Hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Nam Trung bộ do Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm các mô hình trong dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Quốc Doanh vừa kiểm tra một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả trong vụ hè thu tại Bình Định.
Đây là mô hình nằm trong khuôn khổ Dự án Khuyến nông Quốc gia do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện.
Theo TS Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ, mục tiêu của mô hình nhằm nêu bật sự hiệu quả của việc chuyển đổi những diện tích đất lúa bị thiếu nước sang trồng những loại cây lạc, vừng và ngô sinh khối, để từ đó nhân rộng.
Đây là giải pháp căn cơ để sản xuất nông nghiệp trong vùng Nam Trung bộ có thể “chung sống” với nạn hạn hán do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Tại Bình Định, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đi thăm các mô hình trồng ngô sinh khối cung ứng cho chăn nuôi đại gia súc tại 2 xã Mỹ Châu và Mỹ Hiệp thuộc huyện Phù Mỹ, diện tích thực hiện tại mỗi xã là 5ha; mô hình trồng lạc với diện tích 10ha tại xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ) và mô hình trồng vừng ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ) với diện tích 5ha.
Theo TS Vũ Văn Khuê, Trưởng bộ môn rau, hoa và cây cảnh thuộc Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ, ngoài ra, tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam), Viện cũng đã xây dựng 1 mô hình trồng vừng với diện tích 5ha và 1 mô hình trồng lạc tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) với diện tích 10ha.
Còn ở Quảng Ngãi, trong năm nay Viện cũng đã xây dựng 2 mô hình trồng vừng trên đất lúa tại xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ) và xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), mỗi mô hình có diện tích 5ha.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (thứ nhất từ trái sang) kiểm tra sinh trưởng phát tiển cây lạc trồng trên đất lúa tại xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.
Cũng theo TS Khuê, đối với cây ngô sinh khối, do canh tác trên đất lúa, nên Viện hướng dẫn nông dân tham gia mô hình quan tâm đến công tác làm đất, lên luống để mở lối thoát nước cho diện tích ruộng trồng ngô trong đợt mưa Tiểu mãn. Thứ đến là hướng dẫn nông dân sử dụng những giống ngô cho sinh khối lớn để cung cấp cho Nhà máy sữa Vinamilk.
“Đặc thù của trồng ngô sinh khối là thời gian canh tác ngắn hơn. Nếu như trồng ngô lấy hạt phải từ 95 – 100 ngày mới thu hoạch thì trồng ngô sinh khối thì chỉ 80 – 85 ngày là cho thu hoạch, do đó chế độ chăm sóc cũng khác.
Video đang HOT
Trồng ngô sinh khối do thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên phải được bón phân sớm hơn. Năng suất ngô trong vụ hè thu này dự kiến đạt từ 50 – 60 tấn/ha/vụ; lợi nhuận trên 30 triệu đồng/ha, ít nhất là gấp 2 lần so với làm lúa”, TS Khuê cho hay.
Cây lạc do được trồng trên đất lúa nên khâu làm đất cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là phải thoát nước tốt để tránh ngập úng do mưa Tiểu mãn. Đặc biệt là cần chú ý tăng cường bón phân hữu cơ, do đất lúa thường thiếu hụt lượng hữu cơ…
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình trồng ngô sinh khối trên đất lúa tại xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.
Cả 2 giống lạc nói trên đều thích ứng với điều kiện thời tiết nắng nóng của vụ hè thu và ít nhiễm bệnh, có thể thay thế các giống cũ bà con làm xưa nay.
Trồng lạc trên đất lúa trong vụ hè thu cần phải bón phân cân đối, bón vào thời điểm tưới nước đủ ẩm để phân bón không bị thất thoát do tác động của nhiệt độ cao. Năng suất lạc trong mô hình hướng đến mục tiêu đạt khoảng trên 2 tấn lạc vỏ/ha/vụ. Với giá hiện nay 2 tấn lạc sẽ thu vào 40 triệu đồng, có mức thu nhập gấp 2 lần so với làm lúa”, TS Khuê cho hay.
