Hiểu đúng về kem đánh răng
Hầu như mọi người đều nghĩ: thuốc đánh răng và kem đánh răng là như nhau? Kem đánh răng trong suốt, kem muối… tốt hơn?
Khi chọn mua kem đánh răng, đa phần mọi người chỉ dựa vào những lời quảng cáo hấp dẫn hoặc từ kinh nghiệm người đã dùng chứ ít ai chịu khó tìm hiểu kỹ thành phần, liều lượng các hoá chất, cũng như sự phù hợp với đặc thù răng miệng của mình. Chính từ đây đã gây ra nhiều sai lầm khi sử dụng, làm hại răng miệng.
Thuốc đánh răng và kem đánh răng là như nhau?
Thành phần chủ yếu của kem đánh răng là một hợp chất chứa fluor, chất sát khuẩn nhẹ, chất mài mòn, chất làm đặc, tạo bọt, hương liệu, nước, chất bảo quản,… Kem đánh răng thường có hàm lượng fluor thấp hơn thuốc đánh răng (dưới mức 1.500ppm) nên tác dụng chính là vệ sinh răng miệng, phòng ngừa sâu răng, giảm hình thành vôi răng, giúp hơi thở thơm tho…
Trái lại, thuốc đánh răng có hàm lượng fluor cao (từ 1.500ppm trở lên) và được bổ sung thêm một số thành phần khác như parogency, therabreath, boroglyxerin,… nên ngoài tác dụng như kem đánh răng, thuốc đánh răng còn dùng điều trị một số bệnh răng miệng như viêm nha chu, hôi miệng… Thuốc đánh răng, về nguyên tắc, khi dùng phải có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ nhỏ dùng chung kem đánh răng với người lớn cho tiết kiệm?
Đây là cách làm sai lầm, có thể dẫn đến ngộ độc hoá chất bởi khả năng tiếp nhận hoá chất ở trẻ nhỏ hạn chế hơn rất nhiều so với người lớn.
Chưa kể, do trẻ nhỏ chưa sử dụng thuần thục kem đánh răng nên có thể nuốt phải fluor, nếu diễn ra trong thời gian dài, răng trẻ sẽ bị nhiễm fluor, tạo điều kiện cho thức ăn bám vào gây sâu răng. Tốt hơn hết không nên cho trẻ em dưới sáu tuổi dùng chung kem đánh răng với người lớn.
Kem đánh răng trong suốt, kem muối… tốt hơn?
Video đang HOT
Có hai dạng kem đánh răng đang bày bán trên thị trường: trắng đục và trong suốt. Một số người thường chọn dạng trong suốt vì nghĩ đã được tinh chế bằng công nghệ cao, do đó sẽ tốt hơn.
Thật ra, cả hai dạng đều có chất lượng như nhau, khác chăng là ở thành phần chất mài mòn dùng trong kem đánh răng, nếu là bột đá vôi, chất DCP… thì sẽ có dạng trắng đục còn nếu là silica sẽ có dạng trong suốt.
Nên dùng xen kẽ cả hai dạng vì chúng bổ sung cho nhau, hạn chế răng bị mài mòn quá mức hoặc không tẩy hết chất bẩn còn bám trên răng.
Kem đánh răng dạng kem muối, kem bột tro tre, kem trà xanh… tất cả đều cho hiệu quả như nhau, sự khác biệt chỉ là những kỹ xảo bán hàng trong quá trình đa dạng hoá sản phẩm nhằm tạo sự mới lạ, đánh vào tâm lý người mua.
Kem đánh răng tẩy được răng nhiễm màu?
Nếu sử dụng đúng cách, kem đánh răng có thể làm sạch một số vết dính ngoại lai bám lên bề mặt răng như chất màu từ đồ ăn, thức uống, thuốc lá…
Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy chỉ sử dụng kem đánh răng không thôi mà tẩy được sự đổi màu răng do nhiễm fluor, nhiễm tetracycline hay sự thay đổi màu răng theo độ tuổi… như một số lời quảng cáo.
Cũng cần biết rằng, không phải chỉ dùng đúng kem đánh răng là đương nhiên răng sạch, khoẻ, việc chải răng thường xuyên, đúng cách với loại bàn chải phù hợp cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả mà kem đánh răng đem lại.
Cách chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp
Chọn lựa các sản phẩm vệ sinh răng miệng nói chung đều phải dựa vào đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng. Nếu là người đang có bệnh về răng miệng nên có ý kiến tư vấn của nha sĩ. Chọn sản phẩm đã được kiểm định và chứng nhận an toàn.
Chọn kem đánh răng: cần xem kỹ hạn dùng, thành phần hoá chất, đặc biệt hàm lượng fluor phải phù hợp với độ tuổi người dùng. Đối với trẻ dưới ba tuổi không nên chọn kem đánh răng có fluor, trừ trường hợp trẻ có nguy cơ sâu răng cao.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi nên chọn kem có hàm lượng fluor từ 200 – 500ppm. Trẻ từ 6 – 11 tuổi là 1.000ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng như người lớn, từ 1.000 – 1.500ppm.
