Hiệu quả chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân
Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân yên tâm sử dụng phân bón cây trồng bảo đảm chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho hội viên nông dân phục vụ sản xuất.
Nông dân xã Nga Phú (Nga Sơn) mua phân bón theo hình thức trả chậm phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân.
Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản rớt giá, khó khăn về đầu ra vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, giá vật tư nông nghiệp lại tăng khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Nhiều hộ dân còn khó khăn về kinh tế nên việc triển khai thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm có ý nghĩa rất thiết thực cho người dân trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, hàng năm HND tỉnh đã ký hợp đồng với Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, Công ty CP Phân bón Thần Nông Thanh Hóa, Công ty Supe CP&HC Lâm Thao, Công ty Thương mại Thiệu Yên… để triển khai thực hiện chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho hội viên nông dân. Hằng năm, HND tỉnh đã phối hợp với các công ty cung ứng 20.000 tấn phân bón các loại theo hình thức trả chậm cho hội viên nông dân trong tỉnh phục vụ sản xuất. Trong quý I-2021, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trên địa bàn tỉnh đã cung ứng trả chậm cho hội viên nông dân 10.000 tấn phân bón các loại. Trước mỗi vụ sản xuất, các cấp hội nắm bắt nhu cầu thực tế, thông báo cho bà con nông dân về giá cả và có trách nhiệm giao hàng cho hội viên. Đồng thời, đăng ký số lượng phân bón của các địa phương để kịp thời cung ứng phục vụ cho người dân sản xuất. Ông Phạm Văn Việt, thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh (Thiệu Hóa), cho biết: Nông dân được mua phân bón trả chậm không phải trả lãi từ 4 đến 5 tháng, giá cả ổn định hơn so với phân bón trên thị trường mà vẫn bảo đảm được chất lượng và được cung ứng kịp thời theo yêu cầu về thời vụ, không lo thiếu phân bón để canh tác, chủ động hơn trong việc chăm sóc cây trồng.
Để tạo điều kiện giúp người dân kịp thời vụ sản xuất, ngay từ tháng 11 hằng năm, các cấp HND đã chủ động triển khai, thông báo bảng giá từng loại phân bón đến các hội, chi hội để tổng hợp nhu cầu đăng ký của hội viên. Sau đó, HND các xã sẽ tiến hành nhận phân bón từ công ty cung ứng và giao đến tận tay người nông dân. Từ những hiệu quả thiết thực mang lại, chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm đang được nông dân trong tỉnh tích cực tham gia. Bà Lê Thị Hồng Nhung, Ban Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, cho biết: Để góp phần hỗ trợ người dân trong sản xuất nông nghiệp, công ty đã tạo điều kiện cho bà con nông dân mua phân bón theo hình thức trả chậm. Hiện công ty đang phối hợp với HND của 23 huyện, thị xã trong tỉnh cung ứng khoảng 10.000 tấn phân bón các loại/năm. Từ đầu năm đến ngày 30-4-2021, công ty đã cung ứng được 4.700 tấn phân bón các loại cho bà con nông dân ở các địa phương trong tỉnh. Nhằm hỗ trợ bà con nông dân sử dụng phân bón đúng quy trình kỹ thuật; trong vụ chiêm xuân 2020-2021, công ty đã tổ chức 70 lớp tập huấn sử dụng phân bón và chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho 5.250 người dân. Đồng thời, tặng 94.000 vỏ bao đựng nông sản phục vụ thu hoạch cho người dân. Thời gian qua, công ty chú trọng cung ứng cho người dân các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh; các vùng trồng cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh tại các huyện, như: Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc…; đồng thời, công ty cũng có chính sách dành riêng cho sản xuất cây dài ngày ở khu vực miền núi và kéo dài thời gian thanh toán vật tư nông nghiệp để bà con yên tâm sản xuất. Để chương trình ngày càng hiệu quả, công ty phối hợp với các cấp HND tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của chương trình để bà con nông dân nắm được và chủ động tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Việc tổ chức cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm đã được các cấp HND trong tỉnh đã và đang triển khai, giúp cho bà con nông dân, nhất là những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn chưa có kinh phí mua phân bón được sử dụng các sản phẩm phân bón bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, kịp thời sản xuất đúng khung thời vụ, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và thu nhập.
