Hiểu đúng về công dụng của lá sen
Cây sen là vừa là thức ăn vừa là thuốc. Khi nói đến tác dụng làm thuốc của cây sen, hầu hết mọi người thường chỉ nghĩ đến tâm sen, hạt sen, bát, tua sen, ngó sen… mà ít ai nói đến lá. Thực tế, lá sen có rất nhiều công dụng mà có thể bạn không biết.
Thầy thuốc đông y Nguyễn Xuân Hướng cho biết, trong Đông y truyền thống, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là một số công dụng của lá sen:
- Chống mất nước: Đối với những người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước. Lấy lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.
Video đang HOT
- Trị máu hôi sau khi sinh: Lá sen sao thơm (hay lá sen khô) 20-30 g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.
- Chứng mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.
- Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40 g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40 g, rau má 30 g, hạt mã đề 20 g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60 g.
- Chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40 g để sống, rau má 12 g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Ho, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30 g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20 g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
- Chữa đau mắt: Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 g), cúc hoa vàng 4 g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.
- Trị mụn nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.
- Ngăn ngừa béo phì: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.
Ngoài ra, lá sen đem hãm nước sôi, uống thay trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát.
Tác dụng phụ của lá sen
ThS. BS. Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Bác sĩ Hằng cho biết,trong y học lá sen có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, có tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết. Lá sen được sử dụng làm dược liệu phải là lá màu lục, còn nguyên lá, không bị sâu, không có vết thủng. Đông y sử dụng lá sen làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, chữa sốt, miệng khô khát.
Trong đông y, lá sen được xác định là tính mát, bình, không động nhưng nếu dùng quá liều hoặc tùy tiện thì nó cũng có thể trở thành chất gây hại cơ thể. Bệnh nhân ngộ độc vì dùng lá sen có thể gặp các triệu chứng như: tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng, nôn nao, hoảng hốt, da xanh xao, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, mạch nhỏ yếu, khó bắt, tim đập chậm, không đều, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp… Ngoài ra, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều.
Do vậy, theo khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với sản phẩm chức năng được bào chế từ lá sen, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, tránh tùy tiện và luôn cảnh giác bởi nguy cơ dị ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trước khi đi khám bệnh hoặc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thực phẩm chức năng nào bạn đang dùng hoặc có ý định dùng nó để chữa bệnh.
Theo VNE
Tạm giữ tài xế tông chết nữ phóng viên Hồng Sen
Ngày 11/11, Công an huyện Đức Phổ cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự tài xế Nguyễn Văn Hùng (45 tuổi, ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông dẫn cái chết của nữ phóng viên Hồng Sen.
Trước đó, tối 9/11, trên Quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, nữ phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen (27 tuổi, công tác tại Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ), trên đường tác nghiệp đưa tin về siêu bão Hải Yến bằng xe gắn máy, khi đến địa điểm trên thì bị xe ô tô khách 16 chỗ ngồi mang biển số 77B-00988 do Hùng điều khiển cùng chiều tông vào.
Nhiều người dân địa phương cho biết, chị Sen đang đi trong phần đường xe máy thì bị xe khách húc văng xa hơn 10m. Sau khi xảy ra tai nạn, nữ phóng viên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm nhưng không qua khỏi.
Khuất Hậu
Theo Dantri
Dân mạng thương tiếc nữ phóng viên tử nạn vì bão Haiyan Sự ra đi của nữ phóng viên Đài truyền thanh huyện Đức Phổ khiến nhiều người tiếc thương và cảm phục. Tin phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen, Đài truyền thanh huyện Đức Phổ tử nạn trên đường đi tác nghiệp về công tác phòng, chống bão số 14 trên địa bàn huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) vì tai nạn giao thông tối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Những thói quen hàng ngày khiến ung thư gan âm thầm phát triển

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết

Lợi ích tuyệt vời khi uống nước ấm mỗi sáng bạn đã biết chưa?

3 thời điểm nên ăn chuối luộc để có lợi cho sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Cuộc điện thoại ngắn ngủi của con dâu với bố mẹ chồng hồi sinh nhiều số phận
Tin nổi bật
09:04:31 12/05/2025
Chủ hit 'Mất kết nối' rủ rê Anh Tú Atus nán lại cuối concert, làm 1 cú fan xót?
Sao việt
09:02:11 12/05/2025
Bình Thuận: Lãnh án chung thân vì giết người
Pháp luật
08:59:02 12/05/2025
Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'
Thế giới
08:54:18 12/05/2025
Yamaha Mio Gravis 2025 ra mắt: Thiết kế cá tính, công nghệ hiện đại, giá dưới 40 triệu đồng
Xe máy
08:53:56 12/05/2025
Từng làm xe dẫn đoàn, xe sang Mercedes-Benz E240 bán giá rẻ ngang Honda SH
Ôtô
08:37:19 12/05/2025
Cầu thủ nổi tiếng cưới hotgirl Bắc Giang, xinh đến mức Doãn Hải My thốt lên "xuất sắc", sau 3 năm nói thẳng một điều
Sao thể thao
08:04:50 12/05/2025
Doanh nhân 25 tuổi cưới vợ 46 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ
Netizen
07:59:42 12/05/2025
Cần thủ 'vui hơn trúng số' khi câu được cá chép nặng 47 kg
Lạ vui
07:55:42 12/05/2025