Hiệu quả của rocket Mỹ trên trực thăng Nga do Việt Nam cải tiến
Các kỹ sư vũ khí hàng không Việt Nam từng thực hiện cải tiến nhỏ đưa rocket do Mỹ sản xuất lên trực thăng Nga.
Việc cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu vũ khí cho trực thăng Mi-24 chiến dịch truy quét tàn quân Khơme đỏ ở Campuchia,
Mi-24 là trực thăng tấn công do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng đầu những năm 1970. Đây là trực thăng vũ trang “có một không hai” vừa được trang bị vũ khí hạng nặng làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất, tiêu diệt xe tăng – thiết giáp, đồng thời, có khoang chở quân chứa được tối đa 8 lính.
Cuối những năm 1970, Liên Xô viện trợ một số lượng nhỏ trực thăng tấn công Mi-24 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Năm 1980, Quân chủng Không quân Việt Nam chính thức thành lập phi đội trực thăng Mi-24 đầu tiên thuộc Trung đoàn 916.
Những chiếc Mi-24 mà nước bạn viện trợ cho Việt Nam thuộc biến thể Mi-24A – thế hệ đầu của dòng trực thăng này. Mi-24A so với Mi-24D và những biến thể hiện đại có sự khác biệt chính nằm ở kiểu buồng lái.
Mi-24A dùng khoang lái 3 người với sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi trước, phi công và hoa tiêu ngồi song song ở ghế sau. Biến thể Mi-24 trở về sau dùng kiểu khoang lái “bong bóng đôi” với sĩ quan vũ khí ngồi trước và phi công ngồi sau.
Thân máy bay Mi-24A bọc giáp dày có thể chống lực va chạm từ những viên đạn cỡ 12,7mm. Mi-24A trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117 cho phép đạt tốc độ tối đa 335km/h, tầm bay 450km, trần bay 4.500m.
Về vũ khí, Mi-24 lắp súng máy 12,7mm ở đầu mũi và 4 cụm bệ phóng rocket (8-16 ống) cùng 4 tên lửa chống tăng có điều khiển AT-2 trên 3 giá treo nằm ở 2 cánh nhỏ trên thân.
Video đang HOT
Phi đội Mi-24A Không quân Nhân dân Việt Nam trong một chuyến xuất kích
truy quét tàn quân Khơme đỏ. Ảnh tư liệu Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Trong những năm tháng sử dụng Mi-24A chi viện hỏa lực bộ đội ta truy quét tàn quân Khơme đỏ (*). Các cán bộ kỹ sư hàng không Việt Nam còn có những cải tiến nhỏ đưa kiểu đạn rocket của Mỹ lên trực thăng Nga phục vụ chiến trường.
Vì số lượng đạn rocket của Mỹ viện trợ cho quân VNCH rất nhiều, chúng ta có thể tận dụng để mang lên các phương tiện chiến đấu Liên Xô (Nga).
Nhưng, để giải quyết vấn đề này không đơn giản, vì rocket của Liên Xô so với Mỹ không cùng kích cỡ, không thể tùy tiện đưa đạn rocket Mỹ vào cụm bệ phóng rocket Liên Xô. Nếu dùng cụm bệ phóng rocket Mỹ, mấu để móc vào giá treo trên Mi-24 không vừa. Hơn nữa cụm bệ phóng này không dùng được nhiều lần.
Trước tình hình đó, các cán bộ trẻ vũ khí hàng không Việt Nam đã tìm ra phương án đặc biệt để đưa rocket Mỹ lên trang bị cho trực thăng Mi-24.
“Chúng tôi lấy ống phóng rocket của máy bay trinh sát U-17 chuyên dùng để bắn rocket khói chỉ điểm mục tiêu. Sau đó, chúng tôi dùng 2 đai bó lại thành chụm (8-16 ống), trên đai hàn một móc treo với kích thước phù hợp để móc vào giá treo trực thăng Mi-24, phải đảm bảo cho cân đối. Với cách làm này, đã đảm bảo được phóng rocket Mỹ trên trực thăng Nga, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần”, Đại tá Nguyễn Kim Khôi – Cán bộ vũ khí hàng không (Quân chủng Phòng không Không quân) trực tiếp tham gia công tác cải tiến đưa rocket do Mỹ sản xuất để bắn trên trực thăng Mi-24 của Liên Xô chia sẻ.