Riêng về cây vừng, theo TS Vũ Văn Khuê, đây là loại cây rất phù hợp trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong vụ hè thu ở khu vực Nam Trung bộ. Bởi vừng chịu hạn tốt và có đầu ra thênh thang, nhất cung cấp cho các cơ sở ép dầu.
Tuy nhiên, canh tác vừng trên đất lúa trong vụ hè thu nông dân cần phải làm đất, lên luống thật kỹ, nhất là phải xử lý lúa rụng trên đất sau khi thu hoạch vụ đông xuân. Nếu không, trong quá trình cây vừng sinh trưởng thì cây lúa sẽ lớn vượt nhanh, cạnh tranh sự sống với cây vừng.
“Năng suất vừng trong vụ hè thu này chúng tôi đặt mục tiêu phải đạt trên 1 tấn/ha, thu nhập gấp 1,5 lần so với làm lúa trên cùng diện tích”, TS Khuê cho hay.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá các mô hình do Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cho thấy hiệu quả thiết thực, nhất là tiết kiệm được 50 – 60% lượng nước tưới so với làm lúa. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Theo TS Hồ Huy Cường, dự án này được triển khai 3 năm liên tiếp trên địa bàn 3 tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam, bắt đầu từ năm 2020.
“Năm nay dự án triển khai muộn, lại gặp dịch Covid – 19 nên triển khai không đạt kế hoạch. Ví như cây ngô sinh khối mục tiêu đặt ra mỗi năm phải thực hiện 50ha thì năm nay do dịch Covid – 19 nên không đi chọn được nhiều điểm, nên chỉ mới triển khai được 10ha.
Các năm sau, riêng cây ngô sinh khối mỗi năm chúng tôi sẽ triển khai tối thiểu là 50ha, mục tiêu là sẽ nhân rộng đạt tối thiểu 25% diện tích của dự án, riêng cây lạc và cây vừng ít mở rộng hơn”, TS Hồ Huy Cường cho hay.
Bình Định: Trồng 2 loài cây này trên đất cát, dân xã biển dư giả hẳn ra
Trước đây, mỗi năm làm 1 vụ lúa không đủ ăn, từ khi chuyển sang trồng mỗi năm 3 vụ màu với trồng cây hành và trồng đậu phộng, người dân vùng quê biển xã Cát Hải (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã "dư ăn, dư để".
Nông dân thoát nghèo
Theo ông Lê Văn Diêu, Chủ tịch UBND xã Cát Hải, từ năm 2002 trở về trước, dù là vùng quê thuần nông nhưng xã Cát Hải, huyện Phù Cát chỉ có 1 hồ chứa nước nhỏ tại thôn Tân Thắng. Lượng nước hồ này chỉ tưới được khoảng 40ha, một hồ chứa khác ở thôn Vĩnh Hội còn nhỏ hơn, chỉ tưới được chừng 10ha.
Thung lũng cát Vĩnh Hội (xã Cát Hải) đã được phủ xanh bằng đậu phộng.
Vì vậy, hàng trăm ha đất canh tác lúa còn lại đều ăn nước trời, mỗi năm chỉ làm được 1 vụ lúa đông xuân mà năng suất rất thấp, không quá 45 tạ/ha, người dân chẳng đủ gạo để ăn.
Tuy nhiên, năm 2003, người dân Cát Hải bỗng phát hiện vùng đất của mình được thiên nhiên ưu đãi ban cho mạch nước ngầm rất dồi dào, phát hiện này đã mở ra hướng làm ăn mới.
Ngay sau đó, gần cả ngàn chiếc giếng đóng ra đời, những diện tích canh tác mỗi năm 1 vụ lúa nhanh chóng được thay thế bằng cây hành, đậu phộng.
