Hiệu quả nhân văn từ mô hình Bệnh viện vệ tinh
Sau năm năm triển khai thực hiện dự án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016 -2020, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện 42 gói đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho 229 học viên thuộc các bệnh viện vệ tinh.
PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thăm khám cho người bệnh.
Những con số này không đủ để nói hết những thành quả mà chương trình này mang lại trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các địa bàn xa trung tâm, vùng cao còn nhiều khó khăn về hạ tầng y tế.
Đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế được coi là giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí và thời gian cho người bệnh đồng thời giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên đang phát huy hiệu quả.
Là một trong những cơ sở y tế đầu ngành của cả nước trong giai đoạn 2016-2020, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai dự án Bệnh viện vệ tinh với chín bệnh viện thuộc các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là bệnh viện hạt nhân đầu tiên triển khai thí điểm bệnh viện vệ tinh là bệnh viện tuyến huyện.
Ký kết dự án bệnh viện vệ tinh giữa bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Trong quá trình này, hàng chục lớp đào tạo đã bồi dưỡng kỹ thuật cho các y bác sĩ, kỹ thuật viên tuyến dưới làm chủ các kỹ thuật hiện đại, phức tạp. Bên cạnh việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, dự án bệnh viện vệ tinh còn cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị y tếvà tư vấn khám, chữa bệnh bằng công nghệ thông tin cho các bệnh viện nằm trong dự án.
Tổng kết sau năm năm thực hiện dự án bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao ngay tại chính địa phương của mình, nhất là giảm bớt chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, tạo lòng tin và sự an tâm điều trị cho người bệnh.
Hộ nghèo là không sử dụng Internet, điện thoại thông minh...
Xét chuẩn nghèo, ngoài việc dựa trên tiêu chí về thu nhập còn xét đến mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Trong đó đưa ra nhiều quy định về việc công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Hộ nghèo phải đáp ứng 3/6 chỉ số đo lường
Theo Bộ LĐ-TB&XH, ngày 19-11-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 59 về chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Để tiếp tục thực hiện chính sách trên, Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH xây dựng nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều cho giai đoạn tiếp theo (2021-2025).
Tuy nhiên, tại Hội nghị lần thứ 13, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có kết luận đồng ý với đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc năm 2021 chưa điều chỉnh chuẩn nghèo đa chiều. Vì vậy, dự thảo nghị định điều chỉnh theo hướng năm 2021 vẫn áp dụng chuẩn nghèo đa chiều theo Quyết định 59. Từ năm 2022 đến 2025, chuẩn nghèo đa chiều sẽ được điều chỉnh.
Cụ thể, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn được quy định có mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng trở xuống (trước đây là 700.000-1 triệu đồng), khu vực thành thị là 2 triệu đồng/người/tháng trở xuống (trước đây là 900.000-1,3 triệu đồng).
Bên cạnh tiêu chí về thu nhập, tiêu chuẩn hộ nghèo phải thiếu hụt từ 3/6 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Tiêu chuẩn hộ cận nghèo phải thiếu hụt từ dưới 3/6 chỉ số.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản gồm:
Thứ nhất, về dịch vụ y tế, hộ gia đình này có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi, hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi. Song song đó, hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ sáu tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.
Thứ hai, dịch vụ giáo dục, hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 đến 30 không tham gia các khóa đào tạo, hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng. Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em từ ba tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi.
Thứ ba, đối với nhà ở, hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc). Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8 m2.
Thứ tư, hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt, không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
Thứ năm, về thông tin, hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ Internet; không có phương tiện nào trong các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Thứ sáu, hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm; hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động. Hộ gia đình có tỉ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng...
Bên cạnh tiêu chí về thu nhập, tiêu chuẩn hộ nghèo phải thiếu hụt từ 3/6 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Các lý do điều chỉnh
Theo Bộ LĐ-TB&XH, bộ có đề xuất điều chỉnh như trên vì quy định về chuẩn nghèo đã bộc lộ một số nội dung lạc hậu, bất cập. Cụ thể, chuẩn nghèo về thu nhập bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015 với mức 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị đã không còn phù hợp và không thể áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.
Cạnh đó, thực tiễn áp dụng chuẩn nghèo đã nảy sinh những vấn đề mới chưa được quy định, chưa được nhận diện, đo lường. Chẳng hạn như vấn đề thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm chưa được quy định trong chuẩn nghèo quốc gia mặc dù đây là chiều phản ánh thu nhập và điều kiện bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân. Việc thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về y tế chưa được đo lường bằng chỉ số dinh dưỡng, chưa phù hợp với xu thế chung của quốc tế.
Ngoài ra, một số chỉ số đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể, khó đo lường, khó xác định khi thực hiện, hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tới. Các chỉ số đo lường này gồm chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Đề xuất phương án hiệu quả trong thiết kế nhà tránh lũ và ứng phó biến đổi khí hậu Với công việc chuyên môn đang theo đuổi, đoàn viên, thanh niên Bộ Xây dựng mong muốn góp ý kiến đề xuất để có những phương án nâng cao hiệu quả trong thiết kế điển hình hóa nhà tránh lũ và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH). Ngày 24/11 tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng phối hợp cùng Tổ...