Chọn bàn chải đánh răng: bàn chải phải có kích cỡ vừa miệng, lông bàn chải cao bằng nhau, các sợi lông có đầu tròn, không thưa cũng không dày đặc, không cứng hay mềm quá.
Có thể đọc chữ tiếng Anh trên bao bì là medium (trung bình) hay soft (mềm). Mỗi người nên có một bàn chải riêng. Khi lông bàn chải bị tưa, toe thì cần thay mới, thường là từ 3 – 4 tháng. Nếu dùng bàn chải có chất chỉ báo màu thì khi màu của một vài nhúm lông phai đi, nên thay bàn chải.
Theo SGTT
5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
Ăn nhiều đồ ngọt, lười chải răng có thể gây nên tình trạng sâu răng ở bạn hoặc những người thân trong gia đình bạn đấy!
Thực tế, nhiều người không nhận ra rằng lười vệ sinh răng miệng là một cách gây sâu răng. Ngoài ra, thói quen ăn uống vô tội vạ cũng tạo nhiều nguy cơ với sức khỏe răng miệng.
Chỉ cần áp dụng vào bước đơn giản sau, bạn đã có thể tạo nên sự khác biệt lớn đối với sức khỏe răng miệng của bạn đấy.
Những thứ bạn sẽ cần:
* Bàn chải đánh răng
* Chỉ nha khoa
* Nước súc miệng
5 bước để tránh bị sâu răng
1. Chải răng mỗi khi bạn ăn xong
Nhiều người thường chỉ có thói quen dùng bàn chải đánh răng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng và sau đó không chải răng thêm một lần nào nữa cho đến trước khi khi ngủ.
Song điều quan trọng là bạn nên chải răng ngay khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn còn tồn ở trong miệng. Hoặc ít nhất bạn phải đánh răng ngày 2 lần, những lần ăn vặt, bạn có thể súc miệng kỹ càng. Điều này nhằm giúp loại bỏ hơi thở rau mùi trong miệng cũng như loại trừ nguy cơ gây sâu răng.
2. Dùng chỉ nha khoa suốt cả ngày
Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần là đủ để giữ cho răng không bị sâu. Tuy nhiên, như với việc đánh răng, điều quan trọng là bạn phải xỉa răng ngay lập tức sau khi ăn để ngăn chặn môi trường thuận lợi cho lũ vi khuẩn có thể hoành hành trong miệng bạn mà gây nên tình trạng sâu răng.
Thậm chí ngay cả khi nếu bạn không cảm thấy thức ăn còn mắc kẹt giữa các kẽ răng của bạn thì cũng nên dùng chỉ nha khoa để xỉa răng nhé!
3. Sử dụng nước súc miệng phòng ngừa sâu răng
Sau khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng, bạn nên súc miệng với một nước súc miệng loại chuyên dụng để chống sâu răng và các bệnh viêm lợi.
Bạn nên thực hiện súc miệng thường xuyên sau khi ăn hoặc uống bất cứ thức uống gì, đặc biệt trong trường hợp mà bạn không thể đánh răng ngay hoặc xỉa răng thì việc súc miệng lại càng cần thiết.
4. Tránh những thực phẩm dính hoặc kẹo dính
Theo nhiều nghiên cứu thì những thực phẩm hoặc kẹo dính là kẻ thù nguy hiểm cho răng miệng. Bởi vì những thực phẩm này có thể tan chảy ở giữa kẽ răng hoặc dính vào men răng nhiều giờ trước khi hòa tan hoàn toàn gây nguy cơ sâu răng nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
Nếu bạn buộc phải ăn đường, bạn nên chọn thực phẩm nào mà có thể nhai kỹ và nuốt được như là kẹo cứng, thực phẩm rắn, giòn...
5. Phát hiện những bất ngờ về răng miệng kịp thời
Đặc biệt là với các răng hàm vì chúng ở quá sâu trong răng miệng của bạn nên thường bị bạn xem nhẹ hoàn toàn. Hãy chắc chắn rằng sau khi bạn ăn không có thức ăn nào bị mắc kẹt phía trong các răng đó. Bởi vì những răng trong cùng rất khó để vệ sinh sạch sẽ nên dễ gây sâu răng.
Bạn nên để ý đến răng miệng của mình thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất ngờ về răng miệng kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm đau đớn, giảm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị nếu răng bạn bị sâu hoặc có vấn đề khả nghi.
Thảo Nguyên (Theo Ehow)
6 hiểu lầm về bệnh răng miệng Hậu quả của vệ sinh răng miệng kém chỉ giới hạn trong miệng là một trong những hiểu lầm về bệnh răng miệng bởi nó còn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hậu quả của vệ sinh răng miệng kém chỉ giới hạn trong miệng. Nhiều thai phụ có thể không biết rằng những gì chúng ta ăn hằng ngày...