Quá trình thử nghiệm việc dùng cụm bệ phóng tự chế này đã thành công tốt đẹp và đảm bảo đủ yêu cầu kỹ thuật tham gia chiến đấu.
Theo cuốn Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam (1977-1999), từ cuối tháng 10/1984, Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định điều động phi đội Mi-24 (trung đoàn 916) phối hợp Trung đoàn 917 tham gia chiến đấu trên chiến trường Campuchia.
Ngày 28/11/1984, các biên đội trực thăng Mi-24 đã bắn những quả rocket, viên đạn đầu tiên vào mục tiêu địch. Năm 1985, phi đội Mi-24 phối hợp đơn vị trực thăng UH-1, Mi-8T và máy bay vận tải An-26 (cải tiến mang bom) chiến đấu 50 trận, xuất kích 197 chuyến, loại khỏi vòng chiến đấu 192 tên địch, 101 ca nô/thuyền, 37 lán, 2 kho vũ khí…
Đầu tháng 8/1986, Quân chủng Không quân điều các phi đội Mi-24 phối hợp Mi-8 và trinh sát cơ U-17 đánh tàn quân Khơme đỏ ở vùng Tây Bắc Campuchia. Ngày 15/8, 2 biên đội Mi-24 xuất kích 2 đợt, bắn 482 quả rocket, hơn 1.000 viên đạn phá hủy nhiều kho tàng địch.
Đầu năm 1987, Quân chủng Không quân quyết định tạm ngừng sử dụng Mi-24 trên chiến trường Campuchia sau một vụ tai nạn vào tháng 2/1987 làm toàn bộ tổ bay hi sinh.
Theo ANTD
Lùi thời hạn thả 'Đệ nhất phu nhân' của Khmer Đỏ
Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) ngày 14-9 đã hoãn phóng thích Ieng Thirith, người được coi như "Đệ nhất phu nhân" trong chế độ Khmer Đỏ, sau khi các ủy viên công tố yêu cầu phải áp dụng các điều kiện đi kèm nếu phóng thích tên tội phạm diệt chủng này.
Theo ông Neth Pheaktra, người phát ngôn của ECCC, các ủy viên công tố không đồng tình với quyết định phóng thích Ieng Thirith và một lần nữa yêu cầu tòa nếu ra quyết định phóng thích thì phải có các điều kiện kèm theo.
Các ủy viên công tố đề nghị 6 điều kiện kèm theo để phóng thích Thirith, trong đó yêu cầu nữ tù nhân này phải trình diện chính quyền hàng tuần và nộp lại hộ chiếu.
Phòng xử án tối cao (cơ quan phúc thẩm cao nhất của ECCC) cho biết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về đề nghị này trong vòng 2 ngày tới.
Ieng Thirith, 80 tuổi, là em vợ Pol Pot, và là Bộ trưởng Các vấn đề xã hội của chế độ Khmer Đỏ, vốn bị cáo buộc đã thảm sát 2 triệu người dân Campuchia. Ieng Thirith bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và các tội ác chống lại loài người.
Hiện nay, tòa án được Liên hợp quốc bảo trợ này cũng đang xét xử ba cựu lãnh đạo cao cấp khác trong chế độ Khmer Đỏ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Ieng Sary, chồng của Ieng Thirith, với những tội danh tương tự.
Trong một diễn biến liên quan, báo chí Campuchia ngày 14-9 dẫn lời Đại sứ Mỹ phụ trách vấn đề tội ác chiến tranh Stephen Rapp cho biết Chính phủ Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính cho ECCC và đã đệ trình Quốc hội Mỹ phê chuẩn khoản ngân sách hỗ trợ trị giá 5 triệu USD cho tòa án này.
Tại buổi họp báo sau hai ngày làm việc tại Campuchia, ông Rapp còn cho biết từ năm 2009 đến nay, Mỹ đã hỗ trợ 12 triệu USD cho ECCC.
Theo TPO
Đại sứ Mỹ tại Libya thiệt mạng vì rocket Ngày 12-9, nhân viên làm việc trong tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở thành phố Benghazi cho biết, Đại sứ Mỹ tại Libya J.Christopher Stevens và ba người Mỹ khác thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa nhà Tổng lãnh sự Mỹ bằng rocket đêm 11-9. Đại sứ Mỹ tại Libya Stevens. Ảnh: CNN. Những người chứng kiến cho biết, ba người...