Hiểu đúng về xử lý nước thải trong ngành giấy
Ngành công nghiệp giấy đang tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Song song với quá trình phát triển ngành giấy thì một yêu cầu đặt ra rất quan trọng đó là tất cả những dự án về giấy đã và đang chuẩn bị đầu tư cần đảm bảo yêu cầu về môi trường.
Thời gian gần đây dư luận quan tâm, lo lắng việc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam sắp đưa dây chuyền sản xuất giấy công suất lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam vào hoạt động. Vậy quy trình xử lý nước thải của Lee&Man Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?
Đầu tiên, đó là các quy định về pháp luật, theo đó, mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp giấy và bột giấy ra nguồn tiếp nhận nước thải phải tuân thủ quy định tại QCVN 12-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (Quy chuẩn Quốc gia). Trong đó quy định giá trị tối đa cho phép của các tổng số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (A) và khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (B). Quy chuẩn quy định 8 thông số, trong đó thông số về Dioxin được áp dụng từ 1/1/2018. Hiện tại, các dây chuyền sản xuất tiên tiến thường dùng từ 10-15 m3 nước cho quá trình sản xuất 1 tấn giấy. Lượng nước này phải được xử lý đáp ứng Quy Quốc gia trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Hiểu đúng về xử lý nước thải trong ngành giấy
Trước tiên, nước thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt được xử lý sơ bộ để loại bỏ tất cả các tạp vật có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nước thải được đưa qua hệ thống mắt sàng để giữ lại chất rắn kích thước, rác rưởi rồi tập trung ở bể gom nước thải. Từ đây được đưa vào hệ thống xử lý nước thải: xử lý hóa lý (cấp I ) và xử lý sinh hóa (cấp II )
Xử lý hóa lý
Ở đây nước thải được lọc xơ sợi, loại bỏ kim loại nặng và huyền phù. Sau đó, từ bể gom, nước được bơm đẩy lên hệ thống lưới lọc nghiêng nằm thu hồi lại hầu hết xơ sợi có trong nước thải. Nước thải đã được lọc xơ sợi rơi xuống bể trộn.
Tại bể trộn (nhanh, chậm) một lượng hóa chất PAC (poly-alumium chloride ) và PAM (hợp chất cao phân tử hòa tan trong nước) được đưa vào bể để kết tủa các chất huyền phù và các ion kim loại khác trong nước thải.
Video đang HOT
Ở bể lắng thứ nhất, nước thải từ bể trộn được bơm vào bể lắng thứ nhất. Ở đó các chất kết tủa lắng xuống phía dưới, nước còn lại chuyển sang bể điều hòa để điều chỉnh (hệ thống xử lý còn có bể sự cố để xử lý trong các trường hợp khẩn cấp).
Bể điều hòa, có tác dụng điều hòa lưu lượng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi cho các công đoạn sau, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý. Từ bể điều hòa nước đã lọc bỏ phần lớn chất huyền phù, được chuyển sang tháp làm nguội.
Tại tháp làm nguội, nước thải được làm giảm nhiệt độ xuống nhiệt độ phù hợp với các bước xử lý sau (từ 50C xuống 35C). Nước đã làm nguội chuyển sang bể điều chỉnh độ pH cho quá trình xử lý yếm khí.
Xử lý sinh hóa
Ở đây nước thải được xử lý bằng các phương pháp sinh học – quá trình oxy hóa sinh hóa, dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Để đảm bảo nước thải sau xử lý có thể xả ra nguồn tiếp nhận nước thải dùng cho mục A, các hệ thống xử lý thường sử dụng cả hai phương pháp là yếm khí và hiếu khí. Bằng cách sử dụng các vi sinh vật kỵ khí oxy, phản ứng yếm khí có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải để giảm nồng độ COD. Công nghệ mới nhất hiện nay là EGSB (hệ thống xử lý lớp bùn hạt mở rộng) hoặc IC (tháp tuần hoàn nội tại). Trong quá trình phân hủy các chất gây ô nhiễm hình thành khí gas chứa mê tan (có thể dùng để đốt trong nồi hơi sau khi lọc) và một lượng bùn thải ít hơn nhiều so với phương pháp hiếu khí. Nước đã được xử lý sinh học yếm khí được đưa sang xử lý sinh học hiếu khí
Xử lý sinh học hiếu khí (duy trì cung cấp oxy liên tục và nhiệt độ ở 35C – 40C). Bể hiếu khí luôn chứa các vi khuẩn hiếu khí. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí thường được tiến hành hai lần có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ trong nước nhằm giảm nồng độ COD.
Để các vi sinh vật sinh sôi cần cung cấp các dưỡng chất như các hỗn hợp photpho và ni tơ và khí oxy vào trong nước thải, đồng thời kiểm soát nhiệt độ nước và khí oxy hòa tan trong nước. Việc sử dụng phương pháp màng đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho vi khuẩn, tăng khả năng hấp thụ các chất hữu cơ của vi sinh vật đảm bảo sự phân giải tối đa. Kết quả, hình thành các bông sinh học có thể lắng theo trọng lực. Đối với đa số các vi sinh vật khoảng giá trị pH tối ưu 6,8 – 7,2, trong khi trong khi đã duy trì độ pH ở nước thải sau khi xử lý yếm khí trong khoảng 6,8 – 7,2 6,8 – 7,5. Nhiệt độ nước thải ảnh hưởng rất lớn tới chức năng hoạt động của vi sinh vật. Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải phải từ 35C – 38C. Sau khi được xử lý hiếu khí thứ nhất, nước được chuyển sang bể lắng trung gian, tại đây các chất kết tủa được lắng xuống và xả vào bể gom bùn. Từ đó nước tiếp tục được xử lý hiếu khí lần thứ hai, rồi sang bể lắng trung gian thứ hai, trước khi được xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải dùng cho mục A.
Hiện nay hầu hết các dây chuyền sản xuất giấy lớn ở Việt Nam đều có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến theo quy trình trên với thiết bị của các công ty xử lý nước thải hàng đầu thế giới (Mỹ và châu Âu) như Công ty CP Giấy Sài Gòn (Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty CP Giấy An Bình (An Bình, Dĩ An, Bình Dương), Công ty TNHH xưởng GiấyChánh Dương (Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương), Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bến Cát, Bình Dương)…
Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam tích cực đầu tư nâng cấp không chỉ thiết bị sản xuất mà cũng đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Họ không ngừng cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để giảm tiêu hao các nguồn tài nguyên: nước, năng lượng và lao động để giảm chi phí sản xuất và phát triển bền vững. Giảm lượng nước dùng cho sản xuất 1 tấn giấy, giảm các thông số ô nhiễm trong nước thải các doanh nghiệp ngành giấy không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giảm được phí môi trường phải trả tính theo khối lượng nước thải và theo giá trị các thông số ô nhiễm.
Theo Vietnamnet
Giám sát chặt vận hành nhà máy giấy Lee&Man để tránh họa môi trường
Qua sự việc về nhà máy giấy Lee & Man cho thấy, phát triển kinh tế là cần thiết nhưng bảo vệ môi trường sống phải được đặt lên hàng đầu.
Những ngày qua, cư dân sinh sống ven dòng sông Hậu và nhiều địa phương vùng ĐBSCL ngóng chờ những thông tin sẽ được công bố sau khi đoàn công tác của Bộ Tài nguyên - Môi trường tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Nhà máy giấy Lee & Man đặt tại tỉnh Hậu Giang. Người dân quả quyết rằng, phát triển kinh tế là cần thiết nhưng bảo vệ môi trường sống phải được đặt lên hàng đầu.
Nhiều bè nuôi cá tra gần khu vực nhà máy giấy lo lắng cho việc nuôi trồng thủy sản trong tương lai.
Bộ Công thương mới đề xuất với Chính phủ không cho phép tiếp tục triển khai dự án Nhà máy sản xuất bột giấy với công suất 330.000 tấn/năm của Công ty TNHH Lee & Man do không đáp ứng được các điều kiện về môi trường. Thông tin này được sự hoan nghênh đón nhận của cư dân sống ven sông Hậu hiền hoà.
Một bộ phận lớn cư dân các địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng... đều phụ thuộc vào nguồn nước sông Hậu. Hàng loạt loại hình nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đang mang lại nguồn lợi rất lớn cho Nhân dân. Vì thế, chỉ một sơ suất nhỏ của nhà máy này khi đi vào hoạt động, lợi thế từ thiên nhiên ban tặng cho đồng bằng này sẽ bị hủy hoại.
Cũng chính vì vậy, phần còn lại của nhà máy này với công suất 420.000 tấn giấy/năm, dù được cho rằng không sử dụng nhiều hóa chất nên Bộ Công thương không đề xuất ngừng triển khai nhưng ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam vấn khá lo lắng: "Đưa nhà máy giấy xử lý tốt cách mấy đi nữa thì về lâu dài là chuyện không nên. Chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi thì ảnh hưởng không chỉ cho nuôi trồng thủy sản mà làm đất hư hại. Vì thế, nếu cho vận hành, hoạt động nhưng ai dám chắc việc xử lý môi trường sẽ tốt trong những năm tới nữa."
Mới đây, trả lời trước các cơ quan thông tin đại chúng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận định, "Dự án Nhà máy giấy Lee & Man là dự án tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường nếu không thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường".
GS. TS Võ Tòng Xuân.
Để tránh vết xe đổ của Fomusa, theo GS. TS Võ Tòng Xuân, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, đặc biệt tỉnh Hậu Giang phải giám sát chặt chẽ quá trình vận hành của nhà máy giấy này; đặc biệt là khâu xử lý nước thải khi nhà máy đi vào hoạt động: "Các nước người ta sản xuất giấy cũng yên ổn bởi vì người ta lo chăm sóc môi trường, xử lý nước thải rất hữu hiệu. Không cớ gì mình không xử lý, áp dụng như thế được. Mình phải buộc nhà máy giấy phải nghiêm túc thực hiện trong việc xử lý nước thải, chất thải một cách tốt nhất. Làm sao khi thải ra thì an toàn nguồn nước."
Theo TS. Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động sản xuất công nghiệp đã và đang là vấn đề nan giải, mâu thuẫn với ngành nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, ưu tiên số một, hiện nay, là môi trường. Theo đó, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ và minh bạch về thông tin. Quản lý, kiểm tra sao cho chất thải không ra dòng sông Hậu. Đây là điều kiện tiên quyết phải làm khi chấp nhận cho hoạt động.
Phát biểu trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, "sự kiện Formosa là bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chúng ta quyết không để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm soát chặt chẽ các cam kết về môi trường, về chuyển giao công nghệ".
Để không "tái diễn" như sự kiện Fomusa, trước tiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải vì cộng đồng mà chấn chỉnh lại, nâng cao năng lực thẩm định dự án và đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt, bộ này phải tuân theo các quy định pháp luật trong Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước. Theo đó, cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống hay sinh kế trong các dự án phải được quyền thông tin một cách minh bạch về dự án đó. Họ phải được xin ý kiến.
Để phát triển bền vững, không thể tiếp tục tư duy phát triển như lâu nay, đó là tạo cơ hội cho một bộ phận, một nhóm người nhưng lại gây phương hại, thậm chí đè xoá lên lợi ích hợp pháp và chính đáng của cả cộng đồng. Chúng ta không thể và không nên tạo ra lợi thế cho sự phát triển của đất nước, địa phương từ sự hỗn loạn mất kiểm soát như hiện nay. Cần phải trông xa, mới tránh được họa gần./.
Theo VOV
Dự kiến đề xuất dừng dự án nhà máy bột giấy Trung Quốc Lee & Man "Dự án đầu tư nhà máy bột giấy của Công ty TNHH Lee & Man có nguy cơ cao trong việc gây ô nhiễm môi trường", Bộ Công Thương cho biết. Dự kiến tháng 8/2016 giai đoạn 1 của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee & Man sẽ đi vào hoạt động. Ảnh: TNO Bộ Công Thương đang dự kiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!

