Hiểu nhầm ngàn năm: Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này
Dù quả thật đem đến khả năng bảo quản thi thể đáng kinh ngạc, nhưng đây không phải là mục đích ban đầu của việc ướp xác.
Xác ướp Ai Cập vẫn luôn là một minh chứng quan trọng cho nền văn minh nhân loại từ ngàn xưa và là đề tài nghiên cứu của giới sử học, khoa học hàng ngàn năm. Từ lâu, người ta tin rằng công nghệ ướp xác được sáng tạo là để bảo quản thi thể người đã khuất. Quả thật, nhờ ướp xác mà các thi thể cổ nhân từ ngàn năm, trăm năm trước vẫn còn giữ được vẻ vẹn nguyên nhất định, chống loại quy luật phân hủy tự nhiên.
Người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi chết. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Manchester của Đại học Manchester ở Anh đã chứng minh kỹ thuật chôn cất công phu này thực ra nhằm một mục đích khác: đó là một cách để “hướng dẫn” người quá cố đến với thần thánh.
Đến nay người hiện đại vẫn chưa thể giải mã hết thủ thuật ướp xác của Ai Cập cổ đại
Campbell Price, chuyên gia nghiên cứu về Ai Cập và Sudan cổ đại của bảo tàng nói với Live Science rằng từ lâu, quan niệm cho rằng ướp xác là để bảo quản thi thể đã bám rễ. Ý tưởng này bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu Tây phương thời Victoria. Các nhà khoa học thời bấy giờ có niềm tin rằng người Ai Cập cổ đại bảo quản xác chết của họ theo cách tương tự như cách người ta bảo quản cá. Lý luận của họ khá đơn giản, vì cả hai quy trình đều chứa một thành phần giống nhau: muối.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chất mặn mà người Ai Cập cổ đại sử dụng khác với muối được sử dụng để bảo quản sản phẩm đánh bắt trong ngày. Được gọi là natron, khoáng chất tự nhiên này là hỗn hợp của natri cacbonat, natri bicacbonat, natri clorua và natri sunfat có nhiều quanh các lòng hồ gần sông Nile và được dùng làm nguyên liệu chính trong quá trình ướp xác.
“Chúng tôi cũng biết rằng natron đã được sử dụng trong các nghi lễ đền thờ và cả trong việc xây dựng các bức tượng của các vị thần”, Price nói. “Nó được dùng để tẩy rửa”.
Chuyên gia Price cho biết một vật liệu khác thường được sử dụng với xác ướp là hương liệu, thứ cũng được dùng như một món quà cho các vị thần: “Hãy nhìn vào nhũ hương và một dược – chúng có trong câu chuyện về Chúa Giê-su của Cơ đốc giáo. Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng cũng là những món quà được người xưa dâng lên cho các vị thần. Ngay cả từ hương trong tiếng Ai Cập cổ đại cũng là ’senetjer’, nghĩa đen là ‘làm nên điều thiêng liêng’. Khi bạn thắp hương trong một ngôi đền – ngôi nhà của một vị thần thì sẽ làm cho không gian trở nên thiêng liêng. Khi sử dụng nhựa trầm hương ướp xác, cơ thể trở thành một sinh vật thần thánh. Đó là tư tưởng của người xưa: ướp hương liệu vào thi thể để ‘thần thánh hóa’, chứ không nhất thiết vì mục đích phải bảo quản nó”.
Quan tài của Tasheriankh, một phụ nữ 20 tuổi đến từ thành phố Akhmim đã chết vào khoảng năm 300 trước Công nguyên
Giống như người Ai Cập cổ, các nhà Ai Cập học thời Victoria cũng tin rằng người chết sẽ cần thi thể của họ ở thế giới bên kia. Quan niệm này càng làm tăng thêm tính tin cậy cho nhận định hiểu lầm về ướp xác.
Price nói: “Có một nỗi ám ảnh được sinh ra từ những ý tưởng của thời Victoria về việc cơ thể người mất cần được hoàn thiện ở thế giới bên kia. Điều này bao gồm cả việc loại bỏ các cơ quan nội tạng. Tôi nghĩ ướp xác là nghi thức thực sự có ý nghĩa sâu sắc hơn, về cơ bản là biến cơ thể thành một bức tượng thần vì người chết đã được biến đổi”.
Phát hiện 'lưỡi vàng' trong hàng loạt xác ướp Ai Cập
Các nhà khảo cổ học Ai Cập đã phát hiện một số xác ướp cổ đại có lưỡi bằng vàng, giúp người quá cố có thể nói chuyện với thần cai quản địa ngục.
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hài cốt của một số xác ướp có lưỡi làm bằng vàng tại nghĩa trang cổ gần Quesna, thành phố nằm cách thủ đô Cairo khoảng 56 km về phía Bắc.
Chiếc lưỡi bằng vàng được tìm thấy trên một xác ướp thời Ai Cập cổ đại. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.
Nhóm nghiên cứu suy đoán phần lưỡi thật bị cắt bỏ trong quá trình ướp xác và thay thế bằng lưỡi vàng để người quá cố có thể nói chuyện với thần Osiris ở thế giới bên kia.
Trong thần thoại Hy Lạp, Osiris là thần cai quản địa ngục và phán xử người chết. Đây là một trong những vị thần quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cho rằng, chiếc lưỡi vàng có thể cho phép người chết thuyết phục thần Orisis thương xót linh hồn của họ.
Theo Tiến sĩ Kathleen Martinez, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao, những xác ướp ở trong tình trạng bảo quản kém. Một số xác ướp có lưỡi vàng trong khi vài xác ướp khác được bọc bằng lá vàng mỏng và đặt trong quan tài gỗ. Lớp vàng bọc ngoài bộ xương lộ ra bên dưới vải lanh dùng trong quá trình ướp xác.
Những xác ướp có niên đại khoảng 2.000 năm. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.
Một số xác ướp được chôn trong quan tài gỗ với đồ tùy táng bao gồm vòng cổ, đồ gốm và đồ tạo tác bằng vàng có hình hoa sen và bọ cánh cứng (bọ hung). Salima Ikram, Giáo sư nổi tiếng về Ai Cập học tại Đại học Mỹ ở Cairo, cho biết xác ướp có lưỡi vàng rất phổ biến trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã.
Thời kỳ Hy Lạp - La Mã kéo dài từ khoảng năm 332 TCN (khi Alexander Đại đế tiếp quản Ai Cập) đến năm 395 SCN (khi Đế chế La Mã chia đôi lần cuối cùng). Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập lưu ý rằng các xác ướp có thể có niên đại khác nhau trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã.
Theo Giáo sư Salima Ikram, không chỉ lưỡi vàng, đôi khi cả mắt vàng cũng được đặt trên các thi thể xác ướp. Lưỡi vàng và mắt vàng là "biểu hiện của sự biến đổi người chết thành thần thánh". Người Ai Cập cổ đại tin rằng da thịt của các vị thần được làm bằng vàng.
Những xác ướp được khai quật tại một nghĩa trang cổ gần Quesna, thành phố nằm cách thủ đô Cairo khoảng 56 km về phía Bắc. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.
Trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã, người Ai Cập cổ đại cũng tin rằng lưỡi vàng và mắt vàng sẽ "cho phép người quá cố nói, nhìn và nếm ở thế giới bên kia".
Xác ướp có lưỡi vàng cũng được tìm thấy tại những nơi khác ở Ai Cập, bao gồm Taposiris Magna, một địa điểm khảo cổ trên bờ biển Địa Trung Hải và Oxyhynchus, một địa điểm khảo cổ nằm cách Cairo khoảng 174 km về phía nam.
Câu chuyện về chú mèo duy nhất bay thành công vào vũ trụ: Sống sót trong vận tốc gấp 5 lần âm thanh nhưng chết dưới bàn tay con người Dù thực hiện sứ mệnh quan trọng và phải hy sinh, chú mèo đầu tiên từng bay vào không gian lại bị con người lãng quên. Khi nghĩ đến con vật đã bay vào vũ trụ, người ta thường sẽ nghĩ đến Laika - chú chó nổi tiếng đã bay ra ngoài không gian. Ít ai sẽ nhắc tới Félicette - một cô...