Hiệu quả kinh tế nhờ xử lý nhãn chín sớm tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Để khắc phục tình trạng nhãn chính vụ thu tập trung trong một thời điểm sẽ bị thương lái ép giá, những năm gần đây, nông dân trồng nhãn tại huyện Xuyên Mộc đã áp dụng khoa học kỹ thuật để nhãn ra hoa, đậu quả sớm, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tham quan mô hình của gia đình ông Lê Văn Tường, ở ấp Phú Lâm, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mặc dù, còn hơn 3 tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch nhãn chính vụ, nhưng hiện nay, một số vườn nhãn ở xã Hòa Hiệp đã bắt đầu cho thu hoạch. Đây là những vườn nhãn được nông dân xử lý cho ra hoa sớm. Việc áp dụng thành công các kỹ thuật cho nhãn chín sớm, nhiều nhà vườn trồng nhãn ở xã Hòa Hiệp đã có thể chủ động lựa chọn thời điểm ra hoa, đậu quả thích hợp. Phương pháp này không chỉ giúp tăng năng suất, giảm rủi ro, kéo dài thời gian thu hoạch nhãn mà còn đem lại hiệu quả kinh tế rất ca
Có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng nhãn xuồng cơm vàng, ông Lê Văn Tường, ở ấp Phú Lâm, xã Hòa Hiệp đã có gần 5 năm áp dụng kỹ thuật xử lý nhãn chín sớm. Ông Tường hiện đang canh tác 2,4ha nhãn; trong đó khoảng 1,4ha xử lý chín sớm.
Theo ông Tường, nhãn xử lý chín sớm cho năng suất khá cao, chỉ cần cung cấp đầy đủ nước tưới là chất lượng không hề thua kém so với nhãn chính vụ. Do xử lý nhãn sớm vào thời điểm mùa khô nên nguồn nước tưới tự nhiên sẽ không đảm bảo cho cây nhãn ra hoa, đậu quả cao, chính vì vậy, ông đã chủ động đầu tư 5 giếng khoan và lắp hệ thống tưới tự động. Nhờ vậy, cây nhãn ra hoa, đậu quả cao.
Trung bình 1,4ha nhãn sớm cho thu hoạch gần 10 tấn trái. Với giá bán từ 60.000 – 65.000 đồng/kg tại vườn – cao hơn nhãn chính vụ 15.000-20.000 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 300 triệu đồng, tăng hơn 1,5 lần so với thời điểm chính vụ.
Ông Lê Văn Tường, nông dân xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc chia sẻ: Nhãn làm trái vụ không bị cạnh tranh nhiều, nhãn cho thu hoạch sớm thì nông dân sẽ bán giá cao hơn so với chính vụ, nhờ vậy tăng thêm thu nhập cho người trồng.
Do tranh thủ được nguồn nước tưới sớm hơn nên vườn nhãn Thái Ido của gia đình anh Nguyễn Quang Hiểu, ấp Phú Quý, xã Hòa Hiệp đã bắt đầu cho thu hoạch. Đây cũng là năm đầu tiên vườn nhãn của anh Hiểu cho trái và được áp dụng kỹ thuật chín sớm, kết quả ngoài sự mong đợi.
Nhãn sai trái, quả to, mọng và ngọt. Ước vụ này anh Hiểu thu hoạch khoảng 17 tấn, với giá bán 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh lãi hơn 200 triệu đồng.
Để có được kết quả này, anh Hiểu cũng đã đầu tư 13 giếng khoan, 2 hồ chứa nước và hệ thống béc tưới tự động, giúp cung cấp nguồn nước tưới ổn định cho cây nhãn.
