Hiểu đúng về đau ở trẻ
Theo PGS.TS. Nguyễn Thi Hùng, Chủ tịch Hội Đau TP HCM, khi bé còn nhỏ, các trạng thái đau còn non yếu, nếu không xử trí kịp thời, đúng cách sẽ làm thay đổi cấu trúc cảm nhận đau theo thời gian, dẫn đến thay đổi tâm lý, phản ứng của trẻ.
Trẻ nhỏ bị đau, cha mẹ rất xót khi chứng kiến con la khóc nhưng lại khó đánh giá vị trí đau và mức độ đau của con mình, do đó, dẫn đến các điều trị sai lầm.
Trẻ mới sinh đã biết đau
Theo Tổ chức Y tế thế giới, đau được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ năm bên cạnh mạch, nhịp thở, huyết áp, nhịp tim. Từ tuần thứ 23 trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm nhận được đau. Giai đoạn trước khi sinh, hệ thần kinh của trẻ đủ phát triển các cảm thụ đau.
Trẻ có thể đau ở nhiều bộ phận khác nhau
Các dạng đau thường gặp ở trẻ em là: đau đầu, đau bụng, răng, tai, do va chạm gây chấn thương, viêm khớp, viêm niêm mạc miệng, họng do viêm hô hấp, bỏng… 85% trẻ em từ 5 đến 7 tuổi và 100% trẻ em 14-16 tuổi có bị đau đầu do nhiều nguyên nhân bệnh và tâm lý. Ngoài ra, viêm khớp đứng hàng thứ 5 các bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em.
Video đang HOT
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang đau
Biểu hiện đau ở trẻ rất khác biệt. Từ 8 tuổi, bé có thể miêu tả chính xác cảm giác và mức độ, vị trí đau. Nhưng với trẻ nhỏ hơn, đặc biệt dưới 18 tháng tuổi chưa có thể diễn đạt sự đau bằng lời, cha mẹ nên chú ý với các biểu hiện như bứt tai, khóc thét và khóc dai, nghiến răng, run môi, giẫy đạp, không cử động hoặc khư khư ôm giữ một phần cơ thể…
PGS.TS Nguyễn Thi Hùng, Chủ tịch hội Đau TP HCM.
Xử lý đau kịp thời
Tại hội thảo khoa học “Cập nhật lâm sàng các dạng đau ở trẻ em và cách xử lý”, do Hội Đau TP HCM phối hợp với nhãn hàng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ em Nurofen ( Ibuprofen) tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Thi Hùng, chủ tịch Hội Đau TP HCM cho biết sẽ rất nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan khi trẻ bị đau. Khi bé còn nhỏ, các thụ thể đau còn non yếu, nếu không xử trí kịp thời và đúng cách sẽ làm thay đổi cấu trúc cảm nhận đau theo thời gian, dẫn đến thay đổi tâm lý, hành vi, thái độ, phản ứng của trẻ. Kinh nghiệm đau của trẻ còn rất ít, do đó khi bị đau, những lần đầu tiên bé thường sợ hãi và ảnh hưởng về sau. Nếu không xử lý các đơn đau ở trẻ từ khi còn là nhũ nhi, sẽ có nguy cơ hình thành các cảm xúc, hành vi sai lệch của trẻ khi lớn lên.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thi Hùng, chỉ nên sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng nhẹ, không gây nghiện. Hạn chế dùng thuốc giảm đau có gốc Asprin, sẽ gây hội chứng Reye, ảnh hưởng tới tế bào gan, tổn thương não. Ngoài ra, các biện pháp xoa dịu tinh thần như chăm sóc, quan tâm trẻ (ủ ấm, cho bú, vỗ về…) hoặc âm nhạc êm dịu cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ giảm đau. Điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra nguyên nhân đau ở trẻ để có hướng xử lý và điều trị hiệu quả.
Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất Ibuprofen giảm đau đối với trẻ từ 3 tháng tuổi, vừa giảm đau vừa có tính chất kháng viêm.
Theo nghiên cứu tại Pháp, Ibuprofen (10mg/kg) có tác dụng giảm đau 15 phút sau khi uống, hiệu quả kéo dài 8 giờ nên giảm số lần phải uống thuốc của trẻ. Nurofen trẻ em (chứa Ibuprofen) phù hợp cho trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi.
Phương Thảo
Theo VNE
Bạn đã biết cách sơ cứu khi bị bỏng?
Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện...) hoặc yếu tố hoá học (acid, kiềm...) gây ra trên cơ thể. Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
Ảnh minh họa.
Những vụ hoả hoạn liên tiếp sảy ra không chỉ làm thiệt hại về tài sản mà còn gây ra những thương tích bỏng cho nạn nhân. Trong đó có rất nhiều vụ bỏng lẽ ra ít nghiêm trọng hơn nếu biết được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện...) hoặc yếu tố hoá học (acid, kiềm...) gây ra trên cơ thể.
Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới da (gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan nội tạng (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục...). Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là cách sơ cứu bệnh nhân bỏng theo khuyến cáo của các bác sĩ bệnh viện Bỏng quốc gia:
Làm nguội bằng nước mát, sạch: Tuỳ trường hợp bỏng sẽ có cách sơ cứu khác nhau. Cách tốt nhất là dùng nước mát trắng sạch làm nguội vùng da thịt bị bỏng. Nước mát trắng sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.
Kem đánh răng, mỡ trăn làm bỏng nặng hơn: Khi xảy ra bỏng, người nhà nạn nhân rất hay tuỳ tiện sử dụng những kinh nghiệm chữa bỏng dân gian như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng, mỡ trăn, nhựa chuối, bùn ao, vôi bột, có trường hợp còn xát cả muối hột vào vết bỏng... Thực tế điều trị cho thấy những cách chữa bỏng này chẳng những không giảm bớt mà còn làm nặng thêm, vì vậy cần phải hết sức tránh làm theo.
Bỏng nước sôi: Khi sơ cứu không cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng mà ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch trong thời gian từ 15 - 20 phút (không dùng nước đá để làm mát vết bỏng). Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết bỏng.
Bỏng do lửa cháy: Dùng nước hoặc cát dập tắt lửa hoặc có thể dùng áo khoác, chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (tuyệt đối không dùng vải nhựa, nilông). Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm nước nóng, dầu hay các dung dịch hoá chất. Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Các bước tiếp theo làm tương tự như bỏng nước sôi.
Bỏng do điện giật: Không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu ngay. Nguyên tắc sơ cứu là sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.
Do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân bỏng rất dễ bị sốc nặng. Để phòng sốc, bù dịch càng nhanh càng tốt, đơn giản nhất là cho uống nước, đặc biệt những nước khoáng, muối... Cấp cứu bỏng tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số nạn nhân bỏng nếu được giữ sạch, sẽ lành tự nhiên.
Theo Vnmedia
Cách đơn giản xử trí khi trẻ bị bỏng? Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng tăng, nhất là vào mùa hè. Thống kê tại các cơ sở y tế cho thấy, trong các nguyên nhân gây bỏng như bỏng lửa, nước sôi, điện, hóa chất... thì bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm...