“Hiệp ước liên minh”: Hình thức sáp nhập kiểu mới của Nga?
Sau Abkhazia, Moscow đã ký “Hiệp ước liên minh” với Nam Ossetia, thực chất là hình thức “sáp nhập kiểu mới” 2 nước CH ly khai của Gruzia vào lãnh thổ Nga.
Nga ký Hiệp định “bảo hộ” Abkhazia và Nam Ossetia
Ngày 18-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt bút ký thỏa thuận liên minh với vùng lãnh thổ Nam Ossetia. Theo đó, Kremlin chính thức chịu trách nhiệm bảo vệ cho nước cộng hòa tự xưng này, nơi mà quân đội Nga từng đem quân bảo vệ, đánh bại quân đội Gruzia trong “Cuộc chiến 5 ngày” vào năm 2008.
Lễ ký kết được diễn ra tại Moscow, trùng với thời điểm nhạy cảm là kỷ niệm tròn một năm Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và ra mắt bộ phim tài liệu “Crimea: Đường về Tổ quốc”, thu hút được hàng triệu lượt người xem.
Tổng thống Nga Putin đã ca ngợi thỏa thuận an ninh và phòng thủ chung giữa “hai nước”, sẽ tăng cường quan hệ gần gũi hơn nữa giữa Nga và Nam Ossetia. Ông Putin cho biết, thỏa thuận mang tính dấu mốc này sẽ “kết nối bộ phận hải quan hai nước, khiến cho đường biên giới Nga-Nam Osetia sẽ trở nên rộng mở”.
Nhà lãnh đạo khu vực ly khai Nam Ossetia Leonid Tibilov – một cựu quan chức cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã bày tỏ thái độ vui mừng trước thỏa thuận mới đạt được và phấn khởi cho biết, người dân Nam Ossetia sẽ dễ dàng nhập quốc tịch Nga, để có được “sự đảm bảo về an ninh tốt nhất”.
Ngày 19-3, ông Tibilov còn cho biết, thể theo nguyện vọng của dân chúng, chính quyền vùng lãnh thổ ly khai này đã đề nghị xin được sáp nhập vào Nga và đang đợi quyết định từ phía Moscow. Vào tháng trước, Nam Ossetia và Nga cũng đã hoàn tất việc hoạch định một đường biên giới quốc gia chính thức giữa “hai nước”.
Được biết vào ngày 6-3 vừa qua, Văn kiện được công bố trên cổng thông tin của Chính phủ Nga thông báo, Tổng thống Putin chấp nhận đề nghị của chính quyền Nga về việc ký kết “Hiệp ước Liên minh và Hội nhập” giữa Liên bang Nga với Cộng hòa tự xưng Nam Ossetia.
Hiệp định được xác lập trong 25 năm và có thể gia hạn 10 năm một lần này được coi là cơ sở để thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Moscow với Nam Ossetia về xã hội, kinh tế, nhân đạo, cũng như các vấn đề chính sách đối ngoại, phòng thủ, an ninh, trong khi vẫn duy trì quyền tự chủ của Nam Ossetia.
Nga đang có nhiều “con bài tẩy”để đối phó với phương Tây
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 25-11-2014, Nga đã ký kết “Hiệp định hợp tác quân sự và kinh tế” với khu vực ly khai Abkhazia nằm ở phía tây bắc Gruzia, giáp bờ Biển Đen, Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, việc ký kết Hiệp định liên kết đã giúp Moscow khống chế toàn bộ vùng biển này.
Theo hiệp ước được ký kết giữa Tổng thống Vladimir Putin và lãnh đạo Abkhazia Raul Khadzhimba tại khu nghỉ mát Sochi, nằm bên bờ biển Đen, lực lượng quân đội của Nga và Abkhazia sẽ kết hợp thành một lực lượng thống nhất do một Tư lệnh người Nga dẫn dắt.
Tổng thống Putin cũng cho biết, Moscow sẽ tăng gấp đôi trợ cấp cho Abkhazia, lên 9,3 tỉ rúp (hơn 200 triệu USD) vào năm 2015. Trong khi đó, lãnh đạo Abkhazia Khadzhimba đã bày tỏ lòng cảm kích khi được Nga “dành cho sự quan tâm đặc biệt và đảm bảo an ninh, giúp đỡ phát triển kinh tế – xã hội”.