Giá tiêu hôm nay 22/3: Trong nước giảm nhẹ, cao nhất 75.500đ/kg; cơ hội mạnh mẽ để bước vào chu kỳ tăng mới
Giá tiêu thế giới hôm nay giữ nguyên so với một ngày trước đó, giao dịch ở 37.983,35 Rupee/tạ (thấp nhất) và 38.325 Rupee/tạ (cao nhất).
Video đang HOT
Giá tiêu hôm nay 22/3: Trong nước giảm nhẹ, cao nhất 75.500đ/kg. (Nguồn: The Kitchen)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới hôm nay giữ nguyên so với một ngày trước đó. Ghi nhận lúc 0h15 ngày 22/3 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 37.983,35 Rupee/tạ (thấp nhất) và 38.325 Rupee/tạ (cao nhất).
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR ngày 21/3 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng là 318,53 VND/INR.
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ tại các địa phương, giao dịch ở mức từ 72.000 - 74.500 đồng/kg,.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.500đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (73.000đ/kg); Bình Phước (74.500đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đ/kg.
Thị trường hồ tiêu trong nước tuần qua vẫn tiếp tục giữ được sức "nóng" với mức tăng khá. Giá tiêu tăng thậm chí đã tiến sát gần mốc 80.000 đồng/kg vào ngày 19/3.
Thời gian gần đây, giá tiêu tăng mạnh, cao hơn 60% so với cách đây khoảng một tháng. Nếu so với cùng thời điểm này năm trước, giá hạt tiêu đã tăng gấp 2 lần.
Giá tiêu tăng mạnh từng ngày và người trồng tiêu hưởng lợi, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu lại gặp khó khăn nếu đã ký hợp đồng trước đó hoặc lo mất khách hàng vì giá quá cao.
Theo nhiều người dân trồng hồ tiêu, mức giá hiện nay đã cao hơn giá thành sản xuất, giúp người dân có lãi nhưng không nhiều. Với giá tiêu tăng cao, người dân rất vui mừng nhưng vẫn lo lắng vì mấy năm nay giá tiêu thiếu ổn định, thường giảm nhiều hơn tăng.
Còn về phía doanh nghiệp, ông Võ Duy Tường, Giám đốc Công ty TNHH Bách Sinh (Đắk Nông), thừa nhận nông dân đang hưởng lợi nhưng ngành tiêu đang đối diện nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp lỡ ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp sẽ lỗ nặng nếu phải mua hàng giao cho khách hàng.
Nếu các doanh nghiệp "xù" hợp đồng để... chạy lỗ hoặc không có hàng để giao thì hình ảnh của ngành hồ tiêu Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thương mại quốc tế, chưa kể nhiều doanh nghiệp sẽ đối diện với các vụ kiện tụng kéo dài.
"doanh nghiệp Việt không có hàng giao, uy tín ngành hồ tiêu Việt Nam bị ảnh hưởng, các nước xuất khẩu hồ tiêu khác chắc chắn sẽ được hưởng lợi" - ông Tường cảnh báo, đồng thời cho biết việc"đứt gãy chuỗi cung ứng" (người dân và đại lý găm hàng chứ không bán) là hiện tượng gây đau đầu cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam hiện nay.
Ngay cả các công ty trung gian gom hàng cũng gặp khó, do giá bán ra luôn bị "hét" cao hơn 5-10% so với giá xuất khẩu dù đang vào chính vụ, chưa kể các công ty thương mại lớn đua gom hàng để cất kho chờ giá tăng!
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, do nhu cầu chế biến và tiêu thụ hồ tiêu tại một số thị trường như châu Âu, Mỹ, Ấn Độ có xu hướng tăng, trong khi thị trường trong nước đang được các giới đầu cơ thu mua mạnh khiến giá hồ tiêu tăng "nóng" từ tháng 2/2021 trở lại đây.
Còn theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi người dân hạn chế bán ra khiến giá hạt tiêu tăng. Hiện nay là thời điểm các doanh nghiệp phải xuất hàng cho các hợp đồng đã ký nên gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung, đẩy giá hồ tiêu lên cao.
Giới chuyên gia dự báo, nếu giữ được mốc này trong tuần tới, giá tiêu có cơ hội phục hồi mạnh mẽ để bước vào chu kỳ tăng mới.
Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân tỉnh Cao Bằng Vừa qua, Ban vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Cao Bằng đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND giai đoạn 2011 - 2020" và tổng kết hoạt động Quỹ HTND năm 2020. Thực hiện Đề án 966-ĐA/HNDTW của Ban Thường vụ T.Ư Hội...