được, nên số Đảng viên là SV mới phát triển chưa nhiều.
Một khó khăn khác, theo Bí thư chi bộ SV ĐH Kinh tế Đà Nẵng là do chỗ trọ của SV thường không ổn định; hoặc do chủ nhà trọ không đăng ký tạm trú cho SV nên rất khó có được nhận xét nơi cư trú để hoàn thành hồ sơ kết nạp Đảng cho SV. Thực tế có rất nhiều SV gần như đã hoàn tất hồ sơ kết nạp Đảng, chỉ thiếu bản nhận xét thái độ nơi cư trú, hoặc chờ làm xong bản nhận xét này cũng phải mất 2 – 3 tháng. Do đó mà giảm một lượng đáng kể số SV được kết nạp Đảng mỗi năm.
Từ kinh nghiệm này, Bí thư chi bộ SV ĐH Kinh tế cho biết: “Chúng tôi luôn nhắc nhở SV là đối tượng Đảng lưu ý đăng ký tạm trú khi thuê chỗ trọ học. Đồng thời, những thủ tục nào có thể tiến hành trước thì chũng tôi sẽ làm, chứ không chờ đến khi thẩm tra lý lịch xong mới hoàn tất mọi thủ tục như trước đây”.
Khánh Hiền – Duy Uyên
Theo dân trí
Bộ ảnh về quyền của người đồng tính
Nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin nằm trong khuôn khổ dự án "Vì một hình ảnh tích cực của cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam" vừa thực hiện bộ ảnh về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam mang tên "Bằng".
Bộ ảnh muốn truyền tải thông điệp về những quyền mà người đồng tính xứng đáng được hưởng:
"Đơn sắc hay đa sắc" - Quyền được học tập trong môi trường giáo dục không kỳ thị.
"Chúng tôi chúc mừng các bạn đám cưới. Và các bạn ngăn cản chúng tôi kết hôn" - Quyền được chung sống hợp pháp với người mình yêu.
"Sự yêu thương sẽ định nghĩa gia đình" - Quyền tự do về thân thể, không bị bạo hành dưới mọi hình thức.
"Bạn chọn bên nào?" - Quyền có cuộc sống an toàn và không kỳ thị.
"Công việc của chúng ta. Tình yêu của bạn" - Quyền được bình đẳng trong tuyển dụng, môi trường làm việc và thăng tiến.
"Cây kéo và chiếc lược" - Quyền được sống đúng với bản dạng giới của mình.
"Hết giờ diễn" - Quyền được sống đúng với xu hướng tính dục của mình.
"Bộ áo chật" - Quyền được báo chí, truyền thông phản ánh chân thực, khách quan.
"Có chỗ cho tất cả mọi người" - Quyền được sống trong một xã hội cởi mở, tôn trọng sự đa dạng.
AN HOÀNG
Ảnh: Trung tâm ICS
Theo Infonet
Nỗi lòng người mẹ có con đồng tính "Khi đọc lá thư đó, nước mắt tôi trào ra... Tôi đã khóc thật nhiều... Tôi thấy thương con mình..." - người mẹ có con đồng tính nấc nghẹn. Tại cuộc hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới) trong quan hệ hôn nhân và gia đình" do Bộ Tư pháp tổ...