Với Hiệp định trên, mọi hoạt động quân sự của 2 vùng lãnh thổ ly khai này sẽ thống nhất trong khuôn khổ các hoạt động quân sự của Nga và do Nga chỉ huy, kẻ thù của họ cũng là đối tượng mà Moscow phải đối phó. Đồng thời, những hoạt động chính trị và kinh tế cũng nằm trong khuôn khổ sự thống nhất với Liên bang Nga.
Được biết Abkhazia và Nam Ossetia là hai vùng lãnh thổ đã tuyên bố độc lập và ly khai khỏi Cộng hòa Georgia (Gruzia). Sau “Cuộc chiến tranh 5 ngày” giữa Nga và Gruzia, Moscow đã công nhận quyền độc lập của 2 nước cộng hòa này, bất chấp sự phản đối của Mỹ-NATO và Gruzia.
Việc ký 2 Hiệp định này đồng nghĩa với việc tuy không sáp nhập Abkhazia và Nam Osetia vào lãnh thổ Liên bang Nga nhưng trên thực tế, Điện Kremlin đã biến 2 nước cộng hòa ly khai này đã trở thành một thực thể thuộc Nga, và Moscow cam kết duy trì “cái ô bảo hộ” toàn diện với họ.
Vị trí địa-chính trị chiến lược của Abkhazia và Nam Ossetia
Mỹ-NATO-Gruzia phản ứng quyết liệt vì sợ những nhân tố tiềm ẩn
Quyết định mới này của Nga đã tiếp tục gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía phương Tây, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên đang trở nên cực kỳ căng thẳng từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra, dẫn đến cuộc nội chiến ở đông nam nước này.
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Gruzia đã ban hành một tuyên bố lên án những Hiệp ước Nga đã ký với các vùng lãnh thổ ly khai của nước này là một động thái nhằm “thôn tính” lãnh thổ của Gruzia, dọn đường cho “chính sách sáp nhập kiểu mới”.
Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng bày tỏ thái độ kịch liệt phản đối. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố Hiệp ước liên minh mới giữa Nga và Nam Ossetia, và trước đó là Abkhazia đã vi phạm luật pháp quốc tế và cản trở các nỗ lực tăng cường an ninh trong khu vực.
Ông Stoltenberg nêu rõ hiệp ước này đã vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia, trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và những cam kết quốc tế của Nga.
Vị Tổng Thư ký NATO cảnh báo, động thái này của Liên bang Nga “lại một lần nữa cản trở những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực”. NATO và Mỹ không công nhận tính hợp pháp của hiệp ước liên minh Nga-Nam Ossetia và Nga-Abkhazia.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki bày tỏ quan điểm của Mỹ rằng, các khu vực đòi ly khai Nam Ossetia và Abkhazia là một phần lãnh thổ không tranh cãi của Gruzia và Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục ủng hộ nền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ nước này.
Pridnestrovia nằm ở phía đông Moldova và sườn phía tây của Ukraine
Động thái này của Mỹ và NATO cũng là điều dễ hiểu khi ngày hôm qua – 18/3, Nga tiếp tục bóng gió đe dọa Ukraine về nhưng hành động của Kiev nhằm chống lại một khu vực ly khai nằm cạnh sườn phía tây nước này là Transdniestria (hay còn gọi là Pridnestrovia), thuộc Cộng hòa Moldova.
Ngày 18-3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên án hành động của Ukraine, hiệp lực với Romania và Moldova tổ chức vòng phong tỏa kinh tế quanh Pridnestrovia là “không thể chấp nhận được” và vai trò của Ukraine trong giải quyết xung đột ở khu vực này là “không tương xứng”.
Ông cho rằng, đây là hành động “kích động tâm trạng của những người muốn lợi dụng triển vọng liên kết Moldova và EU để thực hiện kế hoạch buộc người dân Pridnestrovia chấp nhận điều kiện yêu sách tối hậu thư mà Kishinev đưa ra”.