Anh Nguyễn Quang Hiểu, nông dân xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc chia sẻ: Làm nhãn trái vụ quan trọng nhất vẫn là phải có nguồn nước dự trù dồi dào, do lúc xử lý nhãn ra hoa rơi vào đúng vào thời điểm mùa khô. Làm nhãn trái vụ có ưu thế là không đụng nhãn chính vụ nên người trồng bán thuận lợi hơn, trái cây thời điểm này chưa nhiều nên đầu ra dễ dàng hơn thương lái không ép giá.
Video đang HOT
Theo thống kê, toàn xã Hòa Hiệp có khoảng 50ha nhãn áp dụng kỹ thuật xử lý sớm, hầu hết là nhãn xuồng cơm vàng và nhãn Thái Ido, chiếm 50% diện trồng nhãn của địa phương.
Để nhãn ra hoa, đậu quả sớm thì ngay sau khi thu hoạch đã phải tiến hành tuyển chọn những cây nhãn thích hợp và có biện pháp chăm bón riêng. Việc chăm bón trong giai đoạn này sẽ quyết định độ bền của cây, chất lượng của quả sau này.
Ông Nguyễn Quang Hiểu, ấp Phú Quý, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vụ này thu được 17 tấn nhãn trái vụ, ước thu khoảng 200 triệu.
Những cây nhãn được lựa chọn phải là những cây khỏe mạnh, tươi tốt nhất. Sau khi tỉa cành, tạo tán, bón phân, tưới nước đầy đủ phải lựa thời tiết thuận lợi để tưới dung dịch kích cho cây bật chồi, ra hoa. Vì ra trái mùa nên nhãn có nguy cơ mắc nhiều loại sâu bệnh, mặt khác chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết như: mưa, rét, sương muối… vì thế nông dân phải linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp phòng ngừa để đạt hiệu quả cao nhất.
Với cách làm này, từ đầu tháng 4 dương lịch, nông dân đã có nhãn sớm để xuất bán. Nhãn chín sớm có giá bán khoảng 60.000-65.000 đồng/kg đối với nhãn xuồng cơm vàng; 30.000 đồng/kg nhãn Thái Ido; giá bán này cao hơn từ 1-1,5 lần so với thời điểm chính vụ. Chính vì vậy, thu nhập của nông dân cũng ổn định và tăng hơn so với thời điểm chính vụ.
Ông Đinh Xuân Dậu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc cho biết: Thời gian qua, để đầu ra của cây nhãn thuận lợi hơn bà con nông dân đã chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên việc xử lý nhãn ra hoa sớm đã rất thành công, năng suất cao, giải quyết được tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, bà con cũng yên tâm hơn để phát triển kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nhãn chín sớm – trái vụ nên hầu hết đều được thương lái thu mua hết. Với giá bán như hiện tại cho thấy việc ứng dụng kỹ thuật xử lý sớm đã đem lại thành công rõ rệt. Nhờ chủ động thời điểm ra hoa, đậu trái nên việc “được mùa, rớt giá” đối với cây nhãn cũng từng bước được xóa bỏ, giúp cây nhãn ngày càng khẳng định được vị thế cây trồng chủ lực tại địa phương.
Từng 'cấp cứu' ý tưởng cho HS thi KHKT, người trong cuộc nói nên dừng cuộc thi!
Nhiều ý kiến cho rằng một vài đề tài được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích kì thi
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học là sân chơi trí tuệ bổ ích, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây cuộc thi có những đề tài nghiên cứu được chính nhiều nhà khoa học cho là "bất thường" quá sức với học sinh khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn "can thiệp" quá sâu làm mất đi tính sáng tạo của học sinh, làm lệch mục đích cuộc thi.
Thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: T.D.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Túc cũng đã từng tham gia chấm giải cuộc thi Khoa học kĩ thuật.
Theo thầy Túc: "Nhiều bất cập xảy ra ở một số khâu thực hiện, ví dụ: Phần thực hiện đề tài là giáo viên và phụ huynh học sinh, từ khâu đi mua vật liệu, liên hệ các phòng nghiên cứu, liên hệ chuyên gia giúp đỡ,...học sinh hầu như không thực hiện việc làm trực tiếp toàn bộ trong quá trình nghiên cứu, chỉ cần học thuộc phần thuyết minh, trình diễn từng động tác với ban giám khảo.
