Hiệu quả điều trị sớm ARV đối với bệnh nhân nhiễm “H”
Các đối tượng có nguy cơ cao, sau khi được xét nghiệm và biết tình trạng nhiễm HIV sớm, người nhiễm sẽ được cán bô y tê tư vấn, cung cấp các kiến thức, kỹ năng, phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV.
Đồng thời, được điều trị HIV kịp thời, giúp giảm chi phí thuốc, chi phí khám, chữa bệnh và chi phí nằm viện… Một trong những phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân nhiễm “H” kéo dài sự sống và hòa nhập với cộng đồng đó là được tiếp cận điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV).
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 8.755 người được xét nghiệm HIV, trong đó có 122 người dương tính với HIV. Thông qua việc xét nghiệm sớm, người bệnh “H” đã được phát hiện và điều trị thuốc ARV cho số người nhiễm HIV, trong đó 100% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được quản lý, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, góp phần giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV trong gia đình và cộng đồng.
Đến nay, tỉnh đang quản lý điều trị ARV cho hơn 4.700 bệnh nhân. Tại Khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế TP. Long Xuyên đang tiếp nhận điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân nhiễm “H”. Nhờ được tiếp cận y tế sớm và được tư vấn điều trị kịp thời, nên hầu hết các bệnh nhân nhiễm “H” đang điều trị tại trung tâm đều có dấu hiệu tích cực, tình trạng bệnh ổn định rất nhiều.
BS Trần Thị Lam Phương (Trung tâm Y tế TP. Long Xuyên) cho biết: “Tất cả người bệnh bị nhiễm nếu khám sáng lọc lâm sàng không bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội bệnh nhân sẽ được điều trị trong ngày. Bởi, điều trị sớm sẽ giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Và qua quá trình điều trị thấy rõ tải lượng virus của các bệnh nhân bị ức chế dưới ngưỡng hoặc không phát hiện. Đó là nhờ bệnh nhân tuân thủ tốt phác đồ điều trị, cùng với chế độ dinh dưỡng và điều trị nhiễm trùng cơ hội tốt, giúp kéo dài sự sống bệnh nhân”.
Video đang HOT
Trước đây, bệnh nhân nhiễm “H” được lãnh thuốc từ nguồn viện trợ của các dự án, nay các nguồn viện trợ từ dự án không còn, bệnh nhân đã tự mua thẻ bảo hiểm y tế để được điều trị. Bởi thuốc ARV rất đắt, nếu không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ là gánh nặng cho người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi thì việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm “H” gặp không ít những khó khăn như: thời gian, điều kiện kinh tế gia đình. Vì đa số bệnh nhân có “H” đều là những người nghèo, đa phần bệnh nhân phải đi làm ăn xa, việc khám và chữa bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bản nhân bệnh nhân nhiễm “H” còn tự ti, mặc cảm nên không chủ động đến các cơ sở y tế để được nhân viên y tế tư vấn sớm và được tiếp cận điều trị ARV sớm.
Toàn tỉnh hiện có 11.207 người nhiễm HIV, 8.649 bệnh nhân đã chuyển sang AIDS, 5.448 người tử vong. Bên cạnh việc kéo dài tuổi thọ, điều trị ARV đem đến cho người nhiễm HIV cuộc sống bình thường như người khỏe mạnh không nhiễm bệnh. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: khi người nhiễm HIV được điều trị ARV, nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục giảm tới 96%. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm và con của họ được dùng sữa ăn thay thế sữa mẹ thì tỷ lệ lây nhiễm chỉ còn khoảng 2%.
Để hướng tới việc điều trị hiệu quả, lâu dài cho những bệnh nhân nhiễm “H” thì hơn ai hết, chính những người có nguy cơ cao cần đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm. Nếu kết quả bị nhiễm “H”, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được tư vấn và có hướng điếu trị ARV sớm, góp phần cải thiện sức khỏe, ổn định cuộc sống và hạn chế việc lây truyền HIV ra cộng đồng.