Được biết, Pridnestrovia tuyên bố tách khỏi Moldova vào đầu những năm 1990, dẫn đến cuộc xung đột vũ trang với chính quyền trung ương và tạm ngừng sau khi có sự can thiệp của quân đội Nga. Nước cộng hòa này giữ hiện trạng độc lập khỏi Kishinev, nhưng chưa nhận được sự công nhận quốc tế chính thức.
Pridnestrovia nhiều lần kêu gọi Moscow sáp nhập vùng lãnh thổ ly khai này vào Liên bang Nga, nhưng Điện Kremlin vẫn chưa đồng ý. Tuy nhiên, Nga vẫn cung cấp viện trợ kinh tế cho nước cộng hòa ly khai này, đồng thời ở đây còn có lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga.
Các bình luận viên quốc tế đều cho rằng, đây là “con bài tẩy” của Moscow nhằm “ra giá” với phương Tây là, nếu cứ tiếp tục dồn ép Nga thì Moscow sẽ ký tiếp các Hiệp ước bảo hộ, với các vùng lãnh thổ ly khai khác như Pridnestrovia hay Donbass, thậm chí là sáp nhập vào Nga.
Mục đích của Moscow là nếu không thể ngăn được sự bành trướng của NATO về phía đông thì cũng phải xây dựng được những vùng đệm trên biên giới hay những mũi dao đâm vào trái tim của NATO, khiến khối này không thể yên ổn khi siết chặt vòng vây xung quanh Nga.
Theo Đất Việt
Không có chuyện dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga cho đến khi Ukraine yên ổn
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Năm (19/3) rằng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi thỏa thuận hòa bình được thực hiện đầy đủ.
Thậm chí lệnh này sẽ được gia hạn đến cuối năm nếu cần thiết.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết xung đột Nga - Ukraine.
Các thỏa thuận được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh EU tổ chức tại Brussels nhằm duy trì sự thống nhất của EU đối với việc trừng phạt Moscow vì vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy vậy, đây không phải là sự đồng thuận tuyệt đối của EU khi trong 28 quốc gia thành viên, 7 nước từ chối bỏ phiếu về lệnh trừng phạt còn một số quốc gia thì tỏ ra miễn cưỡng.
Các chính phủ thuộc EU bị chia rẽ về việc phải hành động ngay lập tức để làm mới lệnh trừng phạt kinh tế Nga sẽ hết hạn vào tháng Bảy tới đây, hoặc phải chờ vài tháng trước khi quyết định tiếp nếu lệnh ngừng bắn ở Ukraine được duy trì tốt.
Đề xuất mới này do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande, hai "kiến trúc sư" của thỏa thuận Minsk 2.0. Họ "đồng ý với thời hạn của lệnh trừng phạt kinh tế sẽ song song cùng với diễn biến thực hiện thỏa thuận Minsk 2.0", ông Tusk phát biểu tại một cuộc họp báo cho biết. Theo diễn biến, thỏa thuận Minsk 2.0 sẽ chỉ có thể thực hiện đầy đủ cho đến cuối năm 2015. Thêm vào đó, ông Tusk cũng khẳng định "EU sẵn sàng đưa ra quyết định (trừng phạt) them nếu thấy cần thiết".
Thỏa thuận này chỉ đề cập đến các lệnh trừng phạt kinh tế, tuy nhiên, để ngỏ khả năng rằng một số các lệnh cấm thị thực và đóng băng các tài tại các ngân hàng EU nhắm vào các nhân vật cấp cao của Nga.
Thủ tướng Đức trước đó đã có động thái gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý với nhau về việc sẽ không có chuyện nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga.
Theo Infonet
Báo Nga: Mỹ còn muốn Kiev "thế chỗ" Moscow ngày 9/5! Đùa đấy ư? Báo Nga đã phản bác lại những luận điểm mà họ cho rằng rất nực cười của các cựu quan chức ngoại giao Mỹ rằng, Kiev mới là nơi tổ chức lễ kỉ niệm ngày Chiến thắng phát-xít Đức. Quan chức Mỹ: Kiev chứ không phải Moscow! Trong một bài bình luận trên tờ Los Angeles Times (LA Times), 3 cựu đại sứ...