Khi đi dạy, tôi thấy có nhiều học sinh trình độ trung bình không có tố chất gì nổi bật, nhưng một thời gian sau đã thấy thông báo đạt giải thưởng đề tài nghiên cứu khoa học, và chỉ nghe tên đề tài đó đã thấy của "người lớn", đây là vấn đề nổi cộm nhất về sự thiếu trung thực.
Một điều nữa khi đi chấm giải, tôi nhận thấy đề tài không có ý tưởng mới, toàn nhặt đi nhặt lại, nhưng nếu học sinh đạt giải sẽ được xét tuyển vào đại học, được ghi vào học bạ,...nên cuộc thi này vẫn thu hút rất nhiều học sinh tham gia nhưng lúc này mục đích tốt đẹp của cuộc thi đã hoàn toàn khác.
Bản thân tôi đã có một lần phải "cấp cứu" cho 2 nhóm, giờ nghĩ lại thấy hành động của mình lúc đó không phải và thấy ân hận. Có 2 nhóm tham dự kì thi nhưng đến sát ngày vẫn không có ý tưởng và họ tìm đến tôi nhờ giúp, cũng vì quá nể nên tôi cho họ 3 dự án, và 2 trong số 3 dự án đó đạt 1 giải Nhất và 1 giải Ba. Có thể nói như vậy là tôi cũng đã "tiếp tay" cho sự không trung thực.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, học sinh chỉ động tay vào một vài công đoạn mang tính chất phụ việc, và mang tiếng là tham gia nhưng các em không hiểu gì cả, còn lại cả quá trình đều do các chuyên gia thực hiện. Có đề tài nghiên cứu về thuốc chữa ung thư thì trên thế giới còn chưa có, vậy cỡ học sinh trung học phổ thông làm sao mà nghiên cứu ra được.
Theo tôi, không nên tiếp diễn cuộc thi này nữa vì không thực chất, vô tình chúng ta đã gieo vào đầu học sinh sự thiếu trung thực, sự giả dối. Cái "được" ở những cuộc thi này là thầy cô, nhà trường, phòng, sở,...có thành tích và đó mới là điều đáng lo, tất cả vì căn bệnh thành tích mà ra".
Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích cuộc thi. Ảnh minh họa: T.D.
Thế giới không trao giải Khoa học kĩ thuật như chúng ta
Thầy Vũ Duy Sơn - Giáo viên Trung tâm Vật lý Edison, cựu học sinh chuyên Lý Đại học Khoa học tự nhiên cho biết: "Tôi tham dự khá nhiều cuộc thi như vậy ở nước ngoài, và họ làm hoàn toàn khác chúng ta. Nhiều nước trên thế giới họ để doanh nghiệp tài trợ kinh phí nghiên cứu và đồng thời làm giám khảo cuộc thi, có như vậy kết quả các giải mới thực chất.
Nếu những đề tài nghiên cứu khoa học do học sinh đưa ra, ban giám khảo là những doanh nghiệp về lĩnh vực đó sẽ đánh giá đề tài có ích thật sự cho xã hội, đồng thời có thể triển khai trong thực tế đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ mua lại để triển khai tiếp cho ra đến sản phẩm thực tế cuối cùng, và học sinh có ý tưởng đó cũng được hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp. Nếu họ nhận thấy đó chỉ là nghiên cứu copy, giả dối không có tính khả thi thì không bao giờ họ trao giải. Theo tôi đây cũng là vấn đề xã hội hóa, sẽ đánh giá thực chất về chất lượng đề tài.