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU
Theo baoangiang
Điều trị ARV, nhóm đồng tính nam sẽ giảm 97% nguy cơ nhiễm HIV
Tỉ lệ nhiễm HIV đang tăng nhanh trong nhóm đồng tính nam. Các chuyên gia khuyến cáo việc tuân thủ điều trị dự phòng ARV sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 97%.
Tư vấn cho khách hàng xét nghiệm HIV tại Phòng khám Glink - Ảnh: Sơn Nguyễn
Ngày 4-11, trao đổi với báo chí tại hội nghị 20 năm điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam, PGS-TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12-1999, hiện cả nước có 200.000 người nhiễm HIV còn sống và hơn 100.000 người tử vong do AIDS. Trong 10 tháng năm 2019, cả nước ghi nhận gần 8.300 người nhiễm HIV, trong đó 759 người đã tử vong do AIDS.
Đối tượng nhiễm HIV chủ yếu là nam giới, chiếm 75%. Đáng lo ngại, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam (MSM) cao và có xu hướng tăng nhanh từ 2,3% năm 2012 lên 10,8% năm 2018.
Kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 7-2017 đến tháng 7-2019 cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm và nhiễm HIV mới trong nhóm MSM cao nhất ở lứa tuổi 16- 24, với gần 600 người. "Nếu không được can thiệp dự phòng thì trong số 100 người nam quan hệ tình dục đồng giới chưa nhiễm HIV sẽ có 7 người nhiễm HIV, do đó Việt Nam đang đẩy mạnh điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho nhóm có nguy cơ cao như nam quan hệ đồng giới, người chuyển giới nữ..."- PGS Hương nói.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Long Sơn, Phòng khám Glink tại Hà Nội, cho biết 90% khách hàng của phòng khám là đối tượng MSM. Do các bạn chưa nhận thức rõ tình trạng nhiễm HIV trong nhóm MSM ngày càng tăng cao nên nhiều trường hợp vẫn có hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài nguy cơ cao nhiễm HIV, có nhiều bạn mắc các bệnh qua đường tình dục khác, trong đó phổ biến là bệnh giang mai. "Trong hơn 2 tháng qua, Phòng khám Glink tại Hà Nội đã ghi nhận 25/200 người dương tính với HIV. Tất cả các trường hợp này đều được điều trị PrEP hoặc kết nối điều trị theo yêu cầu"- bác sĩ Sơn chia sẻ.
Theo PGS Hương, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (uống thuốc kháng HIV đều đặn hằng ngày) - hay gọi là PrEP là một trong những sự can thiệp có hiệu quả nhất để dự phòng lây nhiễm HIV dành cho nhóm có nguy cơ cao như MSM, người tiêm chích ma túy, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV... Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 95%- 97%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
PrEP tiếp tục mở rộng ở 15 tỉnh thành
Sau khi triển khai mở rộng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí - PrEP tại 11 tỉnh và tới đây Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức triển khai dịch vụ PrEP mở rộng thêm 15 tỉnh mới tại Việt Nam. Hiện chương trình PrEP đang thực hiện tại 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Nguyên, Long An, TP HCM Đồng Nai, Tây Ninh và Tiền Giang) với 43 cơ sở y tế tư nhân và nhà nước. Kể từ khi khởi động chương trình PrEP (thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV) vào năm 2017, đã có hơn 6.000 người đăng kí sử dụng PrEP, trong đó có hơn 3.946 người mới tham gia vào năm 2019.
N.Dung
Theo nguoilaodong
Mỗi ngày có hơn 300 trẻ em và trẻ vị thành niên chết vì AIDS Trong năm 2018, chỉ khoảng 54% bệnh nhân nhiễm HIV trong độ tuổi từ 0-14 tuổi (tương đương 790.000 trường hợp) được tiếp cận thuốc ART. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Ngày 26/11, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ra thông báo cho biết trong năm 2018, trung bình một ngày đã có khoảng 320 trẻ em và trẻ vị thành...