Theo ông Diêu, vào thời điểm vùng đất Cát Hải chưa xuất hiện cây đậu phộng và cây hành, cuộc sống người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, không ai dám nghĩ tới chuyện đóng chiếc ghe chiếc tàu đánh bắt cá để kiếm thêm thu nhập.
Từ khi canh tác cây hành cây đậu, thu nhập của bà con khấm khá hơn, có của ăn của để nên đã phát triển thêm nghề đánh bắt thủy sản.
"Hiện, xã Cát Hải đã 68 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ với tổng công suất 7.223CV, làm các nghề khai thác cá ngừ đại dương, câu mực, khai thác tôm hùm giống, giá trị đánh bắt thủy sản hàng năm trên 55 tỷ đồng", ông Diêu nói.
Nông dân xã Cát Hải thu hoạch hành.
Theo nông Võ Kế Cu (ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải), hàng năm gia đình ông sản xuất 6 sào đậu phộng, 2 sào hành, thu nhập đều đặn trên 120 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 80 triệu đồng/năm.
"Vài năm trở lại đây, bà con trong thôn đã lắp đặt thiết bị tưới phun nước tự động trên ruộng hành, ruộng đậu phộng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước", ông Cu phấn khởi.
Đổi đời nhờ cây hành, đậu phộng
Theo ông Đỗ Hoàng Phong, Phó Chủ tịch xã Cát Hải, hiện vùng đất này chỉ còn 192ha nằm gần hồ nước Tân Thắng là còn canh tác cây lúa bởi gần nguồn nước, cũng là vì đất thịt nên chẳng thể chuyển sang trồng hành và đậu phộng, còn lại hầu hết đã chuyển đổi.
"Hiện, diện tích đất canh tác cây hành hàng năm ở Cát Hải là 440ha và diện tích trồng đậu phộng hàng năm dao động từ 360 - 380ha. Hầu hết những hộ sản xuất hành và đậu phộng ở Cát Hải đều đóng giếng, mạch nước ngầm lại không bao giờ cạn kiệt nên không lo về nước tưới, kể cả mùa hạn.
Nhờ đó năng suất hành khô bình quân cả năm đạt từ 80 - 85 tạ/ha, năng suất đậu phộng (khô) bình quân đạt từ 34 - 36 tạ/ha", ông Phong lý giải.
Hệ thống tưới nước tự động ở xã Cát Hải luôn giúp cây đậu phộng sinh trưởng và cho hiệu quả cao.
Mặc dù, diện tích sản xuất lúa của xã Cát Hải chỉ còn 192ha nhưng sản lượng lương thực hàng năm lại đạt cao hơn trước nhờ sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao. Vì vậy, người dân ở đây đã đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ nên luôn yên tâm làm giàu với cây hành, đậu phộng.
Theo đánh giá của ông Lương Văn Khoa, Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định), sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng cây đậu phộng hiệu quả kinh tế tăng cao gấp 4 lần. Những diện tích từ trồng lúa sang trồng cây hành hiệu quả kinh tế còn tăng cao hơn, gấp 6 - 7 lần.
Nông dân ở xã biển Cát Hải đổi đời nhờ cây hành, đậu phộng.
"Năm 2012, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ về Cát Hải chọn 2 hộ dân ở thôn Vĩnh Hội trồng thí điểm giống đậu phộng mới mang tên LDH09. Đây là giống chịu hạn chịu mặn, có thể "chung sống" với vùng đất cát do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo. Chính giống đậu phộng này đã khiến đất nghèo đẻ ra vàng và làm nên sự hưng thịnh cho ngành nông nghiệp xã Cát Hải", ông Lương Văn Khoa nhớ lại.
Thăng Bình
Quảng Trị: Trồng sâm Bố Chính tốt bời bời, dân mong đổi đời Dự án trồng sâm Bố Chính nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) và chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương. Ông Nguyễn Ngọc Lương - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh...