Hiểu bệnh để dùng kháng sinh đúng cách
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh nhiễm khuẩn, lạm dụng quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Khoảng 5.000 người chết vì bệnh nhiễm trùng kháng thuốc mỗi năm ở Anh và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây cho thấy một nửa bác sĩ thừa nhận kê đơn thuốc kháng sinh ngay cả khi biết rằng nó không có hiệu quả. 90% nói rằng nguyên nhân là do áp lực từ các bệnh nhân.
Việc lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng. Ảnh minh họa: vancouversun
Tiến sĩ Louise Selby đưa ra một số phân tích khi nào thực sự nên dùng kháng sinh và khi nào không cần thiết phải sử dụng.
Đây là một trong những lý do phổ biến hầu hết mọi người đến và yêu cầu được dùng thuốc kháng sinh.
Không cần kháng sinh:
Trong hầu hết trường hợp, viêm họng là do virus, không phải do vi khuẩn.Kháng sinh làm việc bằng cách giết chết hoặc vô hiệu hóa vi khuẩn. Chúng không có hiệu lực với virus.
Tốt hơn hên, bạn nên giảm bớt sự khó chịu bằng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Cần kết hợp nghỉ ngơi để giúp hệ thống miễn dịch đánh bại các virus.
Dùng kháng sinh
Khi có sốt cao trên 38,5 độ kết hợp với các đốm trắng trên amiđan có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng do vi khuẩn là xuất hiện chảy mũi, hắt hơi, sưng đau hạch cổ… Nếu các triệu chứng kéo dài trên 24-48 giờ có thể dùng kháng sinh như penicillin.
Video đang HOT
Không cần kháng sinh
Hầu hết viêm xoang là do virus, vì vậy kháng sinh sẽ không có tác dụng. Xông mũi trong một bát nước bốc hơi với một chiếc khăn trên đầu có thể giúp làm ẩm và lỏng các dịch tiết, dễ dàng thông mũi. Các thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm cảm giác nghẹt mũi tạm thời.
Dùng kháng sinh
Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau một tuần hoặc những cơn viêm xoang xuất hiện nhiều lần trong năm thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Khoảng 1/3 người bị viêm xoang sẽ phát triển nhiễm khuẩn thứ phát trong các màng của xoang và đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.
Đau mắt
Các chứng viêm, đau và nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Không cần kháng sinh
Khi mắt nhiễm trùng nhẹ, cảm giác khó chịu có thể điều trị với thuốc kháng khuẩn như Brolene Eye Drops và GoldenEye có chứa isetionate propamidine. Thay vì giết chết các vi khuẩn, các thuốc này làm chậm sự tăng trưởng, cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Dùng kháng sinh
Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh là cần thiết.
Không cần kháng sinh
Viêm phế quản thường được gây ra bởi virus. Có thể giảm bớt các triệu chứng với aspirin, paracetamol và ibuprofen.
Nếu bị ho khoảng 2 tuần, có thể không cần thuốc kháng sinh. Nếu kéo dài hơn 3 tuần, bạn có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát từ một nhiễm trùng ngực để theo dõi các triệu chứng khác như sốt cao và thở khò khè.
Dùng kháng sinh
Khi có các triệu chứng như sốt cao hơn 38,5 độ, khó thở, đau đầu, ho ra đàm… có thể là triệu chứng của viêm phổi. Không giống như viêm phế quản, viêm phổi có thể được gây ra bởi vi khuẩn và kháng sinh thường là cần thiết. Nếu ho ra máu hoặc có ho dai dẳng trong hơn 3 tuần, bạn phải gặp bác sĩ.
Không cần kháng sinh
Nhiễm trùng tai giữa thường được gây ra bởi một loại virus. Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau hoặc sốt.
Dùng kháng sinh
Ở người lớn hoặc trẻ em, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm sốt cao trên 38,5 độ và ói mửa, không khỏi trong vòng 2-3 ngày hoặc nếu có mủ chảy ra ở tai, cần phải dùng đến kháng sinh.
Không cần kháng sinh
Các triệu chứng nhẹ bao gồm cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần có thể được giảm bớt bằng cách uống nhiều nước và nước trái cây nam việt quất 250-500 ml hàng ngày.
Nếu nhiễm trùng tiểu tái phát, đôi khi chỉ đơn giản là do không uống đủ nước hoặc sử dụng quá nhiều xà phòng khi vệ sinh vùng kín.
Dùng kháng sinh
Nếu bạn bị đau thắt lưng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đã lan đến thận và kháng sinh là cần thiết. Kháng sinh cũng đóng vai trò chính để điều trị viêm bàng quang.
Mỹ Lê (Theo Live Press)
Kháng sinh clarithromycin nguy hiểm với người bệnh tim mạch
Thuốc kháng sinh clarithromycin sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, có thể làm tăng 76% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
Một nhóm nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đánh giá nguy cơ tử vong bệnh nhân tim mạch liên quan đến việc dùng kháng sinh clarithromycin so với penicillin V.
Nghiên cứu được thực hiện trên 5 triệu người ở Đan Mạch dùng kháng sinh trong độ tuổi 40-74 từ năm 1997 đến 2011. Tổng cộng có 285 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch. Trong đó nhóm người từng sử dụng kháng sinh clarithromycin có liên quan đến nguy cơ tử vong do tim mạch cao hơn 76% so với người dùng kháng sinh khác như penicillin V.
Thuốc kháng sinh clarithromycin được cho là có liên quan đến nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch. Ảnh: UK News.
Mỗi năm có hàng triệu người được kê đơn clarithromycin để điều trị nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng tai, viêm xoang, da... Nó cũng được sử dụng để điều trị một số loại viêm loét dạ dày. Kháng sinh này kéo dài thời gian hoạt động điện của cơ tim - được gọi là khoảng QT. Do đó được cho là làm tăng nguy cơ các vấn đề về nhịp tim, có khả năng gây tử vong.
Uớc tính có khoảng 37 người tử vong do tim mạch trên một triệu người dùng clarithromycin trong nghiên cứu này. Tiến sĩ Mike Knapton, Giám đốc y tế tại Quỹ Tim mạch Anh khuyến cáo, tỷ lệ này khá nhỏ nhưng nhân viên y tế nên thận trọng khi kê toa clarithromycin cho bệnh nhân tim mạch.
Lê Phương (Theo UK News)
Việt Nam có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Ảnh minh họa. Ông Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, dù có quy định nhưng phần lớn thuốc kháng sinh vẫn được...