Nữ phạm nhân được đặc xá: "Tôi đã suy nghĩ nhiều về sai lầm của bản thân"

Cháy 6 ha rừng ở Gia Lai, huy động 50 người dập lửa

Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng

Hình ảnh độc quyền: Xá lợi Đức Phật đang chuẩn bị lên máy bay từ Ấn Độ đến Việt Nam

Đang đi du lịch với gia đình, người đàn ông lao xuống sông rồi mất tích

Đề nghị cung cấp hồ sơ dự án khu xen cư hồ Toàn Thành ở Thanh Hóa

Đàn trâu tung tăng trên cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng

Đà Nẵng thông tin tiến độ xử lý bến du thuyền liên quan Vũ "Nhôm"

Người đàn ông bán cà phê, vay tiền chuyển cho người yêu trên mạng

Bố chồng xách súng AK ra dọa, nàng dâu chạy đi báo công an

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Có thể bạn quan tâm

Vợ Justin Bieber 'bắt chước' tình cũ chồng, 'cợt nhả' tình yêu của Selena Gomez
Sao âu mỹ
13:50:23 02/05/2025
Lật Mặt 8: Bước lùi của Lý Hải
Phim việt
13:47:26 02/05/2025
Khó tin mỹ nhân Trung Quốc U40 trẻ đẹp như gái 18: Nhan sắc ngọt lịm ngắm mà rụng tim
Hậu trường phim
13:40:37 02/05/2025
Rosé bị dân Hàn quay lưng, đòi "tống cổ" chỉ vì 1 màu tóc, fan ra sức bênh vực?
Sao châu á
13:39:48 02/05/2025
Vợ Mark Zuckerberg chê quà tặng của chồng
Netizen
13:38:37 02/05/2025
Võ Hạ Trâm bị nói "cướp" hit, nay có thái độ lạ với Duyên Quỳnh, CĐM khen nức nở
Sao việt
13:38:22 02/05/2025
Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ
Thế giới
13:30:06 02/05/2025
Toàn cảnh tranh cãi xoay quanh ca khúc 3 tỷ view hot nhất dịp 30/4, nhạc sĩ phải lên tiếng xin lỗi
Nhạc việt
13:23:16 02/05/2025
Chi Pu được khen tinh tế chỉ với một thay đổi nhỏ ở trang phục biểu diễn
Phong cách sao
13:16:21 02/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Khởi tố vụ án hình sự 'Giết người'
Pháp luật
13:09:01 02/05/2025