Nếu thực sự những học sinh nào có đam mê nghiên cứu khoa học, muốn cống hiến thì sau cuộc thi sẽ liên kết với các doanh nghiệp, và họ cũng sẵn sàng hợp tác với những học sinh có ý tưởng thật sự, như vậy thì những dự án nghiên cứu của học sinh mới có ý nghĩa, chứ không đơn thuần là đưa ra những đề tài quá "bác học" chỉ nhằm mục đích lấy giải, để mở đường vào đại học như chúng ta đang thực hiện".
Thầy Sơn nêu quan điểm "Việc háo danh thực chất không phải ở các em học sinh, mà vấn đề này thực chất ở các thầy cô, nhà trường và phụ huynh.
Kể cả những cuộc thi không mang lại lợi ích gì về vật chất, không có danh tiếng, không được tuyển thẳng vào đại học như thi Toán thần đồng quốc tế, thi Siêu toán qua mạng Internet, thi Toán học Titan,...Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn đua nhau cho con mình tham dự, điều này thuộc về bản tính của con người, thi vừa mất chi phí, mất công sức mà kết quả ai cũng được chứng nhận, nhưng chứng nhận đó không giúp ích gì cho học sinh.
Theo tôi, muốn tiếp tục tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật quốc gia của học sinh cấp Trung học phổ thông thì phải kiểm soát được. Nội dung thi phải thay đổi, phải để học sinh thi phần thực hành trực tiếp trước các nhà khoa học, ban giám khảo cần phản biện sát hơn để xem thực chất đây là sản phẩm của học sinh hay của thầy cô".
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh. Ảnh minh họa: T.D.
Thầy Sơn nêu quan điểm: "Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật phải mang tính ứng dụng thực tiễn, phải được đánh giá trên thực tiễn chứ không phải nghiên cứu cho vui. Tôi biết hiện nay có khá nhiều công ty bán các ý tưởng sản phẩm nghiên cứu cấp thấp với mục đích dành cho học sinh đi thi sẽ đạt giải, giá tiền khoảng 30 triệu đồng 1 ý tưởng, họ có nhờ thông qua tôi để chào đến các trường, nhưng tôi nhận thấy những đề tài đó không hề có tính thực tế.
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh, và tiêu chí chấm điểm của cuộc thi không có điều khoản nào bắt buộc học sinh phải trực tiếp làm tất cả. Quan trọng là ban giám khảo thể hiện trách nhiệm thế nào nếu thấy đề tài của học sinh dự thi giống với đề tài cấp Tiến sĩ?
Một điều nữa cần áp dụng việc nêu tên công khai hội đồng chấm thi giải Khoa học kĩ thuật gồm những ai, chức danh của họ. Việc này để xã hội nhìn nhận họ có công tâm và trách nhiệm khi đánh giá đề tài khoa học hay không. Tất nhiên việc này cũng chỉ thay đổi được một chút, nhưng cũng là rất quý khi muốn đánh giá thực chất một cuộc thi.
Phải có cam kết giữa ban giám khảo và học sinh, sau khi trao giải nếu phát hiện có đề tài nào đó trước kia gần giống thì sẽ thu lại giải đã trao. Và một điều quan trọng là nếu đề tài đó không thể lan tỏa, không thể triển khai ứng dụng được trong thực tế thì không trao giải.
Phải có những câu hỏi phản biện nhằm phát hiện đề tài nghiên cứu khoa học này có chính xác của học sinh hay không, và nếu đề tài đó không phải do học sinh làm ra thì chỉ vài câu hỏi thật công tâm sẽ rõ ngay. Cũng giống như hiện chúng ta nay hô hào dạy sáng tạo nhưng chưa hề có tiêu chí nào để đánh giá tiết dạy đó có sáng tạo hay không?.
Hà Nội 'thắng lớn' tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia Với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba, Hà Nội là địa phương có thành tích tốt nhất tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm nay. GD&TĐ - Với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba, Hà Nội là địa phương có thành tích tốt nhất tại...